LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về lễ chào cờ đầu tuần của trường em

Thuyết minh về lễ chào cờ đầu tuần của trường em 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
90
3
0
Phương
01/05 17:48:05
+5đ tặng

Ở trường học, buổi lễ chào cờ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nghi thức này được diễn ra đầy trang trọng, thiêng liêng.

Lễ chào cờ sẽ được diễn ra vào tiết đầu tiên của buổi sáng thứ hai. Ngoài ra, lễ chào cờ cũng được thực hiện trong các buổi khai giảng, bế giảng, lễ mít tinh. Thầy cô và học sinh trong trường đều phải tham gia lễ chào cờ. Buổi lễ diễn ra ở dưới sân trường với không khí nghiêm trang.

Trước đó, học sinh sẽ cần xuống sân trường để sắp xếp bàn ghế. Cán bộ lớp có nhiệm vụ lấy cờ và bảng tên lớp. Khi tiếng trống báo hiệu vang lên, học sinh sẽ xuống sân trường, xếp thành hàng ngay ngắn. Đội nghi lễ gồm đội cờ và đội trống vào vị trí sẵn sàng.

Bạn liên đội trưởng là người phụ trách chỉ huy đội chào cờ. Đầu tiên, liên đội trưởng sẽ hô: “Kính mời các thầy cô và toàn thể học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ”. Các thầy cô và học sinh toàn trường sẽ đứng dậy trong tư thế nghiêm trang và giữ trật tự. Sau đó, liên đội trưởng sẽ hô to “Chào cờ! Chào!”. Toàn bộ học sinh tiến hành chào cờ theo nghi thức quy định. Đội nghi thức sẽ đánh trống.

Tiếp đế là phần hát “Quốc ca” và “Đội ca”. Liên đội trưởng sẽ hô: “Quốc ca” hoặc “Đội ca”. Sau đó, thầy cô và học sinh cần hát to và rõ ràng. Quốc ca sẽ được hát trước rồi mới đến Đội ca. Sau khi câu hát cuối cùng được vang lên, liên đội trưởng hô to khẩu hiệu: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng”. Học sinh toàn trường cùng hô theo: “Sẵn sàng”. Nghi thức chào cờ sẽ kết thúc.

Buổi lễ chào cờ là một nghi lễ thiêng liêng, quan trọng trong các trường học. Chính vì vậy, học sinh cần có ý thức khi tham gia.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ngọc
01/05 18:08:49
+4đ tặng
Như chúng ta đã biết, buổi lễ chào cờ vào thứ hai đầu tuần luôn là một trong những nghi lễ quan trọng của thời học học sinh từ cấp Tiểu học đến THPT. Từ lâu lễ chào cờ đã là một phần không thể thiếu như một yếu tố quan trọng của trường học. Chắc hẳn trong quãng đời học sinh, ai cũng từng trải qua cảm giác ngồi tham gia một buổi lễ chào cờ. Đó chính là một trong những dấu ấn không thể quên trong kí ức về những năm tháng học trò.

Buổi lễ chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc của người Việt Nam ta. Thông thường, một buổi chào cờ sẽ được tính như một tiết học thông thường, kéo dài tầm 45 phút và được tổ chức vào sáng thứ hai hàng tuần. Với quy mô là toàn bộ các thầy cô giáo và các bạn học sinh trong trường, chính vì thế buổi lễ chào cờ này thường được tổ chức dưới sân trường.

Trước mỗi buổi lễ chào cờ sẽ có một liên đội sẽ được phân công trực nhật vào buổi lễ ngày hôm đó. Nhiệm vụ của các bạn sẽ là kê bàn ghế cho các thầy cô giáo ngồi, kê bục, chuẩn bị, loa, mic,…để buổi chào cờ có thể diễn ra một cách thuận lợi. Còn về phần các bạn học sinh, mỗi bạn sẽ tự chuẩn bị cho mình một chiếc ghế nhựa nhỏ để ngồi thành hàng ngay ngắn theo đơn vị từng lớp. Ngoài sự chuẩn bị đó còn một bộ phận vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của buổi lễ ngày hôm đó, chính là đội cờ và đội trống. Các bạn trong đội này sẽ có nhiệm vụ giương cờ và đánh trống thể hát “Quốc ca”. Như vậy, đó là những điều cần chuẩn bị đầu tiên để buổi lễ cho thể diễn ra một cách suôn sẻ.

Như thường lệ, khi nghe hồi trống thứ hai của bác bảo vệ vang lên, các bạn học sinh và các thầy cô giáo sẽ đi xuống sân trường để chuẩn bị nghi lễ chào cờ. Tiếng trống trường như thúc giục các bạn nhanh chân xuống tập trung và xếp đội hình hàng dọc theo vị trí quy định của từng lớp. Như vậy là bước đầu đã xong và cả trường sẽ bước vào buổi lễ chào cờ.

Đứng trên bục là bạn đội viên trưởng sẽ là người hô khẩu lệnh, với giọng nói dõng dạc và đanh thép của mình bạn mời tất cả mọi người đứng lên, bỏ hết mũ trên đầu xuống, đứng một cách nghiêm chỉnh. Sau đó bạn mời đội cờ và đội trống đứng vào vị trí, đội cờ đứng trước và đội trống sẽ đứng sau. Sau khẩu lệnh “Nghiêm! Chào cờ-chào!” mọi người đều giơ tay lên làm theo khẩu lệnh. Sau đó là tiếng trống vang lên cùng lời hát “Quốc ca, Đội ca” hào hùng và anh dũng. Từng lời hát như thể hiện ý chí, sức mạnh chiến thắng kẻ thù của tất cả mọi người. Sau đó tất cả mọi người sẽ cùng hô “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại – Sẵn sàng!” để tạo không khí cho buổi lễ được diễn ra tốt nhất. Như vậy là Nghi thức Lễ chào cờ đã kết thúc để nhường cho phần tiếp theo của buổi lễ chào cờ.

Thông thường, sau khi kết thức nghi thức Lễ chào cờ sẽ là phần nhận xét các hoạt động trong tuần của đội Sao đỏ. Những lời nhận xét có cả điểm mạnh và điểm yếu của từng tập thể trong trường. Vừa là một lời nhắc nhở để các bạn cố gắng hơn trong tuần tới nhưng cũng chính là những lời động viên để các bạn có thể tiến bộ hơn. Không chỉ có lời nhận xét của đội sao đỏ, mà trong buổi lễ chào cờ còn có những kế hoạch của tuần tiếp theo do cô Tổng phụ trách đội sẽ phổ biến cho cả trường cùng thực hiện. Hầu như mỗi tuần sẽ có một chủ điểm khác nhau để các bạn cùng nhau sáng tạo, thi đua trong học tập.

Ngoài ra, buổi lễ chào cờ còn có những tiết mục văn nghệ được chuẩn bị vô cùng chu đáo để các bạn học sinh cũng như thầy cô có thể thưởng thức và tăng hiệu quả để bắt đầu một tuần học mới tràn đầy năng lượng.

Như vậy, buổi lễ chào cờ vừa để giáo dục truyền thống, mở rộng vốn kiến thức và hiểu biết cho từng đội viên thì đó còn là buổi chào cờ để các học sinh có thể đóng góp ý kiến của bản thân mình. Buổi chào cờ cũng như một buổi học ngoài giờ để các em có thể nhận thức rõ hơn, mạnh dạn và có nhiều kinh nghiệm hơn trong cuộc sống. Nhưng bên cạnh đó, mỗi buổi chào cờ cũng cần đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, giúp các em định hướng đúng đắn, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức trong sáng, tính tích cực xã hội, khả năng giao tiếp, ứng xử, ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh. Đây là hoạt động khởi động hứng thú cho một tuần mới tràn đầy năng lượng.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu thêm về cách thức cũng như ý nghĩa của một buổi lễ chào cờ trong từng trường học. Từ đó giúp các em nâng cao hiểu biết và rèn luyện được tính tự giác, kỉ luật trong học tập.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư