1. Nguyên nhân trận chiến Bạch Đằng năm 938:
Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán giành lại quyền tự chủ cho người Việt ở Tĩnh Hải quân, tự xưng là Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ.
Cùng xem thêm về cuộc khởi nghĩa của Dương Đình Nghệ tại: Diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa của Dương Đình Nghệ
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hại để cướp ngôi Tiết độ sứ. Khi đó, Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng kéo quân ra đánh Công Tiễn để trị tội phản. Kiều Công Tiễn sợ hãi, bèn sai người sang cầu cứu Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Cung vì muốn mở rộng bờ cõi xuống phía nam nhằm đặt ách cai trị nhân dân ta nên nhân cơ hội đó bèn lấy cớ Kiều Công Tiễn cầu cứu Vua Nam Hán sai con là Hoằng Tháo – làm “Bình Hải tướng quân” và “Giao Chỉ vương” cho quân xâm lược nước ta, quyết định đánh Tĩnh Hải quân lần thứ hai.
2. Diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938:
Năm 938, sau khi tập hợp được đông đảo anh hùng dân tộc về phe mình, Ngô Quyền dẫn quân từ Ái Châu ra Bắc đánh Kiều Công Tiễn. Vì vậy, Kiều Công Tiễn nhanh chóng bị cô lập, không thể đứng vững để chờ viện binh từ Nam Hán.
Trong lúc vua Nam Hán đang tiến hành cuộc hành quân, Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến đến thành Đại La khiến Kiều Công Tiễn không kịp chống cự nên thành nhanh chóng bị đánh tan. Kiều Công Tiễn cũng bị giết trong khi quân Nam Hán vẫn chưa vào được biên giới nước ta.
Cuối tháng 12 năm 938, đoàn binh thuyền Nam Hán do Hoàng Thao chỉ huy từ Quảng Đông (Trung Quốc) vượt biên xâm phạm vào lãnh thổ nước ta. Đoàn thuyền chiến thuận chiều gió Đông Bắc theo đường Đông Kênh qua châu Vĩnh An, theo trại Đại Bàng (đảo Kế Bào ngày nay) thuộc Ngọc Sơn, len qua các đảo nhỏ tiến vào vịnh Hạ Long. Dọc đường chúng không gặp một sự kháng cự nào. Hoàng Thao là viên tướng trẻ tuổi hung hăng, rất chủ quan khinh địch, vội vàng thúc quân đến thẳng vào cửa sông Bạch Đằng.
Kế hoạch tiến quân của quân Nam Hán:
Trước tình thế của Kiều Công Tiễn, vua Nam Hán phong cho con là Hoàng Cảo làm Tĩnh Hải quân, đổi niên hiệu là Giao Vương. Người con trai này sẽ dẫn 20 vạn quân nhân danh cứu Công Tiễn. Tuy nhiên, kế sách này của vua Nam Hán chưa kịp thực hiện thì tướng quân Ngô Quyền của ta đã đi trước một bước, tiêu diệt được Kiều Công Tiễn.
Khi những chiếc thuyền chiến đấu đầu tiên của quân Nam Hán vừa đến vùng cửa biển Bạch Đằng thì đội quân khiêu chiến của ta trên những chiếc thuyền nhẹ bỗng xuất hiện. Dưới quyền chỉ huy của tướng Nguyễn Tất Tố, quân ta chiến đấu rất dũng cảm, quyết liệt, vừa cố kìm chân giặc chờ cho nước triều lên cao, vừa để chúng không hoài nghi, giữ bí mật tuyệt đối cho trận địa mai phục. Quân Nam Hán vừa tiến vừa đánh, lợi dụng lòng quân đông, khí thế đương hăng và lúc triều dâng cao, chúng tăng tốc tiến sâu vào vùng cửa sông Bạch Đằng. Lúc nước triều dâng cao ngập cọc thì đội thuyền chiến của Nguyễn Tất Tố “dường như không còn sức”, họ vừa đánh vừa rút, để nhử địch vào trận địa đúng lúc, đúng chỗ, theo kế hoạch của Ngô Quyền. Thấy quân ta ít lại đang tìm cách tháo chạy, Hoàng Thao ra lệnh đuổi theo tiêu diệt. Càng đuổi, quân Nam Hán càng tiến sâu vào cửa sông và lọt vào trận địa mai phục của quân ta.
Kế hoạch kháng chiến của Ngô Quyền:
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền chỉ huy với phương án tác chiến đặc biệt, vô cùng sáng tạo đã dẫn đến thắng lợi bất ngờ. Chính Ngô Quyền đã cho quân lính của mình đóng cọc bằng sắt nhọn xuống đáy sông Bạch Đằng. Khi triều cường, bãi cọc này sẽ bị che lấp hoàn toàn. Vì vậy, Ngô Quyền đã nghĩ ra kế dụ địch vào vùng này khi thủy triều lên. Sau đó, đợi khi thủy triều xuống, tàu địch mắc cạn rồi mới xuất trận. Kế hoạch này của tướng quân Ngô Quyền nhận được sự đồng tình của triều đình cũng như binh lính nên được tiến hành nhanh chóng và kín đáo.
Vậy bạn đã biết Ngô Quyền là ai? Cùng tham khảo tại: Ngô Quyền là ai? Tóm tắt tiểu sử Ngô Quyền (897 – 944 SCN)?
Trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng:
Trận Bạch Đằng diễn ra vào một ngày cuối đông năm 938 trên sông Bạch Đằng ở cửa biển và hạ lưu. Khi trận đánh xảy ra, đoàn quân và chiến thuyền do Hoàng Cao chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng.
Khi đoàn chiến thuyền của Hoàng Thao vượt qua vùng cửa sông Bạch Đằng thì nước triều bắt đầu xuống; đó cũng là lúc toàn bộ đội hình quân giặc lọt vào trận địa mai phục của ta. Khi thấy quân Nam Hán xuất hiện, quân Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ và quân nhỏ, coi thường, tưởng ăn tươi nuốt sống nên mạnh dạn tiến vào.Đúng lúc đó đội quân khiêu chiến của Nguyễn Tất Tố được lệnh đánh quật trở lại và Ngô Quyền đích thân chỉ huy đại quân đổ ra từ ba phía, tiến đánh dữ dội. Trận tiến công bất ngờ, mãnh liệt của thủy quân ta từ thượng lưu đánh xuống chặn đầu, kết hợp với quân thủy bộ mai phục ở hai bên bờ sông đánh tạt ngang vào đội hình quân giặc.
Thuyền chiến của ta nhỏ nhẹ cơ động “nhanh như gió” lại xuôi theo dòng nước lao thẳng vào đội hình thuyền chiến của giặc khiến cho chúng không kịp chống đỡ, bị rối loạn, lúng túng. Các cánh quân của Dương Tam Kha, Đỗ Cảnh Thạc, Ngô Xương Ngập, Nguyễn Tất Tố cùng các lực lượng dân binh nhất tề tiếng công quân giặc. Toàn bộ đội binh thuyền của Hoàng Thao nằm gọn trong vòng vây của quân ta. Chúng bị đánh chặn quyết liệt phía trước, bị liên tiếp tấn công từ hai bên cạnh sườn. Tất cả các lực lượng thủy bộ phối hợp chặt chẽ cùng tiến công tiêu diệt các thuyền chiến của địch. Quân Nam Hán cố tìm cách chống đỡ, nhưng dường như bất lực trước sức tiến công mãnh liệt của quân ta. “Hoàng Thao không kịp chỉnh đốn binh thuyền”, tổ chức chống đỡ yếu ớt định tìm đường rút chạy ra biển, nhưng không kịp, chúng đã sa vào bãi cọc ngầm mà Ngô Quyền đã chủ trương bố trí những cọc gỗ bịt sắt nhọn đóng ngầm dưới nước để cản phá thuyền giặc. khi nước triều xuống.
Nhận thấy quân giặc đã mắc lừa, Ngô Quyền hạ lệnh cho quân ta giả bộ chạy ngược dòng chờ thủy triều xuống để thực hiện kế hoạch tấn công. Quả nhiên, thuyền lớn của quân Nam Hán mắc cạn khi thủy triều xuống và lần lượt bị đâm thủng gần hết cọc. Khi ấy tướng quân Ngô Quyền mới mở cuộc tấn công ồ ạt khiến quân Nam Hán không kịp trở tay, chỉ có thể tháo chạy.
Bị cọc chặn, bị quân ta đánh, thuyền địch không sao thoát ra biển được. Toàn bộ chiến thuyền của giặc bị đánh chìm, hầu hết quân giặc bị tiêu diệt.
3. Kết quả trận chiến Bạch Đằng năm 938:
Bị quân ta đánh xuống bãi cọc ngầm và tiêu diệt gần hết quân số, quân Nam Hán nhanh chóng tháo chạy về nước. Bấy giờ vua Nam Hán đang đem quân đi hỗ trợ ở biên giới chưa kịp ứng phó thì đã bị bắt giữ. Vì vậy, khi nghe tin Hoàng Cảo tử trận, Nghiêm kinh hoàng, đành “tiếc rẻ thu hết quân còn lại mà lui”.
Đội quân thủy xâm lược của Nam Hán đã vĩnh viễn bị nhấn chìm xuống dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Chủ soái của giặc là Lưu Hoàng Thao bị giết tại trận. Quân Nam Hán thua to. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 này, nhà Nam Hán đã hoàn toàn từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. Sau đó, đến năm 939, Ngô Quyền chính thức lên ngôi, lấy hiệu là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô và chọn Cổ Loa làm kinh đô.
Cùng tìm hiểu về lịch sử đất nước dưới thời trị vì của Nhà Ngô: Bộ máy Nhà nước, các vị Vua Triều đại nhà Ngô (939 – 965)