Ai là người cho cắm cờ xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa? Đóng góp của vua Minh Mạng trong công cuộc thực thi chủ quyền ở quần đảo
I- TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ai là người cho cắm cờ xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng
Sa và quần đảo Trường Sa?
A- Vua Minh Mạng B- Vua Gia Long
C- Vua Quang Trung D- Vua Nguyễn Ánh
Câu 2: Đóng góp của vua Minh Mạng trong cuông cuộc thực thi chủ quyền ở quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa là?
A- Việc đo đạc thủy trình kết hợp với vẽ bản đồ được quan tâm thực hiện, nhà vua đã cho
dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa, ...
B- Năm 1838, Quốc sử quán triều Nguyễn đã cho vẽ bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ thể
hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam
C- Cho khắc hình các cửa biển quan trọng và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lên Cửu
Đỉnh, …
D- Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Đáp án nào không đúng khi nói đến tình hình nông nghiệp dưới thời Nguyễn?
A- Nhà Nguyễn có nhiều chính sách thúc đẩy nông nghiệp phát triển nên đời sống nông dân
ấm no, hạnh phúc.
B- Quan tâm đến việc tổ chức khai hoang, di dân lập ấp, lập đồn điền ở nhiều tỉnh phía bắc
và phía nam,....
C- Địa chủ, cường hào bao chiếm ruộng đất nên nông dân vẫn không có ruộng để cày cấy,
phải lưu vong.
D- Ở các tỉnh phía bắc, lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên.
Câu 4. Người chỉ huy quân dân Việt Nam chiến đấu chống lại quân Pháp tại Đà Nẵng
(tháng 9/1858 - tháng 2/1859) là
A. Nguyễn Lâm. B. Tôn Thất Thuyết.
C. Hoàng Diệu. D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 5. Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận
quyền cai quản của thực dân Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường,
Biên Hòa) và đảo Côn Lôn?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Giáp Tuất.
C. Hiệp ước Hác-măng. D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
Câu 6. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam,
thì mới hết người Nam đánh Tây”?
A. Nguyễn Trung Trực. B. Trương Định.
C. Võ Duy Dương. D. Nguyễn Hữu Huân.
Câu 7. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX?
A. Nhà Nguyễn thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời.
B. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
C. Thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
N¨m häc 2023 - 2024
D. Chế độ phong kiến Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.
Câu 8. Một trong những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách, canh tân đất nước
ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là
A. Đinh Công Tráng. B. Tôn Thất Thuyết.
C. Nguyễn Trường Tộ. D. Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 9. Các tư tưởng cải cách canh tân đất nước cuối thế kỉ XIX đã có ý nghĩa quan
trọng trong việc
A. hình thành của con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam.
B. chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
C. thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa.
D. đưa xã hội Việt Nam thoát khỏi sự bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 10: Một số bài học kinh nhiệm có thể rút ra từ sự thất bại của phong trào Cần
vương và khởi nghĩa Yên Thế là?
A. Tập hợp, đoàn kết các cuộc đấu tranh thành một phong trào chung, rộng lớn và thống
nhất trong cả nước.
B. Kết hợp nhiều hình thức, phương pháp đấu tranh.
C. Tận dụng yếu tố thuận lợi về địa hình để xây dựng căn cứ hoặc tổ chức chiến đấu.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 11: Cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
A. Bãi Sậy B. Ba Đình
C. Hương Khê D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 12: Đâu là địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Hương Khê?
A. Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh, …
B. Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê
C. Vùng bãi sậy ở phủ Khoái Châu (Hưng Yên)
D. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
Câu 13. Trong những năm 1897 - 1914, thực dân Pháp đã tiến hành
A. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
B. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.
C. Công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự.
D. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam.
Câu 14. Những lực lượng xã hội nào mới xuất hiện ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX,
dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 -
1914)?
A. tiểu tư sản thành thị và nông dân. B. công nhân, tư sản và tiểu tư sản.
C. tư sản, công nhân và địa chủ. D. tư sản, nông dân và tiểu tư sản.
Câu 15. Phong trào Đông Du gắn liền với tên tuổi của nhà yêu nước nào?
A. Lương Ngọc Quyến. B. Nguyễn Tất Thành.
C. Phan Châu Trinh. D. Phan Bội Châu.
Câu 16. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong hai câu thơ sau?
N¨m häc 2023 - 2024
“Năm xưa đề xướng Duy tân
Viết thất điều trần, tố cáo tội vua”
A. Lương Văn Can. B. Phan Bội Châu.
C. Trần Cao Vân. D. Phan Châu Trinh.
Câu 17. Nội dung nào không phải là yếu tố tác động đến quyết định ra đi tìm đường
cứu nước của Nguyễn Tất Thành (5/6/1911)?
A. Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết.
B. Ảnh hưởng từ truyền thống yêu nước của quê hương, gia đình.
C. Tác động mạnh mẽ từ trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới.
D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc.
Câu 18. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 có ý
nghĩa như thế nào?
A. Xác lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới.
B. Chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
C. Xác định được con đường cứu nước mới cho dân tộc.
D. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.
1 Xem trả lời
376