Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi

Tấm gương là người bạn chân thật suốt một đời mình, không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ vương giả uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt thì vẫn cứ nguyên tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó. Nếu ai có bộ mặt không xinh đẹp thì gương không bao giờ nói dối, nịnh xằng là xinh đẹp. Nếu ai mặt nhọ, gương nhắc nhở ngay. Nếu ai buồn phiền cau có thì gương cũng buồn phiền cau có theo như để an ủi, sẻ chia cho người đỡ buồn phiền sầu khổ.

Là người, ai dám tự bảo mình là trong sáng suốt đời như tấm gương kia. Thiếu gì kẻ ác độc, nịnh hót, hớt lẻo, dối trá, có kẻ còn tham lam mà bảo trắng là đen, gọi xấu là tốt đấy sao. Không một ai mà không soi gương, từ già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà. Soi gương nhiều nhất có lẽ là các chị chúng ta, những cô gái càng xinh đẹp thì càng thích soi gương.

Không hiểu ông Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi có lúc nào soi gương để buồn phiền cho gương mặt xấu xí của mình, để rồi làm ra bài phú “Hoa sen giếng ngọc” nổi tiếng bao đời. Anh Trương Chi nữa, anh ngồi trên con thuyền lơ lửng mặt sông, có soi vào dòng nước để tủi cho khuôn mặt mình, nên đành gửi lòng vào tiếng hát cho say đắm lòng cô gái cấm cung và bao người khác nữa… thành câu chuyện đau buồn.

Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn. Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác với bất cứ ai.

  (Băng Sơn, U tôi -Theo sách Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2015, tr.84, 85)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản là:

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Miêu tả

D. Thuyết minh

Câu 2. Dòng nào không đúng khi nói về đặc trưng nổi bật của tấm gương:

A. Trung thực, chân thành.

B. Thẳng thắn, trong sạch

C. Soi mói những khuyết điểm xấu của con người

D. Không biết nói dối hay nịnh hót, ác độc với bất cứ ai

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn sau và nêu hiệu quả của nó: Tấm gương là người bạn chân thật suốt một đời mình, không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ vương giả uy quyền hay giàu sang hãnh tiến

A. Ẩn dụ

B. So sánh 
C. Hoán dụ

D. Nhân hóa

Câu 4: Từ đặc tính của tấm gương, tác giả liên tưởng so sánh với điều gì trong cuộc sống?

A. Vẻ đẹp hình dáng bên ngoài của con người

B. Tính cách, phẩm chất của con người

C. Ưu điểm và khuyết điểm của con người trong cuộc sống

           D. Cách đối nhân xử thế giữ con người với con người

Câu 5. Dòng nào không đúng khi nói về thái độ của tác giả trong bài văn:

A. Biểu dương những con người trung thực.

B. Ngay thẳng, phê phán những kẻ xu nịnh, dối trá.

C. Biểu dương những người có tâm hồn đẹp

D. Miệt thị những kẻ xu nịnh, dối trá

Câu 6. Đoạn văn: “Không hiểu ông Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi có lúc nào soi gương để buồn phiền cho gương mặt xấu xí của mình, để rồi làm ra bài phú “Hoa sen giếng ngọc” nổi tiếng bao đời. Anh Trương Chi nữa, anh ngồi trên con thuyền lơ lửng mặt sông, có soi vào dòng nước để tủi cho khuôn mặt mình, nên đành gửi lòng vào tiếng hát cho say đắm lòng cô gái cấm cung và bao người khác nữa… thành câu chuyện đau buồn” là:

A. Ý kiến của người viết

B. Lí lẽ

C. Bằng chứng

D. Nghệ thuật lập luận

Câu 7. Công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn: “Anh Trương Chi nữa, anh ngồi trên con thuyền lơ lửng mặt sông, có soi vào dòng nước để tủi cho khuôn mặt mình, nên đành gửi lòng vào tiếng hát cho say đắm lòng cô gái cấm cung và bao người khác nữa… thành câu chuyện đau buồn” là:

A. Biểu đạt ý còn nhiều sự việc chưa liệt kê hết

B. Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng

C. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt

D. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng hay ngắt quãng

Câu 8. Dòng nào dưới đây không đúng với mục đích viết văn bản?

       A. Để giúp mọi người nhận ra những tác dụng của việc sống chân thật, không dối trá, xu nịnh

       B. Để khuyên mọi người biết sống chân thật, không dối trá, xu nịnh

       C. Để chỉ trích mọi người vì không sống chân thật; dối trá, xu nịnh

       D. Thuyết phục mọi người biết sống chân thật, không dối trá, xu nịnh.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
148
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản là:


B. Nghị luận



Câu 2. Dòng nào không đúng khi nói về đặc trưng nổi bật của tấm gương:


C. Soi mói những khuyết điểm xấu của con người



Câu 3. Xác định biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn sau và nêu hiệu quả của nó: Tấm gương là người bạn chân thật suốt một đời mình, không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ vương giả uy quyền hay giàu sang hãnh tiến


B. So sánh

Câu 4: Từ đặc tính của tấm gương, tác giả liên tưởng so sánh với điều gì trong cuộc sống?


B. Tính cách, phẩm chất của con người



Câu 5. Dòng nào không đúng khi nói về thái độ của tác giả trong bài văn:


D. Miệt thị những kẻ xu nịnh, dối trá



Câu 6. Đoạn văn: “Không hiểu ông Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi có lúc nào soi gương để buồn phiền cho gương mặt xấu xí của mình, để rồi làm ra bài phú “Hoa sen giếng ngọc” nổi tiếng bao đời. Anh Trương Chi nữa, anh ngồi trên con thuyền lơ lửng mặt sông, có soi vào dòng nước để tủi cho khuôn mặt mình, nên đành gửi lòng vào tiếng hát cho say đắm lòng cô gái cấm cung và bao người khác nữa… thành câu chuyện đau buồn” là:


A. Ý kiến của người viết



Câu 7. Công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn: “Anh Trương Chi nữa, anh ngồi trên con thuyền lơ lửng mặt sông, có soi vào dòng nước để tủi cho khuôn mặt mình, nên đành gửi lòng vào tiếng hát cho say đắm lòng cô gái cấm cung và bao người khác nữa… thành câu chuyện đau buồn” là:


D. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng hay ngắt quãng



Câu 8. Dòng nào dưới đây không đúng với mục đích viết văn bản?


C. Để chỉ trích mọi người vì không sống chân thật; dối trá, xu nịnh

1
0
Antony
22/04 15:48:01
+5đ tặng
1. B
2.C
3 .B
4.B
5.C
6.A
7.D
8.C

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×