Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết văn thuyết minh về hội chợ xuân

viết văn thuyết minh về hội chợ xuân
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
77
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Hội chợ xuân là một trong những hoạt động truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt Nam. Đây là nơi quy tụ đông đảo người dân cùng nhau tham gia vào không khí vui tươi, sôi động của mùa xuân.

Hội chợ xuân thường được tổ chức tại các công viên, trung tâm thương mại hoặc các khu vực trung tâm của thành phố. Người dân đổ về hội chợ để mua sắm các loại hoa quả, đồ dùng trang trí Tết, quần áo mới và đặc biệt là các loại đồ ăn ngon. Không gian của hội chợ xuân rực rỡ với những hàng quầy trưng bày đầy màu sắc, hương vị đặc trưng của mùa xuân.

Ngoài việc mua sắm, hội chợ xuân còn là nơi để người dân thể hiện niềm vui, sự hân hoan khi chào đón năm mới. Các trò chơi dân gian, những tiết mục văn nghệ truyền thống cũng được tổ chức tại hội chợ để tạo ra không khí sôi động, vui vẻ cho mọi người.

Hội chợ xuân không chỉ là nơi để mua sắm, vui chơi mà còn là nơi để tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ, gắn kết tình đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình và cộng đồng. Đến với hội chợ xuân, mọi người cảm nhận được sự ấm áp, hạnh phúc và niềm tin vào một năm mới tràn đầy hạnh phúc và thành công.

Tóm lại, hội chợ xuân không chỉ là nơi để mua sắm và vui chơi mà còn là nơi để thể hiện tình yêu, niềm vui và sự đoàn kết của người Việt trong dịp Tết Nguyên đán. Đó chính là lý do tại sao hội chợ xuân luôn thu hút đông đảo người dân tham gia và tạo nên một không gian vui tươi, ấm áp trong mỗi gia đình Việt.
2
0
Bích Phạm Ngọc
26/04/2024 08:57:46
+5đ tặng

Mỗi dịp Tết đến xuân về là nơi nơi lại náo nức. Không ngoại lệ, tại các trường học, Tết cũng được chờ mong vô cùng bởi các bạn học sinh. Hội chợ xuân diễn ra ở trường thú vị vô cùng và là niềm mong nhớ của nhiều học trò.

Hội chợ xuân bắt nguồn từ hoạt động chờ đón xuân của những học sinh và thầy cô giáo. Hội chợ xuân không quá nhộn nhịp nhưng luôn được chờ mong, đón đợi vì nó xuất phát từ hoạt động chào mừng Tết.

Những hoạt động của chợ xuân có thể kể đến chính là hoạt động làm tặng vật ngày Tết. Các lớp học sẽ cùng tổ chức gian hàng. Và những gian hàng sẽ trưng bày nhiều món đồ độc đáo. Đó phần lớn là sản phẩm thủ công nên rất chỉn cu, rất đẹp. Dẫu cho nhân lực không quá nhiều nhưng các bạn học sinh luôn cố gắng hết sức đầu tư cho sản phẩm của mình. Có thể dễ dàng bắt găp hoa Tết. Hoa Tết được làm bằng giấy hết sức đẹp mắt. Thêm vào đó, nhiều bạn còn biết làm gian hàng kẹo với các loại kẹo tự làm không quá nhiều đường nên tốt cho sức khỏe và tạo được nhiều ấn tượng. Một số hoạt động khác có thể kể đến của hội chợ xuân ở trường học đó là vẽ trang trí cho lợn đất và tạo nên những thành phẩm đẹp mắt. Chính sự chỉn chu và háo hức của các bạn học sinh mà hoạt động hội chợ diễn ra luôn tấp nập.

Chợ xuân diễn ra trong một ngày cuối cùng của tuần học trước khi nghỉ Tết. Đây luôn là hoạt động được đón chờ vì có giá trị lớn kết nối các bạn học sinh và giúp các bạn thêm hiểu ý nghĩa của Tết cổ truyền.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ngọc
26/04/2024 09:57:32
+4đ tặng

Cứ đến độ xuân về, du khách các nơi lại nườm nượp đổ về trẩy hội Phủ Giày (ngày mồng 8 tháng Giêng), một trong những phủ thờ bà Chúa Liễu Hạnh trong tứ bất tử ở Việt Nam. Đi hội Phủ Giầy, ghé qua hội chợ Viềng. Đó là hội chợ cũng ở xã Kim Thái, huyện Vụ bản (Nam Định) – nơi người xưa đã gọi là địa linh, nhân kiệt. Sự độc đáo của chợ Viềng là mỗi năm họp chỉ có một phiên.

Chợ Viềng họp cả ngày vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hằng năm, nhưng người ở xa thường về từ sớm, rậm rịch họp chợ từ 11, 12 giờ đêm hôm trước, cho đến sáng và hết cả ngày hôm sau. Khách đến từ khắp nơi, trong Nam ngoài Bắc, đông nhất vẫn là người nội tỉnh và kế đến là khách các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá đổ ra.

Ngày trước, khi chưa có điện, người bán hàng thắp một ngọn đèn dầu tù mù. Những món đồ cũ được bán chủ yếu là để cầu may chứ không để thu lợi như bây giờ. Ở đây người mua hoàn toàn tin tưởng vào người bán và qua chợ Viềng, con người càng thêm gắn bó với nhau.

Chợ Viềng bây giờ đã thay đổi rất nhiều cả ý nghĩa lẫn các loại hàng hoá. Rất ít những người bán đồ cũ, đồ cổ thực sự, phần lớn là những mẹt hàng sành sứ, đồng thau giả cổ bày bán ở những chỗ càng tối càng tốt… khiến nhiều người mua nhầm hàng hỏng.

Tiếng là hội chợ nhưng chợ Viềng không bán mua những sản phẩm ngoại lai cao cấp, hào nhoáng đắt tiền như ở các hội chợ tỉnh, thành phố lớn. Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi: từ cây trồng để lấy gỗ, cây hoa cây cảnh, các loại cây ăn quả, thậm chí cả cây cà, cây chanh, cây ớt. Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông. Người ta có thể tìm mua ở đây từ cái cày cái cuốc, đến các vật dụng nhỏ như đôi quang thúng, cái đòn gánh cùng trăm ngàn thứ vật dụng linh tinh khác.

Ngoài ra còn có thứ thực phẩm được người bán kẻ mua rất tưng bừng náo nhiệt. Đó là thịt bê được thui vàng ươm nguyên cả con, bán rất nhiều dọc các ngả đường đi vào chợ. Có thể nói không ngoa rằng trên là trói, dưới là thịt bò bê. Khách mua ai thích phần nào có thể tuỳ chọn, mà giá lại rất phải chăng, hợp với túi tiền của người nhà quê.

Nhiều năm nay, người dân quanh vùng vẫn đổ đến chợ Viềng. Họ đi cả gia đình, cùng nhau ngắm nghía hay trả giá mua một món đồ sứ… mới toanh nào đó.

Quanh năm, họ sống trong một cuộc sống yên ả, nề nếp, đúng giờ giấc. Đến đêm chợ Viềng, nhịp sống của họ thay đổi hoàn toàn. Họ thức suốt đêm, đi ra khòi nhà và hòa mình vào dòng người nửa quen nửa lạ. Đối với những người dân đơn sơ như vậy, chợ Viềng của họ vẫn còn mãi. Và chính họ mới là những người khách đích thực của chợ Viềng hằng năm.

Đi chợ Viềng ai cũng muốn được nếm thử những món đặc sản như thịt bò thui chấm với tương gừng, mua bánh dày giò…

Ở chợ phiên này có tục người bán không hề nói thách và người mua cũng không hề mặc cả – một nét đẹp đáng yêu chỉ phiên chợ này mới có. Hình như sự bán mua ở đây mang nặng một ý thức tâm linh nào đó – rằng người ta chỉ cần bán hoặc mua được một vật gì đó dù rất nhỏ thì người bán kẻ mua đều gặp nhiều may mắn tốt lành, và cả đôi bên đều cùng vui vẻ hỉ hả ra về. Chính vì vậy hội chợ Viềng ngày xưa còn có tên gọi là chợ cầu May.

Chợ Viềng ở đây còn gắn với các di tích, mà bao trùm lên cả quần thể này là thờ Mẫu Liễu Hạnh. Bởi vậy người ta tới chợ Viềng còn với tâm thức đến lễ Mẫu, xin lộc Mẫu. Họ tin rằng mọi vật dụng mà họ mua trong chợ sẽ được Mẫu – Mẹ chúng giám và phù hộ. Vì thế, người ta vừa đi chơi, vãn cảnh chợ, vừa mua bán những vật dụng may mắn, vừa vào Phủ lễ Mẫu Liễu, lên đền Mẫu Thượng, xuống cả đền Mẫu Thoải cầu mọi sự may mắn, bình an, làm ăn phát đạt, cầu mưa thuận gió hòa để mùa màng tươi tốt.

Khách thập phương về hội chợ phần lớn là do nghe danh tiếng của chợ Viềng mà về, nhưng phần đông vẫn là những người có gốc gác hoặc quê quán ở đây đi làm ăn xa nay nhớ đất Tổ, đất quê tìm về. Nên dù có xa mấy, tận bên kia Đại Dương, tận Sài Gòn lục tỉnh… cũng nhớ ngày về để dự hội.

Như vậy, Lễ hội Phủ Giầy là một hình thức sinh hoạt văn hóa – tâm linh đáp ứng nhu cầu tinh thần – tình cảm của đông đảo nhân dân. Bằng hoạt động lễ hội, con người vừa có thể bày tỏ những tâm tư, khát vọng của mình vừa có dịp bộc lộ các khả năng sáng tạo của chính mình. Sống trong khung cảnh lễ hội, con người có được những giây phút “thăng hoa” để tạm quên đi những nỗi cực nhọc vất vả hàng ngày. Chính lễ hội đã tiếp thêm nguồn sức mạnh thiêng liêng để con người tiếp tục sống và lao động.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×