câu 1
- Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển đa dạng với các ngành mũi nhọn như: thương mại biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác khoáng sản, giao thông hàng hải, sửa chữa và đóng tàu, du lịch...
+ Trữ lượng cá ở vùng biển Việt Nam có khả năng khai thác hàng năm đạt khoảng 2,3 triệu tấn.
+ Trữ lượng dầu mỏ và khí được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỉ m3 khí. Vùng ven biển Việt Nam có tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như: ti-tan, thiếc, vàng sắt, man-gan, đất hiếm,.. trong đó, cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.
+ Đường bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, tạo điều kiện cho Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch.
+ Dọc bờ biển có thể xây dựng các cảng biển nước sâu và điểm cảng trung bình.
- Bên cạnh đó, Biển Đông còn là cửa ngõ để Việt Nam giao lưu kinh tế, hợp tác và hội nhập với các nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Toàn bộ hàng hóa xuất - nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển đều đi qua Biển Đông.
câu 2
- Một số biện pháp để khai thác hiệu quả, bền vững vị trí và tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông:
+ Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế.
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lí tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
+ Kiên quyết, kiên trì giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển, đảo bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc: đấu tranh bảo vệ chủ quyền; khai thác hợp lí, bền vững và bảo vệ môi trường biển, đảo.
+ Chủ động tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong việc: quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.