Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Thế kỉ XV, kinh tế hàng hoá ở Tây Âu đã phát triển khá nhanh đòi hỏi mở rộng mối quan hệ giao thương với các nước phương Đông. Tuy nhiên, con đường thương mại giữa châu Âu và châu Á đang bị bế tắc do sự chiếm giữ của người Ả Rập, người Thổ Nhĩ Kì và người Hồi giáo.
- Người Ả Rập độc chiếm con đường thương mại từ phía nam châu Âu qua Địa Trung Hải sang Ấn Độ hoặc đi qua Ai Cập, Hồng Hải….
- Một con đường thương mại khác đến Trung Quốc bằng cách dùng lạc đà chở tơ lụa và các sản phẩm hương liệu, gia vị, trầm hương…của Trung Quốc xuyên qua sa mạc, những hẻm núi của Tây Á đến châu Âu (con đường tơ lụa) cũng bị thương nhân Afghanistan chiếm giữ.
=> Vì thế, việc tìm ra một con đường mới sang phương Đông là một nhu cầu cấp bách của thương nhân châu Âu.
- Ngoài ra, sự thèm khát của quý tộc và thương nhân châu Âu đối với nguồn hương liệu, gia vị, vàng bạc, tơ lụa của phương Đông cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy những cuộc hành trình vượt biển sang phương Đông.
Những tác động đối với các cuộc đại phát kiến địa lí đối với tiến trình lịch sử
Về kinh tế, các cuộc đại phát kiến địa lí đã góp phần mở rộng phạm vi buôn bán trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thương nghiệp và công nghiệp. Nhờ vậy tầng lớp thương nhân và chủ xưởng sản xuất,... ở Tây Âu trở nên giàu có.
Các cuộc phát kiến địa lí đem lại cho loài người hiểu biết về những con đường mới, vùng đất mới,... => sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc được tăng cường và mở rộng.
Tuy nhiên, trong sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, người lao động (nhất là nông dân) ngày càng bị bần cùng hóa. Dẫn đến nạn buôn bán nô lệ và làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |