Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

THƯƠNG VỢ

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không!<!--[if gte vml 1]> <!--[endif]-->

Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú đường luật                      B. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

C. Thất ngôn xen lục ngôn                             D. Song thất lục bát

Câu 2. Dòng nào sau đây được xem là chủ đề của bài thơ Thương vợ?

A. Đây là bài thơ trữ tình hay nhất của thơ văn trung đại viết về người vợ.

B. Bài thơ tỏ niềm cảm thông sâu sắc với thân phận người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến không có niềm hạnh phúc gia đình “một duyên hai nợ”.

C. Ngợi ca người vợ đảm đang, chịu thương, chịu khó, lam lũ và giàu đức hy sinh. Đồng thời thể hiện tình cảm thương quý, biết ơn của nhà thơ đối với vợ.

D. Thương vợ bộc lộ nỗi đau thầm kín của nhà thơ vì vỡ mộng công danh, đành để vợ con vất vả, nghèo khổ.

Câu 3. Tú Xương gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ “Một duyên hai nợ âu đành phận/ Năm nắng mười mưa dám quản công”?

A. Tình yêu chung thủy của ông đối với người vợ của mình.

B. Sự biết ơn của ông Tú đối với công lao của bà Tú.

C. Sự trân trọng của ông đối với tình yêu chung thủy của bà Tú.

D. Sự trân trọng của ông đối với tấm lòng và đức độ của bà Tú.

Câu 4. Nghĩa của từ “hờ hững” trong câu “Có chồng hờ hững cũng như không” là:

A. Chỉ có cái vẻ bên ngoài hoặc trên danh nghĩa, chứ sự thật không phải.

B. (Làm việc gì) tỏ ra chỉ là làm lấy có, không có sự chú ý.

C. (Làm việc gì) chỉ sự thờ ơ có cũng như không

D. Tỏ ra lạnh nhạt trong quan hệ tình cảm, không chút để ý đến.

Câu 5. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

A. Nhân hóa            B. Đảo ngữ                     C. So sánh                  D. Hoán dụ

Câu 6. Trần Tế Xương mượn hình ảnh “con cò” trong ca dao để nói lên điều gì?

A. Sự vất vả, lận đận của mình.

B. Tình cảm của tác giả gắn với quê hương, ruộng đồng của tác giả.

C. Những người nông dân nghèo khổ.

D. Nỗi vất vả, khổ cực của bà Tú - người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.

Câu 7. Hai câu luận trong Thương vợ đã sử dụng sáng tạo:

A. Tục ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

B. Thành ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

C. Danh ngôn “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

D. Ca dao “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

Câu 8. Đáp án nào không phải là giá trị nội dung bài thơ Thương vợ của Tú Xương.

A. Thương vợ là bài thơ chan chứa niềm yêu thương nồng hậu của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo

B. Thương vợ là một bài thơ thế sự

C. Trong Thương vợ, Tú Xương nói lên sự vô tích sự của mình và đề cao người vợ “chịu thương chịu khó”

D. Thương vợ là bài thơ tâm sự của nhà thơ

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
30
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi

Câu 1. Đáp án A. Thất ngôn bát cú đường luật

Câu 2. Đáp án C. Ngợi ca người vợ đảm đang, chịu thương, chịu khó, lam lũ và giàu đức hy sinh. Đồng thời thể hiện tình cảm thương quý, biết ơn của nhà thơ đối với vợ.

Câu 3. Đáp án D. Sự trân trọng của ông đối với tấm lòng và đức độ của bà Tú.

Câu 4. Đáp án D. Tỏ ra lạnh nhạt trong quan hệ tình cảm, không chút để ý đến.

Câu 5. Đáp án B. Đảo ngữ

Câu 6. Đáp án D. Nỗi vất vả, khổ cực của bà Tú - người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.

Câu 7. Đáp án A. Tục ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

Câu 8. Đáp án B. Thương vợ là một bài thơ thế sự

2
1
Phương
05/05/2024 07:38:19
+5đ tặng
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3: D
Câu 4: A
Câu 5: C
Câu 6: D
Câu 7: A

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×