LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Viết đoạn văn phân tích nghệ thuật xây dựng tình hướng truyện

viết đoạn văn phân tích nghệ thuật xây dựng tình hướng truyện- Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc thì học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà Lộc. Nói cho đúng thì từ đầu năm học, tôi chưa đến nhà Lộc lần nào. Tính Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc. Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ làm tôi lắm khi tự ái. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp cẩn thận… Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, nhưng riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi nghĩ rằng Lộc “ki bo” thì có. Cả lớp tôi chúng nó đều nhận xét thế. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. Có một số bạn trong lớp hay trêu Lộc là “Lộc ki”, “Lộc cộc đuôi”… Mỗi lần như vậy Lộc chỉ mỉm cười hiền lành. Khi nào tức quá thì Lộc tách khỏi chúng tôi, đi lùi lũi một mình.

Một hôm, tôi tự giải một bài toán ở nhà không sao giải được. Tôi tìm đến nhà Lộc trước giờ đến lớp buổi chiều. Vừa bước vào nhà, tôi trông thấy một người đàn ông tóc đã đốm bạc đang ngồi loay hoay giữa một đống dép nhựa ở góc nhà. Tôi đoán là bố Lộc:

– Cháu chào bác… Bạn Lộc có nhà không ạ?

Người đàn ông ngửng lên nhìn về phía tôi, tôi chợt nhận ra trong hai con ngươi của bác có hai đốm trắng nhỏ. Bác lên tiếng gọi:

– Lộc ơi, có bạn con đến này.

Lộc từ máy nước chạy vào, hai ống tay áo còn ướt sũng:

– A, Hoàng! Sao đến sớm thế, còn lâu mới tới giờ học.

– Biết rồi. Tớ muốn hỏi cậu một bài toán.

– Chờ tớ một tí nhé.

Nói rồi Lộc chạy ra chỗ máy nước.

– Cái thằng Lộc nhà bác nó mến cháu lắm đấy. – Chắc sợ tôi chán vì phải chờ Lộc nên bố Lộc chuyện trò với tôi. – Cháu ở phố Nguyễn Đình Chiểu phải không?

– Vâng.

– Đấy, cháu thấy chưa. Bác chưa đến nhà cháu bao giờ mà đã biết rõ cháu ở đâu, còn biết cả mẹ cháu làm ở nhà máy dệt kia. Thằng Lộc nó nói rất nhiều về cháu với bác.

Vừa lúc đó Lộc chạy vào:

– Con giặt xong rồi bố ạ. – Rồi Lộc quay sang tôi: – Nào bây giờ chúng mình học.

Lộc giảng giải cho tôi cách giải bài toán một cách dễ dàng và đơn giản đến mức tôi cảm thấy như đáng lẽ ra chính tôi cũng giải được như thế. Chẳng qua tôi lơ đãng một chút thôi.

Khi chúng tôi vừa ra khỏi cửa, Lộc còn quay lại dặn bố:

– Mướp con gọt rồi. Quần áo bố, con phơi trên sân thượng, nếu mưa bố để ý cất hộ con. Thôi, chúng con đi học đây.

– Được rồi, các con cứ đi đi.

Ra tới đường, tôi nói với Lộc:

– Ở nhà tớ, mẹ tớ giặt hết. Tớ chả bao giờ phải giặt. Sao mẹ cậu không giặt cho cậu à?

– Mẹ tớ chết lâu rồi. Mà cậu thấy đấy: bố tớ thì sắp bị loà. Bác sĩ bảo là bị “đục thuỷ tinh thể”. Trước kia, bố tớ cũng là thợ tiện đấy chứ. Bây giờ thì nghỉ ở nhà, sửa dép cho hợp tác xã. Buổi tối về, tớ cũng phải làm thêm giúp bố. Tớ đang lo bố tớ mà mù hẳn thì tớ sẽ sống ra sao. Chắc chả tiếp tục học được nữa.

– Bố cậu sẽ khỏi thôi. – Thấy Lộc có vẻ lo lắng, tôi an ủi Lộc. – Mẹ tớ bảo ở Viện mắt bây giờ người ta giỏi lắm, chữa ối người đã mù hẳn thành người sáng.

– Ừ, tớ cũng nghe nói thế.

Nói vậy nhưng hình như Lộc chưa tin chắc vào điều đó. Lộc vẫn có vẻ lo buồn lắm. Tôi thấy thương yêu Lộc hơn từ hôm ấy và tôi đã hiểu được mọi điều tôi nghĩ chưa đúng về Lộc. Chúng tôi gắn bó với nhau, chú ý giúp đỡ nhau nhiều hơn.

Cuối học kỳ hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì:

– Bố tớ sắp mù hẳn rồi, Viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải chăm sóc bố nữa chứ. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa. – Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn: – Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi!

Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc và nói:

– Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm.

Hôm sau, cuối buổi học, Lộc cứ nài nỉ tôi sẽ qua về nhà Lộc một chút vì bố Lộc muốn gặp tôi. Khi tôi tới nơi, bác đã đứng chờ sẵn ở cửa. Tôi vừa chào bác, bác đã kéo tôi lại gần, ôm choàng lấy tôi, bác nói:

– Lộc nó đã nói hết với bác rồi. Cháu ngoan quá, tốt quá. Cháu học cùng lớp với em. Bác mong cháu che chở giúp đỡ nó. Khổ thân, nó bé bỏng và yếu đuối lắm!

Tôi nhìn hai giọt nước mắt lăn từ đôi mắt mờ đục của bác. Tôi nghẹn ngào nín lặng không nói được câu gì.

Xuân Quỳnh

Nguồn: Bầu trời trong quả trứng, NXB Kim Đồng, 2005

0 trả lời
Hỏi chi tiết
63
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong đoạn văn trên, tác giả Xuân Quỳnh đã xây dựng tình hướng truyện bằng cách giới thiệu nhân vật chính là Lộc và mối quan hệ giữa Lộc và nhân vật kể chuyện. Ban đầu, Lộc được mô tả là một cậu bé yếu đuối, nhỏ bé nhưng học giỏi và có tinh thần tự lập. Tác giả đã sử dụng các chi tiết nhỏ như việc Lộc giúp đỡ nhân vật kể chuyện về môn toán, cẩn thận với cặp sách và bút viết để tạo nên hình ảnh của một cậu bé chăm chỉ và có trách nhiệm.

Sau đó, tác giả đã dần phát triển mối quan hệ giữa Lộc và nhân vật kể chuyện thông qua việc nhân vật kể chuyện hiểu và chia sẻ nỗi lo của Lộc về tình hình gia đình. Nhân vật kể chuyện đã tỏ ra quan tâm và sẵn lòng giúp đỡ Lộc trong thời gian khó khăn. Mối quan hệ giữa họ được xây dựng dựa trên sự chia sẻ, sự đồng cảm và sự hiểu biết lẫn nhau.

Cuối cùng, tác giả đã tạo điểm nhấn cho tình hướng truyện khi nhân vật kể chuyện gặp bố của Lộc và nhận được sự ủng hộ và khích lệ từ bố Lộc. Điều này giúp tăng cường thêm mối quan hệ giữa nhân vật kể chuyện và Lộc, cũng như thể hiện tình cảm gia đình và sự đoàn kết trong gia đình.

Từ việc xây dựng những tình huống và mối quan hệ phức tạp, tác giả đã tạo nên một câu chuyện đầy cảm xúc và ý nghĩa về tình thân, sự chia sẻ và sự đồng cảm giữa con người. Điều này giúp tác phẩm trở nên gần gũi và đầy sức sống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư