LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Có bao giờ bạn mơ thấy một âm thanh, chỉ một âm thanh thôi, không hình ảnh

Có bao giờ bạn mơ thấy một âm thanh, chỉ một âm thanh thôi, không hình ảnh. Đó là khi bạn nghe mơ hồ bên tai như có ai đó đang gọi tên mình “A. ơi”, vừa như ngay bên cạnh vừa như xa xôi lắm. Mơ hồ như là một giấc chiêm bao.
Đó là tiếng “ơi” mà lúc nhỏ tôi hay nghe lắm, có ngày nghe đến hàng chục lần. Có khi bà ngoại gọi “A. ơi về ăn cơm”, có khi nghe cậu bạn thân “A. đi câu cá”, có khi là đứa em trai thì thầm vào tai “A. ơi” khi muốn xin xỏ thứ gì. Nhưng cũng có khi là tiếng kêu “… ơi” của mẹ, gọi về phát cho mấy cái đũa bếp vào mông vì cái tội ham chơi.
Đã bao lâu rồi, tôi không được nghe tiếng “ơi” ấy!
 
Các bác sĩ thống kê rằng có đến 70% những em bé bị chậm nói bắt nguồn từ nguyên nhân cha mẹ dành quá ít thời gian để nói chuyện với bé. Điều đáng nói là những chiếc ti vi ra rả suốt ngày không thay thế được tiếng mẹ, tiếng cha, mà còn làm cho tình trạng chậm nói của các em trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi trẻ em, ở cái tuổi bi bô ấy, phải nghe và được lắng nghe với tình yêu cũng như sự thông hiểu, thì mới nói được. Nghĩa là không chỉ có người lớn mới có lúc thèm nghe tiếng người mà ngay cả trẻ con cũng vậy.
Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè… Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng!
 

câu 1: Tiếng 'ơi' mà lúc nhỏ tác giả hay nghe là gì?

Câu 2: Phân tích tác dụng của phép điệp trong đoạn sau: "Nếu muốn được hiểu thì phải lắng nghe.Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã"

Câu 3:Anh/chị hiểu như thế nào về cụm từ "thèm nghe tiếng người"?

Mong mọi người giúp mình với mình sắp thi rồi ạ MÌNH CẢM ƠNN

0 trả lời
Hỏi chi tiết
1.634
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi

Câu 1: Tiếng 'ơi' mà lúc nhỏ tác giả hay nghe là tiếng mẹ, tiếng bà ngoại, tiếng cậu bạn thân, tiếng đứa em trai.


Câu 2: Phép điệp trong đoạn sau giúp nhấn mạnh vào việc rằng để hiểu và được hiểu, người ta cần phải lắng nghe và nói chuyện với nhau. Việc giao tiếp trực tiếp và chân thành là cách tốt nhất để tạo ra sự hiểu biết và gắn kết giữa mọi người.


Câu 3: "Thèm nghe tiếng người" có thể hiểu là nỗi nhớ, nỗi mong muốn được nghe tiếng nói của người khác, được tương tác và giao tiếp với họ. Đó là nhu cầu cơ bản của con người trong việc tạo ra mối quan hệ và giao tiếp với nhau.


Chúc bạn ôn tập tốt và thi tốt nhé! Nếu cần thêm sự trợ giúp, hãy liên hệ với mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư