Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nghĩ của em về câu nói "Tiên học lễ, hậu học văn"

Nêu cảm nghĩ của em về câu nói "Tiên học lễ, hậu học văn"  

Gấp gaasppppppppppp!!!!!!!!!!!!

2 trả lời
Hỏi chi tiết
81
2
0
Ngọc
26/04 12:59:39
+5đ tặng
Từ bao đời nay, ông cha ta luôn nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghĩa, xem lễ nghĩa là bài học hàng đầu đối với con người. Ngay từ lúc còn bé thơ, chúng ta cũng luôn được cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhở ta phải nằm lòng câu tục ngữ: "Tiên học lễ, hậu học văn". Trải qua mấy nghìn năm văn hiến, câu tục ngữ vẫn luôn có giá trị, luôn là bài học quí đối với chúng ta.

Quả thật, học lễ nghĩa đầu tiên là thực sự cần thiết. Chính vì vậy mà từ thuở còn nằm nôi, chúng ta đã được các bà mẹ dạy lễ nghĩa qua từng lời ru qua những câu hát trong dân gian đúc kết bao truyền thống đạo đức to Lớn lên một chút, chúng ta lại được cha mẹ hướng dẫn cho cách xử những điều đơn giản nhất, chẳng hạn lời cảm ơn sau khi được cho quà xin lỗi khi bị vi phạm, dạ thưa với người lớn tuổi, đi phải thưa, về phải trình. Rõ ràng lễ nghĩa đạo lí hầu như đã thấm nhuần trong nhận thức của chúng ta từ lúc chưa bước chân đến trường. Đến khi đi học, song song với tiếp thu kiến thức, ta cũng vẫn được thầy cô giáo dục lễ nghĩa, đạo đức kính yêu những người thân, quí mến gần gũi bạn bè, giúp đỡ nhau khó khăn hoạn nạn. Như vậy ở môi trường nào, đạo lí cũng đóng vai trò chủ đạo và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một đứa con ở nhà không nghe lời vô phép, bất hiếu thì không thể nào trở thành một học sinh tốt và chắc sau này cũng không thể nào là một công dân có ích cho mai sau. Nếu như ai cũng xem thường phép tắc, trật tự thì trước hết, gia đình ấy cũng sẽ mất kỉ luật, không còn kỉ cương, nền nếp. Gia đình là một tế bào của xã hội, gia như thế thì xã hội sẽ rối loạn. Xã hội rối loạn hỗn độn thì không thể nào văn minh tiến bộ. Cuối cùng là cảnh đất nước thua kém, sa sút mãi không thôi, học đạo lí không bao giờ cũ, cũng không bao giờ hết. Học kiến thức văn ta có thể học mười năm, hai mươi năm. Nhưng học làm người có khi suốt cuộc đời ta vẫn chưa học hết. Chính vì vậy, câu tục ngữ là một lời dạy đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh vô cùng đúng đắn đối với tất cả chúng ta.


Nhưng thực tế có khi lại khác, bởi đâu phải ai cũng hiểu và thực hiện như thế. Lời dạy vô cùng thiết thực vậy mà đã có một thời chúng ta bỏ quên, không để ý đến. Đạo đức, lễ nghĩa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp. Chúng ta không xem trọng cho nên kết quả dẫn đến tình trạng đạo đức thanh thiêu niên học sinh chúng ta càng lúc càng đi xuống. Thực tế đã có xảy ra bao chuyện trò đánh thầy, con đánh cha mẹ, bè bạn đâm chém giết chóc lẫn nhau. Đáng chê trách hơn là những người xem nhẹ đạo đức, coi thường bài học làm người. Họ chi lo học vun đắp kiến thức cho bản thân mà không chú ý rèn luyện đạo đức. Họ quên rằng đâu chắc hẳn cứ học giỏi là có đạo đức, phẩm chất cao đẹp, được người đời ngưỡng vọng. Những người dù thất học mà biết giữ lễ nghĩa, đạo đức còn đáng quí hơn kẻ học rộng hiểu cao mà thất đức, vô nhân đạo gấp bội phần. Nêu rõ vấn đề, mỗi người chúng ta cần phải có hướng đi cụ thể: "Lễ" hôm nay chi có lễ nghĩa đạo đức đơn thuần mà nó còn phát triển cao hơn thành tình yêu thương gắn bó với quê hương đất nước, lòng hi sinh cao cả đối với nhân dân. Chúng ta ai ai cũng mong muốn trở thành người công dân tốt, đóng góp nhiều nhất cho xã hội. Muốn trở thành người công dân tốt, chúng ta cần thiết phải có nề nếp đạo đức. Muốn được như thế thì ngay từ bây giờ chúng ta phải ra công rèn luyện tu dưỡng đạo đức bản thân. Ở mọi hoàn cảnh chúng ta cần ghi nhớ trong tìm lời dạy quí báu “Tiên học lễ, hậu học văn".

Tóm lại, đạo đức con người là cái đáng quí nhất, đáng trân trọng nhất. Cho nên bài học làm người bao giờ cũng là bài học đầu tiên, bài học phải học suốt cuộc đời cho tất cả mọi người. Để phấn đấu trở thành công dân tốt, hôm nay cạnh "Tiên học lễ, hậu học văn", chúng ta cần ghi nhớ thêm lời Bác dạy: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó".

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
+4đ tặng
“Tiên học lễ, hậu học văn” là phương châm giáo dục của người xưa. Phương châm này xuất phát từ quan điểm dạy học của Nho gia (Khổng Tử và môn đệ). Tuy vậy, đến ngày nay nó vẫn giữ nguyên giá trị. Để hiểu được giá trị của phương châm giáo dục ấy, chúng ta cần hiểu rõ hai từ: “Lễ”, “văn” và mối quan hệ biện chứng của nó.
“Lễ” là phạm trù chỉ đạo đức. “Lễ” có nghĩa là cách ứng xử, giao tiếp có văn hóa giữa người với người theo chuẩn mực đạo đức được xã hội quy định. Theo đó, trong giao tiếp, ứng xử, trong giải quyết các mối quan hệ phải biết kính trên nhường dưới, biết đặt lợi ích riêng sau lợi ích chung. “Văn” có nghĩa là chữ, là kiến thức của loài người được tích lũy qua nhiều thế hệ.
Muốn trở thành người có “lễ” thì phải học, mà học thì phải học “văn”, tức là học kiến thức. Tuy nhiên, học nhiều không có nghĩa là có đạo đức. Nếu một người có học mà không có “lễ” thì được xem là hạng bất nhân. Như vậy, “lễ” - “văn” không thể tách rời nhau.
Ông cha ta từ ngày xưa đã quán triệt sâu sắc tinh thần giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn”, “lễ” và “văn” đều quan trọng như nhau. Thứ tự “tiền” - “hậu” trong mối quan hệ “lễ” - “văn” nên hiểu một cách tương đối, không nên cho rằng ông cha ta chú trọng “lễ” hơn “văn”... Tuy vậy, trong giáo dục, trong ứng xử, giao tiếp, trong giải quyết các mối quan hệ thì phải lấy đạo đức làm trọng.
Bác Hồ đã từng khẳng định: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Có một nghịch lý đáng lo ngại, xã hội ngày càng hiện đại thì con người dường như ít chú trọng đến đạo đức, ít quan tâm đến nhau; trong giao tiếp, giải quyết các mối quan hệ thì tỏ ra vô “lễ” - không biết kính trên nhường dưới, luôn đặt lợi ích cá nhân, lợi ích vật chất lên trên các lợi ích khác. Nguyên nhân sâu xa là do giáo dục lệch lạc. Lối giáo dục chỉ chú trọng đến truyền đạt kiến thức, hạ thấp giáo dục đạo đức. Người dạy chỉ chú trọng truyền đạt kiến thức, quan tâm không đầy đủ vấn đề đạo đức của người học. Người học chỉ quan tâm đến tiếp thu kiến thức, coi thường rèn luyện phẩm chất đạo đức.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quan niệm GD-ĐT ít nhiều bị tác động, chi phối bởi lối giáo dục thực dụng, đề cao truyền thụ kiến thức, xem nhẹ giáo dục đạo đức. Vì vậy, đề cao quan niệm giáo dục đúng đắn của người xưa là cách thiết thực để hạn chế những tác động tiêu cực từ nền kinh tế thị trường.
Để đào tạo ra những con người vừa có tài, vừa có đức thì vai trò của người thầy rất quan trọng. Do đó, người thầy phải mẫu mực cả “lễ” và “văn”, đặc biệt là tư cách đạo đức.
Phương châm giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn” là sự phối hợp giữa giáo dục đạo đức và truyền thụ tri thức, đề cao giáo dục đạo đức. Đây là nguyên tắc đào tạo ưu việt ông cha ta đã đúc kết nên.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư