Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá đoạn thơ sau

Câu 2. (4,0 đ)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá đoạn thơ sau:
Đã thấy xuân về với gió đông,
     Với trên màu má gái chưa chồng.
     Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
        Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.

  Từng đàn con trẻ chạy xum xoe,
          Mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe.
  Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc
Gió về từng trận, gió bay đi...

(Trích Xuân về - Nguyễn Bính, Đến với thơ Nguyễn Bính, NXB Thanh Niên 1998. Tr 221)
1 trả lời
Hỏi chi tiết
115
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Đoạn thơ trên của Nguyễn Bính mang đến cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, tươi vui và đầy hứng khởi với sắc xuân đang tràn ngập khắp nơi. Tác giả đã tận dụng những hình ảnh tự nhiên như gió đông, màu má gái chưa chồng, hiên nhà hàng xóm, đàn con trẻ chạy nhảy để tạo nên bức tranh về một mùa xuân đẹp đẽ, tràn đầy sức sống.

Đầu tiên, Nguyễn Bính mô tả sự trở về của mùa xuân thông qua hình ảnh gió đông và màu má gái chưa chồng. Gió đông thường là biểu tượng của một mùa đông lạnh giá, nhưng khi kết hợp với việc mô tả màu má gái chưa chồng, tác giả đã tạo ra một sự tương phản đầy hấp dẫn. Màu má gái chưa chồng thường được coi là biểu tượng của sự tươi mới, sức sống trẻ trung và hứng khởi. Điều này cho thấy mùa xuân không chỉ là sự trở lại của thiên nhiên mà còn là sự trở lại của sự trẻ trung, hứng khởi trong con người.

Tiếp theo, tác giả mô tả hình ảnh đàn con trẻ chạy xum xoe, mưa tạnh, giói quang, nắng mới hoe, lá nõn, nhành non, ai tráng bạc. Tất cả những hình ảnh này đều tạo nên một bức tranh rực rỡ, tươi mới và đầy sức sống của mùa xuân. Đàn con trẻ chạy xum xoe thể hiện sự hồn nhiên, vui tươi của tuổi thơ, còn mưa tạnh, gió quang, nắng mới hoe thể hiện sự tươi mới, sức sống của thiên nhiên. Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc là biểu tượng của sự trẻ trung, tươi mới và hứng khởi.

Tóm lại, đoạn thơ trên của Nguyễn Bính đã thành công trong việc tạo ra một bức tranh rực rỡ, tươi mới và đầy sức sống về mùa xuân. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh tự nhiên và những chi tiết nhỏ nhặt để tạo nên một không gian mở, tươi vui và đầy hứng khởi. Điều này giúp cho người đọc cảm nhận được sự hồn nhiên, tươi mới và đầy sức sống của mùa xuân, cũng như tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày.
1
0
Ngọc
25/04 10:30:52
+5đ tặng

Mùa xuân trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong các sáng tác của các nhà thơ, nhà văn. Mỗi trang viết về mùa xuân là một lời ca ngợi sức sống của đất trời, của con người mùa xuân. Với Nguyễn Bính, mùa xuân cũng vô cùng đặc biệt, cứ thế thật tự nhiên hòa cùng bao vần thơ của Xuân về.

Mở đầu bài thơ là những vần thơ thật nhẹ nhàng:

Đã thấy xuân về với gió đông
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.

“Xuân về” đầu tiên mà Nguyễn Bính “thấy” chỉ là cảm nhận qua tác nhân khác, qua hình ảnh khác. Tác nhân ấy là “gió đông”, có thể không còn làm da lạnh buốt khiến nhà thơ cảm nhận là xuân đang về và tác nhân ấy chính là “cổ hàng xóm” mới lớn có “màu má – đôi mắt trong” biểu hiện sức sống dạt dào, thanh tân của những ngày đầu năm mới. Xuân gần là ở đó, là ở gió, là cô láng giềng đang lơ đãng nhìn trời dưới mái hiên…

Rồi xa hơn một chút:

Từng đàn con trẻ chạy xun xoe
Mưa tạnh giời quang nắng mới hoe
Lá nõn nhành non ai tráng bạc
Gió về từng trận gió bay đi.

Khung cảnh thật tươi sáng và trong lành. Trời không mưa. “Gió về từng trận gió hay đi”, câu thơ mang lại cho người đọc không khí mát mẻ, nhẹ nhàng mà không là gió lốc, gió xoáy. “Lá nõn nhành non ai tráng bạc” là một câu thơ đẹp về hình ảnh, hay về nội dung. Đẹp về hình ảnh “lá nõn nhành non” và nghệ thuật so sánh “ai tráng bạc”; hay là ở chỗ nó làm phong phú thêm sắc màu tươi trẻ của ngày xuân, làm cái nền rất phù hợp với niềm vui của “đàn con trẻ”. Bức tranh xuân về mở rộng thêm:

Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương hay, bướm vẽ vòng.

Không gian bức tranh Xuân về mở rộng thành một tổng thể. Từ mái hiên hàng xóm, lá nõn nhành non rộng ra khu vườn với màu sắc của hoa bưởi hoa cam ngọt ngào hương thơm và đầy ong bướm lượn. Tất cả nằm trong khung nền của cánh đồng làng “lúa thì con gái mượt như nhung”. Lúa đang lớn, đang vào lúc sắp trổ bông lá xanh mềm mại trải khắp. Lúc này, nhà nông nhàn nhã nghĩ tới việc “tháng giêng ăn tết ở nhà”

Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Tay lần tràng hạt miệng nam mô.

Nếu ở hai khổ thơ giữa nhà thơ miêu tả cảnh cây cỏ, ruộng lúa,… là chính thì ở khổ thơ trên nhà thơ lại tập trung miêu tả về con người đang đón xuân về, đặc biệt là các cô gái và các cụ bà.

Ba khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả xuân đang về với con người, còn ở khổ thơ này thì xuân đã về, con người thực sự đón xuân. Một trong những hình thức đón xuân ấy là “trẩy hội chùa”. Cảnh trong khổ thơ là cảnh làng quê miền Bắc vào những năm trước Cách mạng tháng Tám. Đi trẩy hội chùa phần lớn là người già và các cô gái. Quanh năm chân lấm tay bùn, quần áo bạc màu mưa gió. Nhân xuân về, các cô diện “yếm đỏ khăn thâm” dắt bà thong thả đến chùa cầu phước.

Có thể thấy rằng, Xuân về là một thi phẩm xuất sắc trong chùm thơ Nguyễn Bính, không chỉ bộc lộ rõ cái tài trong phong cách làm thơ của ông mà con biểu thị con người ấy theo những nét riêng trong suốt cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo