Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
05/12/2018 16:51:31

Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng như những con đường trên mặt đất, kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thoi. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về câu nói trên

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.462
2
2
Nguyễn Hữu Huân
05/12/2018 16:55:23
đánh giá mk 5 sao nha
Đó chính là tâm trạng của một con người sau bao nhiêu năm xa quê, từng hình ảnh, từng kĩ niệm của tuổi thơ có lẽ sẽ không bao giờ quên được. Và cũng cái tâm trạng ấy, con người ấy còn đi vào các tác phẩm văn học. Một trong những tác phẩm văn học có để lại dấu ấn sâu sắc trong tôi là Cố Hương của Lỗ Tấn. Và trong truyện, có lẽ hình ảnh ‘con đường’ được tác giả nhắc đến để lại cho người đọc nhiều cảm xúc nhất, nổi bâng khuâng, suy nghĩ chất chứa trong lòng.

Truyện ngắn kể về một chuyến đi về quê cũ của nhân vật “Tôi” sau hơn 20 năm xa cách với không gian và thời gian vô cùng đặc sắc. Có thể đây là lần cuối cùng anh về thăm lại quê. Lần này, nhân vật tôi trở về để đưa gia đình đi nơi khác định cư. Trên con thuyền trong một chiều hoàng hôn, nền trời vàng như lớp mỡ gà. Con đường về quê lần này đã không như mong đợi, những làng xóm thưa thớt, tiêu điều cùng với cái không gian trông im lặng và hoang vu khiến tâm trạng của “tôi” lại càng buồn hơn. Về đến nhà gặp mẹ, gặp lại những người đã từng là một phần tuổi thơ của “tôi”. Được mẹ kể về “Nhuận Thồ” người bạn cùng lứa. Trước kia Nhuận Thồ là một đứa trẻ mụ mẫm, lanh lợi, nhưng giờ đây gặp lại, hắn là một người ốm yếu với làn da đen sạm, nhà thì đông con. “Tôi” thấy thật buồn cho cậu ấy. Còn thím Hải Dương trước kia được mệnh danh là nàng Tây Thi đậu phụ, hàng đậu bán đắt vô cùng nhờ có chị ta. Chị ấy bảo “lúc cậu còn nhỏ tôi bế cậu hoài mà cậu không nhớ tôi à?” Có lẽ là vì thím ấy thay đổi quá nhiều, những kí ức đẹp đẽ kia đã bị lấn át ra ngoài hết. Trước kia thùy mị nết na là thế còn bây giờ ngược lại hoàn toàn: chanh chua, đanh đá, thô lỗ, gian xảo,…cứ thấy nhà tôi thấy có cái gì lạ là tìm cách xin cho bằng được.

Xã hội phong kiến đã đẩy những người nông dân nghèo khổ vào bước đường cùng. Họ là những con người đáng thương, bị xã hội đẩy xuống đáy, tận cùng, nhưng họ không đủ cam đảm để tìm cho mình một con đường mới để giải thoát, để thay đổi số phận. Giờ đây, “Tôi” phải đưa gia đình của “tôi” đi nơi khác, để cho cháu Hoàng và Thủy Sinh không sống một cuộc sống như “tôi” từng sống ở đây. Cũng trên con thuyền, dòng song và hoàng hồn đã mở đầu cho một hành trình mới, để bắt đầu cho một cuộc sống mới, tốt đẹp hơn. Cháu Hoàng và Thủy Sinh có hỏi về vấn đề quay lại nơi này nhưng không hiểu sao “tôi” không còn một chút lưu luyến gì, muốn rời đi và sẽ không trở lại. Quê hương “tôi” sinh ra, những con người ở đây ai cũng thay đổi, mọi thứ thay đổi theo một chiều hướng tiêu cực. “Tôi” lại suy nghĩ “Kỳ thực trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường đó thôi”. Có lẽ mong muốn một xã hội phát triển, phải có một người đứng lên, mở đường trước , đi trước mới có thể thay đổi được. Con đường của cách mạng, con đường lí tưởng, con đường của những con đường yêu nước. Nếu là dân tộc Việt Nam khi đọc tác phẩm “Cố Hương” lại càng rút ra được nhiều bài học. Bác Hồ đã mở đường lối mới cho dân tộc, đem tư tưởng Mac-Lê nin đến mọi thế hệ, vậy bây giờ con người Việt phải làm gì? Để tiếp nối với những gì Bác đã làm. Có lẽ từ giờ bản thân phải xác định được con đường riêng cho mình và cố gắng theo mục tiêu ấy. Và con đường mà tác giả nhắc tới cuối bài còn là con đường của niềm tin, hi vọng, không chỉ một người làm nên mà là cả một dân tộc, một thế hệ góp sức cùng xây dựng.

Tất cả mọi thứ đến như xuất phát từ sâu thẫm đáy lòng yêu quê hương của anh. Hình ảnh làng quê trẻ thơ sẽ chẳng bao giờ phai nhạt. Một con người luôn mong ước người khác được ấm no- hạnh phúc. Có những con đường xa, đường gần, con đường khổ đau, con đường trắc trở nhưng ta cứ dũng cảm đi thì mọi con đường đều trở nên tốt đẹp và hạnh phúc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Quỳnh Anh Đỗ
05/12/2018 19:17:23
Con đường không tự nhiên mà có, không do thần linh hay Chúa trời ban tặng mà do chính con người, nhiều người đi mãi, đi nhiều, góp phần tạo dựng nên. “Hy vọng” là cái chưa có, càng không phải là cái đã có. Nhưng nó là cái có khả năng thành hiện thực . Đi mãi thì thành đường . Mong ước mãi thì thành hy vọng . Vấn đề là phải có được hi vọng mới cho một hế hệ mới, và làm cho người ta tin vào hy vọng nhiều hơn. Hình ảnh “con đường” trong đoạn văn trên thuần nghĩa biểu trưng, biểu tượng, khái quát triết lí về cuộc sống con người, hiện tại đến tương lai. Đó là con đường đến tự do, hạnh phúc của con người, con đường của tự thân hành động, dựng xây và hy vọng của con người. Thông qua sự so sáng “hi vọng” với “con đường” của Lỗ Tấn , chúng ta có thể hiểu được hàm ý của tác giả là:Tuy hi vọng chưa có thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng kiên trì thực hiện thì vẫn có thể thành công. Hình tượng con đường ở phần cuối tác phẩm chứa đựng những suy ngẫm về thực trạng xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ. Con đường mà tác giả cảm nhận được về thực tại là sự phân rẽ của các tầng lớp xã hội, một điều đáng buồn và ray rứt tâm tư của nhà văn. Nhiệt tình cải tạo xã hội đã thành câu kết đầy triết lí thể hiện sâu sắc tư tưởng nhà văn : kì thực trên mặt đất làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi. Đó là sự khẳng định cho quyết tâm vượt qua những định kiến xã hội lạc hậu. Con đường mà nhà văn muốn nói chính là con đường chung – thay đổi số phận, thay đổi nếp nghĩ để kết lại tình bạn như thuở nào tốt đẹp vô tư, để người sống với người hoà đồng thân ái. Muốn vậy, mỗi người phải tự vạch con đường cho mình, không giẫm lên những vết mòn vẹt của định kiến cũ. Cảm hứng của nhà văn hướng về việc cải tạo xã hội ngày càng tốt đẹp.
0
0
Có Huất
09/06/2019 15:22:23
Đó chính là tâm trạng của một con người sau bao nhiêu năm xa quê, từng hình ảnh, từng kĩ niệm của tuổi thơ có lẽ sẽ không bao giờ quên được. Và cũng cái tâm trạng ấy, con người ấy còn đi vào các tác phẩm văn học. Một trong những tác phẩm văn học có để lại dấu ấn sâu sắc trong tôi là Cố Hương của Lỗ Tấn. Và trong truyện, có lẽ hình ảnh ‘con đường’ được tác giả nhắc đến để lại cho người đọc nhiều cảm xúc nhất, nổi bâng khuâng, suy nghĩ chất chứa trong lòng.

Truyện ngắn kể về một chuyến đi về quê cũ của nhân vật “Tôi” sau hơn 20 năm xa cách với không gian và thời gian vô cùng đặc sắc. Có thể đây là lần cuối cùng anh về thăm lại quê. Lần này, nhân vật tôi trở về để đưa gia đình đi nơi khác định cư. Trên con thuyền trong một chiều hoàng hôn, nền trời vàng như lớp mỡ gà. Con đường về quê lần này đã không như mong đợi, những làng xóm thưa thớt, tiêu điều cùng với cái không gian trông im lặng và hoang vu khiến tâm trạng của “tôi” lại càng buồn hơn. Về đến nhà gặp mẹ, gặp lại những người đã từng là một phần tuổi thơ của “tôi”. Được mẹ kể về “Nhuận Thồ” người bạn cùng lứa. Trước kia Nhuận Thồ là một đứa trẻ mụ mẫm, lanh lợi, nhưng giờ đây gặp lại, hắn là một người ốm yếu với làn da đen sạm, nhà thì đông con. “Tôi” thấy thật buồn cho cậu ấy. Còn thím Hải Dương trước kia được mệnh danh là nàng Tây Thi đậu phụ, hàng đậu bán đắt vô cùng nhờ có chị ta. Chị ấy bảo “lúc cậu còn nhỏ tôi bế cậu hoài mà cậu không nhớ tôi à?” Có lẽ là vì thím ấy thay đổi quá nhiều, những kí ức đẹp đẽ kia đã bị lấn át ra ngoài hết. Trước kia thùy mị nết na là thế còn bây giờ ngược lại hoàn toàn: chanh chua, đanh đá, thô lỗ, gian xảo,…cứ thấy nhà tôi thấy có cái gì lạ là tìm cách xin cho bằng được.

Xã hội phong kiến đã đẩy những người nông dân nghèo khổ vào bước đường cùng. Họ là những con người đáng thương, bị xã hội đẩy xuống đáy, tận cùng, nhưng họ không đủ cam đảm để tìm cho mình một con đường mới để giải thoát, để thay đổi số phận. Giờ đây, “Tôi” phải đưa gia đình của “tôi” đi nơi khác, để cho cháu Hoàng và Thủy Sinh không sống một cuộc sống như “tôi” từng sống ở đây. Cũng trên con thuyền, dòng song và hoàng hồn đã mở đầu cho một hành trình mới, để bắt đầu cho một cuộc sống mới, tốt đẹp hơn. Cháu Hoàng và Thủy Sinh có hỏi về vấn đề quay lại nơi này nhưng không hiểu sao “tôi” không còn một chút lưu luyến gì, muốn rời đi và sẽ không trở lại. Quê hương “tôi” sinh ra, những con người ở đây ai cũng thay đổi, mọi thứ thay đổi theo một chiều hướng tiêu cực. “Tôi” lại suy nghĩ “Kỳ thực trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường đó thôi”. Có lẽ mong muốn một xã hội phát triển, phải có một người đứng lên, mở đường trước , đi trước mới có thể thay đổi được. Con đường của cách mạng, con đường lí tưởng, con đường của những con đường yêu nước. Nếu là dân tộc Việt Nam khi đọc tác phẩm “Cố Hương” lại càng rút ra được nhiều bài học. Bác Hồ đã mở đường lối mới cho dân tộc, đem tư tưởng Mac-Lê nin đến mọi thế hệ, vậy bây giờ con người Việt phải làm gì? Để tiếp nối với những gì Bác đã làm. Có lẽ từ giờ bản thân phải xác định được con đường riêng cho mình và cố gắng theo mục tiêu ấy. Và con đường mà tác giả nhắc tới cuối bài còn là con đường của niềm tin, hi vọng, không chỉ một người làm nên mà là cả một dân tộc, một thế hệ góp sức cùng xây dựng.

Tất cả mọi thứ đến như xuất phát từ sâu thẫm đáy lòng yêu quê hương của anh. Hình ảnh làng quê trẻ thơ sẽ chẳng bao giờ phai nhạt. Một con người luôn mong ước người khác được ấm no- hạnh phúc. Có những con đường xa, đường gần, con đường khổ đau, con đường trắc trở nhưng ta cứ dũng cảm đi thì mọi con đường đều trở nên tốt đẹp và hạnh phúc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo