Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực về cấu trúc, đối tượng

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.114
2
1
Chymtee :"v
04/12/2018 20:09:50
Câu 1
về cấu trúc:
- nhân sơ
+ chưa có màng nhân
+ gặp ở vi khuẩn lam,
+ ADN cấu trúc vòng, kép trần
+ cấu trúc gen k phân mảnh
- nhân thực
+ đã có màng nhân
+ các sinh vật còn lại ( trừ vi rut, vi khuẩn)
+ ADN xoắn kép, mạch thẳng
+ gen phân mảnh

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
doan man
04/12/2018 20:10:29
1.  *TB nhân sơ: - Có ở vi khuẩn, vi khuẩn cổ 
- Kích thước nhỏ 1 - 5 um = 1/10 kích thước TB nhân thực 
- Nhân chưa hoàn chỉnh (không có màng nhân). 
- Vật chất di truyền là 1 phân tử ADN vòng không liên kết với protein histon. 
- Không có hệ thống nội màng (lưới nội chất, bộ máy Goongi, không bào, lizoxom, ...) 
- Không có bào quan có màng bao bọc (ti thể, lục lạp, ...) 
- Thành tế bào (nếu có) cấu tạo từ peptidoglican. 
- Riboxom có kích thước nhỏ 
- Có thể có vỏ nhầy, lông, roi, plasmit, 
*TB nhân thực: - ở động vật nguyên sinh, nấm nhầy, tảo, nấm, thực vật, độngvật 
- Kích thước lớn gấp 10 lần TB nhân sơ 
- Nhân hoàn chỉnh (có màng nhân). 
- Vật chất di truyền gồm nhiều phân tử ADN xoắn kép mạch thẳng và liên kết với protein histon tạo thành chất nhiễm sắc. 
- có hệ thống nội màng (lưới nội chất, bộ máy Goongi, không bào, lizoxom, ...) 
- có bào quan có màng bao bọc (ti thể, lục lạp, ...) 
- Thành tế bào (nếu có) cấu tạo từ xenlulozo (ở thực vật, tảo), hay từ kitin (ở nấm) 
- Riboxom có kích thước lớn hơn 
- Không có vỏ nhầy, lông, roi, plasmit,
0
0
doan man
04/12/2018 20:14:32
3.

1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi.
Phần lớn các tế bào nhân sơ đều có thành tế bào. Thành phần hóa học quan trọng cấu tạo nên thành tế bào của các loài vi khuẩn là peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn). Thành tế bào quy định hình dạng của tế bào. Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 loại : Gram dương và gram âm. Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu tím, vi khuẩn Gram âm có màu đỏ. Biết được sự khác biệt này chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.
Một số loại tế bào nhân sơ, bên ngoài thành tế bào còn có một lớp vỏ nhầy (hình 7.2). Những vi khuẩn gây bệnh ở người có lớp vỏ nhầy sẽ ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt.
Màng sinh chất của vi khuẩn cũng như của các loại tế bào khác đều được cấu tạo từ 2 lớp phôtpholipit và prôtêin.
Một số loài vi khuẩn còn có các cấu trúc được gọi là roi (tiên mao) và lông nhung mao - hình 7.2). Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển. Ở một số vi khuẩn gây bệnh ở người, lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người.

2. Tế bào chất
Tế bào chất là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. Tế bào chất ờ mọi loại tế bào nhân sơ đều gồm 2 thành phần chính là bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau) và ribôxôm cùng một số cấu trúc khác.
Tế bào chất của vi khuẩn không có : hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào. Trong tế bào chất của vi khuẩn có các hạt ribôxôm. Ribôxôm là bào quan được cấu tạo từ prôtêin và rARN. Chúng không có màng bao bọc. Ribôxôm là nơi tổng hợp nên các loại prôtêin của tế bào. Ribôxôm của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực, ở một số vi khuẩn, trong tế bào chất còn có các hạt dự trữ. 
3. Vùng nhân
Vùng nhân của tế bào sinh vật nhân sơ không được bao bọc bởi các lớp màng và chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng. Vì thế, tế bào loại này được gọi là tế bào nhân sơ (chưa có nhân hoàn chỉnh với lớp màng bao bọc như ở tế bào nhân thực). Ngoài ADN ở vùng nhân, một số tế bào vi khuẩn còn có thêm nhiều phân tử ADN dạng vòng nhỏ khác được gọi là plasmit. Tuy nhiên, plasmit không phải là vật chất di truyền tối cần thiết đối với tế bào nhân sơ vì thiếu chúng tế bào vẫn sinh trưởng bình thường.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×