Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày những tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta

Trình bày những tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta?
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
90
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
1. Vị trí địa lý đắc địa: Với hơn 3.200km bờ biển và nhiều cảng biển lớn, Việt Nam có lợi thế để phát triển các ngành kinh tế biển như logistics, vận tải biển, du lịch biển, thủy sản, năng lượng tái tạo từ biển,..

2. Tiềm năng tài nguyên biển: Việt Nam có nguồn tài nguyên biển phong phú với hơn 3.000 loài cá, 800 loài san hô, nhiều loại tảo biển và khoáng sản biển. Việc khai thác và chế biến tài nguyên biển có thể tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh và thu nhập cho người dân.

3. Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Các ngành công nghiệp hỗ trợ như công nghệ thông tin, công nghiệp chế biến, công nghiệp hóa chất,.. cũng có thể phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển.

4. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ: Việt Nam cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ để tận dụng tối đa tiềm năng của ngành kinh tế biển, từ đó tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

5. Phát triển du lịch biển: Du lịch biển là một trong những ngành kinh tế có tiềm năng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch đa dạng và chất lượng sẽ giúp thu hút du khách trong và ngoài nước, tạo ra nguồn thu nhập lớn cho đất nước.

6. Hợp tác quốc tế: Việt Nam cần hợp tác với các đối tác quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ và vốn đầu tư trong việc phát triển các ngành kinh tế biển. Điều này sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam.
0
0
Lưu Quỳnh
27/04 00:09:30
+5đ tặng
những tiềm năng chính để phát triển các ngành kinh tế biển ở Việt Nam bao gồm:
 
1. Địa lý thuận lợi với đường bờ biển dài và nhiều cảng biển tự nhiên.
 
2. Nguồn lợi thiên nhiên phong phú như hải sản, dầu khí, than đá.
 
3. Chính sách ưu đãi của Chính phủ để thu hút đầu tư vào các ngành kinh tế biển.
 
4. Lao động giá rẻ, giúp giảm chi phí sản xuất và tăng lợi thế cạnh tranh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
QCường
27/04 00:09:50
+4đ tặng

-Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản

+Nước ta có bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng (hơn 1 triệu km2��2). Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế (cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá hồng,...), hơn 100 loài tôm, một số loài có giá trị xuất khẩu cao (tôm he, tôm hùm, tôm rồng). Ngoài ra còn nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết,... Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác khoảng 1,9 triệu tấn/năm

+Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn,... thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn

-Du lịch biển - đảo

+Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc vào Nam có trên 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng

+Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú; vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới

-Khai thác và chế biến khoáng sản biển

+Biển nước ta là nguồn muối vô tận. Nghề làm muối được phát triển từ lâu đời ở nhiều vùng ven biển từ Bắc vào Nam, đặc biệt là ven biển Nam Trung Bộ

+Dọc bờ biển có nhiều bãi cát chứa oxit titan có giá trị xuất khẩu. Cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thuỷ tinh, pha lê có nhiều ở đảo Vân Hải (Quảng Ninh), Cam Ranh (Khánh Hòa)

+Vùng thềm lục địa nước ta có các tích tụ dầu khí, với trữ lượng lớn

-Giao thông vận tải biển

+Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng

+Ven biển có nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng cảng nước sâu, một số cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng.

1
0
manh
27/04 00:37:12
+3đ tặng
1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản

- Điều kiện phát triển:

+ Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư…

+ Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.

- Tình hình phát triển:

+ Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

+ Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chỉ đánh bắt gần bờ.

- Phương hướng: Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ, hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.

2. Du lịch biển - đảo

- Điều kiện phát triển: Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú, phong cảnh kỳ thú (vịnh Hạ Long), nhiều bãi biển đẹp thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

- Tình hình phát triển:

+ Du lịch biển được phát triển nhanh trong những năm gần đây.

+ Hạn chế: du lịch chỉ mới khai thác hoạt động tắm biển, chưa đa dạng hoá và tạo nhiều sản phẩm du lịch.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×