Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Năm 1908, Nguyễn Tất Thành đã tham gia phong trào chống thuế của nông dân Thừa Thiên Huế tại Tòa Khâm Xứ Trung kỳ. Thời gian sống ở Huế là khoảng thời gian hình thành thế giới quan về thời cuộc, về xã hội đương thời và có ảnh hưởng đến việc hình thành tư tưởng yêu nước của Nguyễn Tất Thành.
Tháng 7 năm 1909, cụ Nguyễn Sinh Sắc nhận chức Tri huyện Bình Khê (Bình Định) và một năm sau bị cách chức. Lúc này Nguyễn Tất Thành đã học xong tiểu học, nhưng không theo cha về Huế mà quyết định đi về phương Nam. Vào một ngày trong tháng 8 năm 1910, Nguyễn Tất Thành rời Quy Nhơn, đi vào Sài Gòn. Từ nửa sau tháng 9 năm 1910 đến tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành dạy học ở Trường Dục Thanh thuộc thành phố Phan Thiết. Trưa ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành trong công việc là người phụ bếp với cái tên Văn Ba đã chính thức lên đường sang Pháp trên chiếc tàu đô đốc Latouche Trêville để tìm “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”. Trên hành trình của mình, tàu đi qua các nước như Singapo, Côlômbô thuộc Sri Lanka, Diibouti, Port Said và Marsile…
Ngày 15 tháng 7 năm 1911, tàu đến Lơ Havơrơ (Le Havre), cảng chính ở miền Bắc nước Pháp. Những ngày đầu tiên trên nước Pháp, được chứng kiến ở Pháp cũng có những người nghèo như ở Việt Nam, Nguyễn Tất Thành nhận thấy có những người Pháp trên đất Pháp còn tốt và lịch sự hơn những tên thực dân Pháp ở Đông Dương. Năm 1912, Nguyễn Tất Thành làm thuê cho một chiếc tàu của hãng SácgiơRêuyni đi vòng quanh châu Phi, đã có dịp dừng lại ở những bến cảng của một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Tuynidi, Cônggô, Đahômây, Xênêgan, Rêuyniông… Đến đâu Nguyễn Tất Thành cũng thấy cảnh nghèo khổ của người lao động dưới sự bóc lột áp bức dã man, vô nhân đạo của bọn thống trị. Những sự việc nhìn thấy trên đường anh đi tạo nên mối đồng cảm sâu sắc với số phận chung của nhân dân các nước thuộc địa.
Nguyễn Tất Thành theo con tàu tiếp tục qua Máctiních (Trung Mỹ), Urugoay và Áchentina (Nam Mỹ) và dừng lại ở nước Mỹ cuối năm 1912. Tại đây anh có dịp tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ với Bản tuyên ngôn độc lập nổi tiếng trong lịch sử. Dừng chân ở nước Mỹ không lâu nhưng Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận ra bộ mặt thật của đế quốc Hoa Kỳ. Đằng sau khẩu hiệu “cộng hòa dân chủ” của giai cấp tư sản Mỹ là những thủ đoạn bóc lột nhân dân lao động rất tàn bạo. Anh cảm thông sâu sắc với đời sống của nhân dân lao động da đen và rất căm giận bọn phân biệt chủng tộc, hành hình người da đen một cách man rợ, mà sau này anh đã viết lại trong bài báo “Hành hình kiểu Linsơ”.
Khoảng đầu năm 1913, Nguyễn Tất Thành theo tàu rời Mỹ trở về cảng Lơ Havơrơ (Le Havre) của Pháp, sau đó sang Anh. Đến nước Anh, để kiếm tiền sinh sống, anh nhận cào tuyết cho một trường học, rồi làm thợ đốt lò. Công việc hết sức nặng nhọc, nhưng sau mỗi ngày anh đều tranh thủ học tiếng Anh.
Giữa lúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra ác liệt, tình hình Đông Dương đang có những biến động, vào khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở về Pháp để có điều kiện trực tiếp hoạt động phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. Thời gian đầu khi tới Pari, chưa có giấy tờ hợp pháp, Nguyễn Tất Thành được các đồng chí trong Ban đón tiếp những người lao động nhập cư của Đảng Xã hội Pháp giúp đỡ. Trong khi chờ các đồng chí tìm cho giấy tờ quân dịch hợp pháp, anh phải sống ẩn náu, hạn chế đi lại để tránh sự kiểm tra của cảnh sát. Cuộc sống của anh lúc đó gặp rất nhiều khó khăn; vừa hoạt động chính trị, vừa phải kiếm sống một cách chật vật, khi thì làm thuê cho một hiệu ảnh, khi thì vẽ thuê cho một xưởng đồ cổ mỹ nghệ Trung Hoa, nhưng anh vẫn kiên trì, hăng say học tập và hoạt động. Anh thường xuyên gặp gỡ với những người Việt Nam ở Pháp có tư tưởng và khuynh hướng tiến bộ như Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường.
Khoảng đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập đảng Xã hội Pháp. Khi được hỏi vì sao vào Đảng, anh trả lời: Vì đây là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”.
Năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Ngày 18 tháng 6 năm 1919, đại biểu các nước đế quốc tham gia chiến tranh họp Hội nghị ở Vécxây (Pháp). Hội nghị này còn gọi là Hội nghị hòa bình Pari, nhưng thực chất đó là nơi chia phần giữa các nước đế quốc thắng trận và trút hậu quả chiến tranh lên đầu nhân dân các nước thua trận và các dân tộc bị áp bức. Văn kiện chính của hội nghị là Hiệp ước Vécxây xác định sự thất bại của nước Đức và các nước Đồng minh của Đức, phân chia lại bản đồ thế giới theo hướng có lợi cho các đế quốc thắng trận, chủ yếu là Mỹ, Anh, Pháp.
Thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Vécxây. Dưới bản yêu sách Nguyễn Tất Thành ký tên: Nguyễn Ái Quốc. Đây là lần đầu tiên tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện. Cái tên An Nam còn rất xa lạ với hệ thống chính trị Pháp đã gây xôn xao dư luận, đặc biệt là cộng đồng người Việt tại Pháp - những người luôn có khát vọng giải phóng dân tộc. Bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Hòa bình ở Véc-xây bằng sự kiên định, công khai và hợp pháp. Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên đưa vấn đề chính trị của Việt Nam ra quốc tế đòi những quyền cơ bản chính đáng cho Việt Nam.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |