1. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế như năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, địa nhiệt… Nhiên liệu hóa thạch là nguồn gây hiệu ứng nhà kính rất lớn.
2. Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu, than củi…) cùng các tài nguyên (nước ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản…) trong sản xuất và sinh hoạt.
3. Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng.
4. Chuyển đổi sang các mô hình sản xuất và sinh hoạt thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, sinh thái mới. Sử dụng các giống cây trồng vật nuôi có khả năng chịu mặn cao, các giống ngắn ngày tránh lũ, xây dựng các mô hình nhà tránh lũ…
5. Cải tạo nâng cấp hạ tầng giao thông, tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các loại nhà thân thiện môi trường…
6. Kế hoạch hóa gia đình: mỗi cặp vợ chồng nên thực hiện kế hoạch hóa để cắt giảm nhu cầu tiêu thụ (thực phẩm, quần áo…) góp phần giảm phát thải khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm môi trường.
7. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
8. Đầu tư công nghệ sạch và áp dụng sản xuất sạch hơn.
9. Nghiên cứu và áp dụng các thành tựu, sản phẩm khoa học thích ứng với biến đổi khí hậu vào thực tế.
10. Phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương.
Giảm thiểu và thích ứng với BĐKH cũng chính là đang bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Chỉ cần một thay đổi nhỏ, nhưng nhiều người cùng làm sẽ tạo ra được tác động to lớn. Hãy cùng chung tay thực hiện các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH để cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.