Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
01/05 11:15:04

Bài văn phân tích điểm giống và khác nhau của lòng yêu nước qua các tác phẩm "Đồng Chí

Bài văn phân tích điểm giống và khác nhau của lòng yêu nước qua các tác phẩm "Đồng Chí" của Chính Hữu, "Lặng Lẽ Sapa" của Nguyễn Thành Long và "Lá Đỏ" của Nguyễn Đình Thi.
 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
Trợ lý ảo
63
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong ba tác phẩm "Đồng Chí" của Chính Hữu, "Lặng Lẽ Sapa" của Nguyễn Thành Long và "Lá Đỏ" của Nguyễn Đình Thi, đều thể hiện tình yêu và lòng quý trọng đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi tác phẩm lại có những điểm giống và khác nhau riêng biệt.

Điểm giống của ba tác phẩm này là tất cả đều thể hiện sự yêu thương, lòng quý trọng đất nước, đất đai và con người Việt Nam. Trong "Đồng Chí", Chính Hữu mô tả về cuộc sống của người lính trẻ, những người hy sinh tất cả vì đất nước. Trong "Lặng Lẽ Sapa", Nguyễn Thành Long tả lại vẻ đẹp của Sapa, nơi có cảnh đẹp tự nhiên hùng vĩ và con người hiền hòa, chân thành. Trong "Lá Đỏ", Nguyễn Đình Thi thể hiện tình yêu thương đất nước qua việc tôn vinh vẻ đẹp của quê hương, những hình ảnh quen thuộc như lá đỏ, cánh đồng lúa và con người miền quê.

Tuy nhiên, mỗi tác phẩm cũng có những điểm khác biệt. "Đồng Chí" của Chính Hữu tập trung vào việc mô tả cuộc sống của người lính, những người hy sinh cho đất nước, trong khi "Lặng Lẽ Sapa" của Nguyễn Thành Long tập trung vào việc tả lại vẻ đẹp của Sapa và con người Sapa. "Lá Đỏ" của Nguyễn Đình Thi tập trung vào việc tôn vinh vẻ đẹp của quê hương, những hình ảnh thân quen và yêu thương.

Tóm lại, ba tác phẩm "Đồng Chí", "Lặng Lẽ Sapa" và "Lá Đỏ" đều thể hiện lòng yêu nước và lòng quý trọng đất nước Việt Nam. Mỗi tác phẩm có những điểm giống và khác nhau riêng biệt, nhưng đều góp phần tạo nên bức tranh đa dạng và phong phú về tình yêu quê hương trong văn học Việt Nam.
2
2
Hoàng Hiệp
01/05 11:15:51
+5đ tặng

Trong số các nhà văn Việt Nam hiện đại, Nguyễn Thành Long là cây bút để lại dấu ấn với các tác phẩm truyện ngắn và kí. Truyện của ông thường tạo dựng chất thơ nhẹ nhàng trong sáng, thể hiện khả năng cảm nhận đời sống tinh tế. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được viết năm 1970, là kết quả của chuyến đi thực tế Lào Cai của tác giả, lúc miền Bắc đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ. Truyện được in trong tập Giữa trong xanh. Đây là một trong những truyện ngắn hay, đầy chất thơ của Nguyễn Thành Long; ca ngợi nét đẹp của tâm hồn những người lao động, sẵn sàng chịu thiệt thòi, thậm chí hi sinh hạnh phúc cá nhân để đóng góp công sức của mình trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

Lặng lẽ Sa Pa kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe tại trạm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn, trong vòng chưa đầy nửa tiếng. Ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên làm công tác khí tượng. Anh bộc bạch về công việc và cuộc sống của mình. Họa sĩ đã kịp ghi lại kí họa chân dung về anh. Anh đã làm cô kĩ sư và ông họa sĩ sống dậy những khát vọng cống hiến. Họ đã chia tay trong tình cảm lưu luyến, xúc động.

Truyện ngắn khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng cống hiến cho đời mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao. Qua đó ngợi ca vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng nhưng quan trọng vô cùng.

Để tạo dựng được thành công của tác phẩm, không thể không kể đến những nét nghệ thuật đặc sắc đã được tác giả sử dụng. Đầu tiên, phải kể đến nghệ thuật xây dựng tình huống. Truyện được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Đó chính là cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua “bức chân dung” (cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước.

Một trong những người đang lặng lẽ cống hiến đó chính là một anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng – đây cũng là nhân vật chính của truyện ngắn, thể hiện nghệ thuật xây dựng nhân vật khá tài tình của tác giả. Anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu; công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây và đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu”. Một công việc gian khó nhưng đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm cao: “Nửa đêm dù mưa tuyết, gió lạnh, đúng giờ ốp thì cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm việc”. Hoàn cảnh sống khắc nghiệt vô cùng bởi sự heo hút, vắng vẻ; cuộc sống và công việc có phần đơn điệu, giản đơn và cô đơn đến mức “thèm người”, phải lăn cây chặn đường dừng xe khách qua núi để được gặp gỡ, trò chuyện. Tuy sống trong hoàn cảnh cô độc như vậy, nhưng anh thanh niên vẫn giữ được những nét đẹp trong tính cách, con người. Anh có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc: Làm việc một mình trên đỉnh núi cao, suốt mấy năm ròng rã ghi và báo “ốp”đúng giờ trong mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc 1h sáng, anh vẫn không ngần ngại. Anh yêu công việc của mình, anh kể về nó một cách say sưa và tự hào. Với anh, công việc là niềm vui, là lẽ sống. Anh còn biết tạo ra một cuộc sống ngăn nắp và thơ mộng: Sống một mình trên đỉnh núi cao, anh đã chủ động sắp xếp cho mình một cuộc sống ngăn nắp. Anh còn trồng hoa, nuôi gà, anh còn có thú vui đọc sách, coi sách như người bạn để trò chuyện, thanh lọc tâm hồn. Anh còn là người chân thành, cởi mở và hiếu khách: Anh quan tâm mọi người, thân với bác lái xe, tặng củ tam thất cho vợ bác vừa mới ốm dậy. Anh vui sướng cuống cuồng khi có khách đến thăm nhà. Anh đón tiếp khách nồng nhiệt, ân cần chu đáo. Đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý báu. Anh là người khiêm tốn, thành thật: Anh cảm thấy mình chưa xứng đáng với lời khen tặng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé. Khi ông hoạ sĩ kí hoạ chân dung,anh từ chối, e ngại và nhiệt tình giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn anh nhiều (ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét...) Như vậy, chỉ bằng một số chi tiết và anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, nhưng tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc. Anh thanh niên là hình ảnh tiêu biểu cho những con người ở Sa Pa, là chân dung con người lao động mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
tony tv fake
01/05 11:19:57
+4đ tặng

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đã tôi rèn lên biết bao nhà thơ mặc áo lính. Một trong số đó phải nhắc đến nhà thơ Chính Hữu. Xuất thân từ người nông dân áo vải miền biển, chính vì vậy các vần thơ của Chính Hữu giản dị và gần gũi dễ đi vào lòng người đọc. Và một trong số các tác phẩm tiêu biểu nhất của Chính Hữu khi viết về đề tài người lính chính là tác phẩm Đồng chí. Bài thơ là một bức tranh đẹp về tình đồng chí đồng đội trong thời kì kháng chiến gian khổ.

Cả bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội keo sơn gắn bó giữa những người chiến sĩ quân đội nhân dân trong cuộc sống chiến đấu gian khổ cua thời kì kháng chiến chín năm. Họ là những người xuất thân là nhân dân lao động chỉ quen việc "cuốc cày" ở những vùng quê hẻo lánh khác nhau, vì có chung tấm lòng yêu nước, họ đã gặp nhau từ xa lạ bỗng trở thành đồng đội thân quen. Chính Hữu đã kể về những con người ấy bằng những lời thơ thật cảm động:

"Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau."

Ở đây, tác giả đã phát hiện được hiện tượng tình cảm kì lạ ở những người chiến sĩ. Đó là sự phát triển của tình cảm cách mạng trong quân đội ta. Từ những con người rất “xa lạ" trong đời sống lại trở thành những đồng chí rất thân thương trong chiến đấu. Nhà thơ đã chọn lựa những chi tiết, những hình ảnh thơ rất chân thực để gợi tả về cuộc sống của người chiến sĩ. Họ xuất thân từ những vùng đất khô cằn, nghèo khó "nước mặn đồng chua", “đất cằn lên sỏi đá”. Thật là thú vị, nhà thơ không nói hai người xa lạ mà là “đôi người xa lạ". Đôi là chỉ hai đối tượng cùng đi với nhau. "Đôi người xa lạ" nghĩa là hai người cùng đi với nhau mà lại là xa lạ. Vì thế ý thơ được nhấn mạnh thêm. Hình ảnh những phương trời xa cách, những con người chẳng hẹn quen nhau nói lên cả một sự xa lạ trong không gian và tình cảm. Nhưng khi tham gia kháng chiến, những con người xa lạ ấy đã cùng nhau chiến đấu, cùng chịu đựng gian khổ, chung lưng đấu cật bên nhau. Vì thế, họ trở thành thân nhau, hiểu nhau, thương nhau và gọi nhau là "đồng chí”:

“Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!"

Câu thơ vừa tả thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng “súng bên súng, đầu sát bên đầu". Tác giả đã tả thực những giờ phút bên nhau cùng chiến đấu đồng thời hình ảnh ấy còn tượng trưng cho sự nghiệp chiến đấu chung, lí tưởng cách mạng chung của quân đội ta. Câu thơ giúp ta hiểu thêm "đôi người xa lạ" ấy đã nảy nở một tình cảm mới khi họ cùng chiến đấu vì một lý tưởng lớn lao. Tình cảm ấy thật thân thương, thật tha thiết. Giọng thơ đang tuôn liền mạch nhẹ nhàng bỗng bị ngắt nhịp đột ngột. Từ “đồng chí” lại được tách thành một câu riêng, một đoạn riêng. Với cấu trúc thơ khác thường ấy, tác giả làm nổi bật ý thơ. Nó như một nốt nhấn của bản nhạc, bật lên âm hưởng gây xúc động lòng người. Câu thơ chỉ có một từ: “Đồng chí” - một tiếng nói thiêng liêng. “Đồng chí” một sự cảm kích về nhiều đổi thay kì lạ trong quan hệ tình cảm. Thế là thành "đồng chí”.

Tình cảm ấy lại được biểu hiện cụ thể trong cuộc sống chiến đấu. Những lúc kề cận bên nhau, họ lại kể nhau nghe chuyện quê nhà. Chuyện “ruộng nương gửi bạn thân cày”, "gian nhà không mặc kệ gió lung lay”, cả chuyện “giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính... Từ những lời tâm tình ấy cho ta hiểu rằng - Các anh chiến sĩ mỗi người đều có một quê hương, có những kỉ niệm thân thiết gắn bó với quê nhà và khi ra đi hình bóng quê hương đều mang theo trong lòng họ. Các anh lại cùng chia ngọt sẻ bùi, cùng chịu gian khổ bên nhau. Trong gian lao vất vả, họ lại tìm dược niềm vui, niềm hạnh phúc trong mối tình đồng chí. Làm sao các anh có thể quên được những lúc cùng chịu với nhau từng cơn ớn lạnh", những lúc “sốt run người vầng trán ướt mồ hôi". Cuộc sống bộ đội nghèo vất vả nhưng không thiếu niềm vui. Dẫu "áo anh" có “rách vai”, quần tôi có “vài mảnh vá", dẫu trời có "buổi giá" thì miệng vẫn cười tươi. Bằng những chi tiết rất thực, nhà thơ đã miêu tả rõ nét cuộc sống chiến đấu gian khổ và sự gắn bó của tình đồng đội keo sơn. Tình cảm chân thành tha thiết ấy không diễn tả bằng lời mà lại thể hiện bằng “thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Thật giản dị và cảm động. Không phải là những vật chất của cải, không phải là những lời hoa mĩ phô trương. Những người chiến sĩ biểu hiện tình đồng chí là "bàn tay nắm lấy bàn tay". Chính đôi tay nắm chặt ấy đã nói lên tất cả những ý nghĩa thiêng lièng cao đẹp của mối tình đồng chí. Đoạn thơ với nhiều nét tả thực chi tiết mà không trần trụi, vẫn gợi cảm nhờ hình ảnh "anh với tôi" gắn bó dọc bài thơ và hình ảnh cảm động "thương nhau" nhưng không biết làm sao, chỉ biết lặng lẽ “tay nắm lấy bàn tay". Chỉ có những con người cùng chung ý chí và lí tưởng cao cả mới có những biểu hiện tình cảm đáng quý như thế.

Mối tình đồng chí lại được lắng đọng bằng hình ảnh đẹp rực sáng ở khổ cuối bài thơ:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Câu thơ vừa tả thực vừa mang nét tượng trưng. Tác giả tả cảnh những người lính đi phục kích giặc trong đêm trăng đầy sương muối. Súng hướng về phía trước, có ánh trăng lơ lửng giữa trời như treo trên đầu ngọn súng. Đồng thời hình ảnh "Đầu súng trăng treo" còn mang ý nghĩa tượng trưng. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, vừa thực vừa mơ, vừa xa lại vừa gần, vừa mang tính chiến đấu lại vừa mang tính trữ tình. Vừa chiến sĩ vừa thi sĩ. Đây là hình ảnh đẹp tượng trưng cho tình cảm trong sáng của người chiến sĩ. Mối tình đồng chí, đang nảy nở, vươn cao, tỏa sáng từ cuộc đời chiến đấu. Hình ảnh thơ thật độc đáo, gây xúc động bất ngờ, thú vị cho người đọc. Nó nói lên đầy đủ ý nghĩa cao đẹp lí tưởng chiến đấu và mối tình đồng chí thiêng liêng của anh bộ đội Cụ Hồ.

Qua ngôn ngữ cô đọng, hình ảnh chân thực gợi tả có sức khái quát cao, Chính Hữu đã cho ta thấy rõ quá trình phát triển của một tình cảm cách mạng trong quân đội, ở đây, nhà thơ đã xây dựng hình ảnh thơ từ những chi tiết thực cuộc sống của những người chiến sĩ, không phô trương, không lãng mạn hóa, thi vị hóa. Và chính những nét thực đó tạo nên sự thành công của bài thơ "Đồng chí” đánh dấu một bước ngoặt mới trong phương pháp sáng tác về cách xây dựng hình tượng người chiến sĩ trong giai đoạn chống Pháp.

Đọc bài thơ "Đồng chí", mỗi chúng ta đều lắng lại những cảm xúc dào dạt. Chúng ta đã cảm nhận được mối tình đồng chí đậm đà ấy qua những lời thơ nhẹ nhàng tha thiết như bài hát tâm tình của Chính Hữu. Cuộc kháng chiến chống Pháp đã thắng lợi vẻ vang, trang sử vàng đã sang qua bao nhiêu giai đoạn mới, thế nhưng mỗi lần đọc lại bài thơ “Đồng chí” ta như thấy rõ hình ảnh của anh bộ đội Cụ Hồ hiện lên sáng rực thật cao đẹp, thật thân thương trong những lời thơ của Chính Hữu.

0
0
Quỳnh Anh Nguyễn
01/05 11:22:59
+3đ tặng

Các tác phẩm "Đồng Chí" của Chính Hữu, "Lặng Lẽ Sapa" của Nguyễn Thành Long và "Lá Đỏ" của Nguyễn Đình Thi đều phản ánh một tinh thần yêu nước sâu sắc thông qua những hình ảnh và câu chuyện cụ thể. Tuy nhiên, mỗi tác phẩm lại mang đến cái nhìn và cách tiếp cận khác nhau về lòng yêu nước. Dưới đây là phân tích về điểm giống và khác nhau của lòng yêu nước trong ba tác phẩm này:
Điểm giống ở hai tác phẩm: Tình yêu và sự hy sinh: Tất cả ba tác phẩm đều tôn vinh tinh thần yêu nước và sẵn sàng hy sinh cho đất nước. Các nhân vật trong các tác phẩm này thể hiện lòng quả cảm và trách nhiệm cao cả với cộng đồng và quê hương.Sự vĩ đại của quê hương: Ba tác phẩm đều tập trung vào việc miêu tả vẻ đẹp của quê hương và giá trị tinh thần của nơi mình sinh ra. Quê hương không chỉ là nơi sinh sống mà còn là nguồn cảm hứng và sức mạnh tinh thần cho nhân vật.Ý thức cộng đồng: Tất cả các tác phẩm đều thể hiện sự nhất quán và đoàn kết của cộng đồng trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước. Những hành động và tinh thần này phản ánh ý thức cao về trách nhiệm và vai trò của mỗi cá nhân đối với xã hội.Bên cạnh đó điểm khác nhau:Bối cảnh và ngữ cảnh: Mỗi tác phẩm đề cập đến một bối cảnh và ngữ cảnh khác nhau, từ cuộc sống hàng ngày đến những trải nghiệm chiến tranh. Điều này tạo ra những trải nghiệm và cảm xúc đa dạng cho độc giả khi tiếp cận các tác phẩm.Cách tiếp cận văn chương: Mỗi tác phẩm có phong cách văn chương và cách tiếp cận riêng, từ sự chân thực và chặt chẽ đến sự lãng mạn và tưởng tượng. Điều này tạo ra sự đa dạng trong cách diễn đạt lòng yêu nước và tạo ra ấn tượng sâu sắc khác nhau đối với độc giả.Tôn vinh giá trị cá nhân: Mỗi tác phẩm có những nhân vật và câu chuyện riêng, tôn vinh những giá trị và phẩm chất cá nhân khác nhau như tinh thần đồng đội, lòng can đảm và sự hy sinh vì lợi ích cộng đồng.

Tóm lại, mặc dù các tác phẩm "Đồng Chí" của Chính Hữu, "Lặng Lẽ Sapa" của Nguyễn Thành Long và "Lá Đỏ" của Nguyễn Đình Thi có điểm giống nhau về lòng yêu nước, nhưng mỗi tác phẩm lại mang đến cái nhìn và trải nghiệm riêng về tình yêu quê hương và ý thức cộng đồng.
CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP 1 NGUỒN NÀO! CHÚC BẠN HỌC TỐT ^^

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo