Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích khổ 3, 4 bài thơ Viếng Lăng Bác với 2 luận điểm chính được đặt trên đầu mỗi đoạn phân tích

Phân tích khổ 3, 4 bài thơ Viếng Lăng Bác với 2 luận điểm chính được đặt trên đầu mỗi đoạn phân tích 
Xin cảm ơn
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
74
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Để phân tích khổ 3 và 4 của bài thơ Viếng Lăng Bác, chúng ta có thể tập trung vào hai luận điểm chính sau:

1. Sự tiếc thương và tôn kính:
Trong khổ thơ này, người viết thể hiện sự tiếc thương và tôn kính đối với Bác Hồ thông qua việc miêu tả vẻ đẹp và sự trang nghiêm của Lăng Chủ tịch. Bằng cách mô tả chi tiết về những góc cạnh của lăng mộ, người viết muốn thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn đối với công lao của Bác Hồ đối với dân tộc.

2. Sự xúc động và nhớ nhung:
Trên nền những hình ảnh trang nghiêm và yên bình của Lăng Chủ tịch, khổ thơ này cũng thể hiện sự xúc động và nhớ nhung của người viết đối với Bác Hồ. Việc viếng thăm lăng mộ không chỉ là việc tôn kính mà còn là cách để thể hiện tình cảm sâu sắc và lòng biết ơn với người đã dẫn dắt dân tộc qua những thời kỳ khó khăn.

Những luận điểm trên giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tinh thần và ý nghĩa của bài thơ Viếng Lăng Bác trong việc tôn vinh và ghi nhớ công lao của Bác Hồ đối với dân tộc.
1
3
Hoàng Hiệp
02/05/2024 20:59:10
+5đ tặng

"Viếng lăng Bác" là một bài thơ xuất sắc của nhà thơ Viễn Phưng được viết vào năm 1976. Bài thơ mang đậm nét trữ tình, ghi lại những tình cảm thành kính, sâu lắng của nhà thơ khi hoà vào dòng người vào viếng lăng. Những tình cảm ấy đặc biệt chan chứa, dạt dào ở hai khổ thơ ba và bốn của bài thơ.

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim"

Nhà thơ cùng dòng người tiến vào lăng, được nhìn thấy Bác và cảm nhận như Bác đang ngủ một giấc ngủ yên bình, dưới ánh sáng của một vầng trăng dịu nhẹ, trong trẻo. Bác đang nằm đó như đang nghỉ ngơi sau một cuộc đời đầy vất vả với sự nghiệp giải phóng dân tộc, tìm lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Giờ đây, người đang được nghỉ ngơi giữa mênh mông ánh sáng của "vầng trăng sáng dịu hiền". Với những cảm xúc đang dâng trào ấy, nhà thơ lại liên tưởng Bác với hình ảnh của bầu trời xanh. Trời xanh luôn tồn tại vĩnh cửu, dẫu cho thời gian có trôi đi nhưng chẳng thể làm phai đi sắc xanh của bầu trời, cũng giống như hình ảnh Bác ở trong tim mỗi người dân Việt Nam. Tuy nhiên, dù vẫn biết trời xanh ấy là mãi mãi thế nhưng khi đối mặt với sự thật là người cha già kính yêu của dân tộc đã ra đi thì mội sự đau đớn lại trào dâng:

"Mà sao nghe nhói ở trong tim"

Cho dù nhà thơ Viễn Phương đang hạnh phúc, đang say sưa khi được thoả nỗi niềm mong ước, được đến thăm Bác nhưng lúc này cũng vãn phải đối mặt với một sự thật đau lòng mà nhân dân cả nước đã trải qua vào ngày 2/9/1969:

"Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt. trời tuôn mưa"

Cảm giác ấy ập đến một cách đầy bất ngờ, khiến cho nhà thơ nghe thấy "nhói trong tim". Sự nhói đau này càng nhấn manh cái đau đớn đến tột độ khi đứng trước sự thật rằng Bác đã mãi mãi ra đi, để lại biết bao xót thương trong trái tim của toàn dân tộc. 

Và trong khoảnh khắc tràn đầy xúc cảm ấy, nhà thơ bỗng nghĩ đến việc ngày mai phải chia xa, phải về miền Nam và rời xa nơi đây thì nhf thơ chẳng thể nào giấu đi những xúc cảm của mình:

"Mai về miền Nam thương trào nước mắt"

Nhịp thơ ở câu thơ này cũng chính là nhịp cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ khi sắp phải rời xa Bác và chẳng biết khi nào có thể được gặp lại người. Nghĩ tới đây, bất chợt Viễn Phương "thương trào nước mắt". Chỉ với một từ "trào" mà nhà thơ đã thể hiện rõ tấm lòng của mình, cũng là cảm xúc của triệu trái tim khác. Và rồi sau đó, nhà thơ viết nên những ước nguyện, những mong ước của mình và cũng chính là những mong ước của bao người con đất Việt:

"Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"

Bằng điệp ngữ "muốn làm" nhà thơ Viễn Phương đã cho người đọc cảm nhận được những ước nguyện thiết tha, chân thành từ tận sâu trong tim mình. Ông chỉ xin được hoá thành chú chim nhỏ hót vui quanh lăng, mong thành một đoá hoa toả hương thơm ngát, hay được biến thành một cây tre trung hiếu canh cho giấc ngủ của Người. Những mong ước ấy rất đỗi giản đơn thế nhưng lại chất chứa sự yêu thương, kính trọng mà nhà thơ dành cho Bác Hồ.

Hai khổ thơ đã khép lại bài thơ bằng những cảm xúc của tác giả khi đến thăm lăng Bác, cũng là tấm lòng tiếc thương của bao người. Những cảm xúc ấy cũng mở ra những suy ngẫm về sự cao đẹp, bất diệt của một con người - chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ chính là những tiếng lòng, tiếng nói từ trái tim đối với Bác Hồ - người luôn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
3
Tiến Dũng
02/05/2024 20:59:11
+4đ tặng

Viễn Phương là một trong những cây bút đầu tiên của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ của ông thật bình dị, mộc mạc giống như tính cách của con người Nam Bộ. Một trong những bài thơ thành công của ông phải kể tới "Viếng lăng Bác". Đây là một tác phẩm thể hiện vẹn tròn nhất tất cả những cảm xúc của nhà thơ khi lần đầu được đến thăm lăng Bác. Đặc biệt, hai khổ thơ ba và bốn của bài thơ đã thể hiện rõ nét nhất nỗi nhớ thương khôn nguôi và ước nguyện của tác giả.

Được gặp người cha già kính yêu của dân tộc là một nỗi niềm khát khao của những người con miền Nam xa xôi "Miền Nam mong Bác nỗi mong cha" và giờ đây nó đã trở thành hiện thực. Khi bước chân vào lăng Bác, những cảm xúc trong lòng tác giả đã trào dâng mãnh liệt:

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim"

Ở trong lăng Bác, một không khí tĩnh lặng bao trùm và hình ảnh của Bác thật nhẹ nhàng trong "giấc ngủ bình yên". Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận như Bác đang đi vào giấc ngủ thật yên bình, ánh đèn dịu nhẹ lúc đó đã trở thành một vầng trăng dịu dàng, sáng trong. Câu thơ đã miêu tả đầy tinh tế sự trang nghiêm trong lăng Bác. Dù Bác đã ra đi thế nhưng với nhà thơ, đó chỉ là một giấc ngủ dài, một giấc ngủ nhẹ nhàng mà bác không còn phải trăn trở vì việc nước, việc dân. Thế nhưng nhà thơ Viễn Phương cũng chẳng thể giấu đi sự nghẹn ngào trong tim mình: 

"Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim"

Nhà thơ đã khéo léo sử dụng ngệ thuật tương phản để diễn tả những sự giằng xé, đối lập giữa lý trí và trái tim. Dù cho lí trí vẫn biết rằng Bác vẫn sống mãi trong tâm trí của người dân Việt Nam giống như bầu trời xanh kia, mãi mãi trường tồn với thời gian. Thời gian chẳng thể làm phai nhoà sắc xanh của bầu trời cũng như chẳng thể xoá nhoà hình ảnh Bác trong tim mỗi người con đất Việt. Ấy vậy mà trái tim vẫn đau nhói khi đối mặt với hiện thực rằng Người đã mãi mãi ra đi. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - "nghe" thấy điều mà chỉ có thể cảm nhận lại càng làm nổi bật lên nỗi đau như đang quặn thắt, xót xa đến vô cùng. Khổ thơ có vẻ mang đến một cảm giác đầy nhẹ nhàng với hình ảnh bình yên của ánh trăng, của bầu trời nhưng ẩn sâu trong đó lại là những cảm xúc thương nhớ, đầy xót xa. Từng câu, từng chữ được thốt ra đều chất chứa những tình cảm dạt dào khó tả.

Nếu như ở trên tác giả đã cố kìm nén cảm xúc ở trong lòng thì khổ thơ thứ tư, khi sắp phải rời xa nơi đây, sắp phải chia xa Bác thì lòng tác giả lại trĩ nặng, những cảm xúc tuôn trào:

" Mai về miền Nam dâng trào nước mắt"

Mặc dù lúc này nhà thơ vẫn đang bên cạnh Bác, nhưng nghĩ đến ngày mai trong lòng đã trào dâng sự buồn thương, lưu luyến không muốn rời xa. Dòng cảm xúc ấy đến một cách thật tự nhiên, thật chân thành. Cảm xúc ấy cũng chính là những cảm xúc của biết bao người con Việt Nam khi đến thăm lăng Bác. Và rồi, nhà thơ bày tỏ những ước nguyện của mình:

"Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này..."

Điệp ngữ "muốn làm" được đặt ở đầu các câu thơ đã làm nổi bật lên sự khao khát của tác giả muốn được bên Bác. Những mong ước ấy được xuất phát từ sự chân thành trong trái tim, là một mong ước tự nguyện của tác giả. Dẫu cho chỉ là một cánh chim nhỏ bé, một bông hoa toả hương hay là một cây tre trung hiếu cũng nguyện lòng. Những lời thơ thật chân thành, tha thiết ấy chính là những gì đã chất chứa bấy lâu nay được tác giả gửi trọn vào từng dòng thơ.

Hai khổ thơ đã cho người đọc thấy được những cảm xúc nghẹn ngào của nhà thơ Viễn phương khi được đến thăm lăng Bác. Đó cũng là tấm lòng của biết bao người con miền Nam ở xa chưa được đến thăm Người. Những câu thơ như nghẹn ngào lại, đầy rưng rưng cảm động nhưng cũng thật trang trọng. Cho dù Bác Hồ đã đi xa, thế nhưng hình ảnh của Bác vẫn sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×