Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích hình ảnh “cơm” (cà mèn cơm, chén cơm, miếng cơm) người mẹ trong đoạn trích sau:
…Chưa hết Tết, mới ngày mùng bốn anh lại phải đưa vợ con vào Sài Gòn. Bà mẹ dậy sớm làm gà, nấu cơm. Vẫn một mình bà cặm cụi với cái bếp. Bà xúc đầy cơm vào chiếc ca mèn. Gà luộc cho vào hộp đựng. “Bây đem lên xe mà ăn. Cơm dọc đường dọc sá không ngon đâu”.
Con cháu lên taxi rồi bà còn dặn theo: “Vào trong nhớ ăn uống đàng hoàng nghe bây. Đừng bỏ bữa sáng. Không ai thương bằng cơm thương”.
Vào tới Sài Gòn ca mèn cơm vẫn còn một nửa. Vợ định đem đi đổ. Anh can, bảo để đấy, phơi khô cất giữ làm kỷ niệm.
Qua tháng ba nghe tin mẹ bệnh, anh tức tốc về nhà. Nằm trên giường, gặp con, câu đầu tiên bà hỏi: “Con ăn chi chưa. Mẹ không bắc cơm được. Thôi ra đầu chợ ăn tạm. Bữa nào khỏe mẹ nấu cơm cho ăn. Tội nghiệp”.
Nhưng mẹ không khỏe nữa, yếu dần, được thêm hai bữa thì nhắm mắt.
Đưa mẹ ra đồng xong, về nhà nhìn chén cơm trắng đặt trên bàn thờ, anh thấy nhói lòng. Ân hận. Thế là hết cơ hội được ăn với mẹ một chén cơm sáng thật đầy, để nghe mẹ nói câu “Không ai thương bằng cơm thương”. Tiếc nuối. Thèm miếng cơm cháy mẹ nấu quá. Giòn và thơm, mùi hương đồng mùi nước quê, cả mùi khói bếp. Chỉ có mẹ mới nấu được miếng cơm cháy ngon như thế.
Hôm lên đường vào Sài Gòn, anh dậy sớm nấu chén cơm đặt lên bàn thờ mẹ. Anh tự mình vo gạo, tự mình nhóm bếp rơm. Loay hoay một hồi. Bếp nhà đầy khói. Và khói...
(Cơm mùi khói bếp - Hoàng Công Danh, Chuyến tàu vé ngắn, NXB Trẻ, trang 53, 54 2016, TPHCM)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |