bài văn nghị luận hiện tượng xã hội về việc vi phạm luật lệ an toàn giao thông
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông. Trên thực tế tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có hơn ba mươi người chết và bị thương. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên chúng ta.Vậy tuổi trẻ học đường phải suy nghĩ và hành động thế nào để góp phần làm giảm tai nạn giao thông cho xã hội.
Trên phạm vi toàn cầu, tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cho mọi người.Trung bình làm chết trên dưới 1 triệu người và bị thương hàng chục triệu người mỗi năm. Chỉ tính riêng trong năm 2002, tai nạn giao thông trên thế giới đã làm cho 1,2 triệu người thiệt mạng và 50 triệu người bị thương. Hàng năm, số vụ tai nạn giao thông lại tăng thêm 10% con số này ở các nước nghèo và đang phát triển cao hơn tỉ lệ ở các nước công nghiệp phát triển. Phổ biến nhất hiện nay ở phần lớn các quốc gia là tai nạn giao thông đường bộ gây tử vong hàng đầu cho xã hội. Loại tai nạn này thường xảy ra đối với ô tô và xe gắn máy khi đi trên các tuyến đường bộ hay các tuyến đường chuyên dùng cho người đi bộ. Ngoài ra còn có các loại tai nạn giao thông khác như tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường thuỷ, tai nạn giao thông đường hàng không…
Vậy tai nạn giao thông được hiểu trên những phương diện như thế nào cho đúng? Tai nạn giao thông đã có từ rất lâu trong lịch sử dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa thật chính xác có thể lột tả hết những đặc tính của nó. Trên hình thức nó được biểu hiện bằng những hành vi cụ thể, gây ra những thiệt hại nhất định về tính mạng, sức khỏe cho con người, vật và tài sản. Chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi cuối cùng trong vụ tai nạn giao thông cụ thể phải là đối tượng đang tham gia vào hoạt động giao thông.
Còn xét về lỗi, chỉ có thể là lỗi vô ý hoặc là không có lỗi, không thể là lỗi cố ý. Tai nạn giao thông không chỉ gây đau thương cho mọi gia đình mà còn liên luỵ đến bao nhiêu người vô tội khác. Lỗi chung lớn nhất là do ý thức người dân còn kém, coi thường tính mạng của mình và người khác, chưa có ý thức bảo vệ tài sản của cá nhân nói riêng và toàn xã hội nói chung. Gần 90% nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là do người điều khiển phương tiện gây ra. Có tránh được tai nạn giao thông hay không là do ý thức tự giác chấp hành Luật Giao Thông của người lái xe. Các vụ tai nạn giao thông thảm khốc, gây hậu quả nghiêm trọng trong thời gian qua đều xuất phát từ hành vi coi thường pháp luật của lái xe và chưa có ý thức chấp hành pháp luật.
Theo thống kê những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội. Bên cạnh đó, xã hội còn mất đi những bàn tay lao động, những con người đang từng ngày ra sức xây dựng tổ quốc và thật xót xa khi đất nước lại còn bị mất đi những người công dân ưu tú, những nhân tài và cả những mầm non tương lai nữa.Hậu quả của tai nạn giao thông để lại thật khủng khiếp làm sao!
Hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông. Tính riêng trong năm 2006 đã có 12.600 người chết vì tai nạn giao thông đường bộ mà trong đó có hơn 20% là do học sinh, sinh viên gây ra. Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp, trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là đi xe máy. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ.
Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, đi xe mô tô,xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố. Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng, đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Sẽ không thể nào kể hết được các lỗi mà các em đã gây ra.
Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên – những người chủ tương lai đất nước. Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh đổi với tính mạng của mình. Nhìn những chiếc xe SH, Dylan phi như bay trên những con đường lớn ta không khỏi xót xa cho họ. Chỉ vì quá được nuông chiều, thiếu sự bảo ban của cha mẹ mà họ đã phải trả giá đắt.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |