Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em cần làm gì để giữ gìn những giá trị tốt đẹp của tục cúng ông Táo cho trẻ em ở quê hương mình?

Em cần làm gì để giữ gìn những giá trị tốt đẹp của tục cúng ông Táo cho trẻ em ở quê hương mình?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
53
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Để giữ gìn những giá trị tốt đẹp của tục cúng ông Táo cho trẻ em ở quê hương mình, em có thể thực hiện các biện pháp sau:

1. Giáo dục trẻ em về ý nghĩa và ý tưởng của tục cúng ông Táo, giúp họ hiểu rõ về truyền thống và tình cảm của người Việt đối với ông Táo.

2. Tổ chức các hoạt động truyền thống như cúng ông Táo, lễ hội đón ông Táo về trời, để trẻ em có cơ hội tham gia và trải nghiệm những giá trị văn hóa truyền thống.

3. Khuyến khích trẻ em tham gia vào việc chuẩn bị và tổ chức lễ cúng ông Táo, giúp họ hiểu và trân trọng công việc cúng ông Táo.

4. Tạo điều kiện cho trẻ em thể hiện tình cảm và lòng biết ơn đối với ông Táo, qua việc thắp hương, cúng lễ và chia sẻ với người khác về ý nghĩa của tục cúng ông Táo.

5. Duy trì và phát triển truyền thống cúng ông Táo trong cộng đồng, tạo điều kiện cho trẻ em có cơ hội tiếp xúc và học hỏi từ người lớn về những giá trị tốt đẹp của tục cúng ông Táo.

Qua việc thực hiện những biện pháp trên, em sẽ giúp trẻ em hiểu và trân trọng những giá trị tốt đẹp của tục cúng ông Táo, từ đó giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.
2
1
Phương
05/05 14:47:29
+5đ tặng

- Để giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, em cần :

+ Bảo vệ và giữ gìn di sản văn hóa.

+ Thức hiện các biện pháp, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hóa.

+ Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hay các cơ quan nhà nước khi di sản văn hòa bị mất hoặc có nguy cơ bị hủy hoại.

+ Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
+4đ tặng

Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, hàng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình chuẩn bị lễ vật, mâm cúng, ca chép dâng cúng ông Công, ông Táo.

 
  •  
  •  
  •  
  •  
Hình ảnh tư liệu về Tết Táo quân trưng bày tại triển lãm ''Tết xưa'' do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức.
 
  •  
  •  

Năm nay, Tết ông Công, ông Táo không vào ngày nghỉ nên nhiều gia đình lựa chọn tổ chức vào 20 - 21 tháng Chạp, thậm chí dịp cuối tuần trước đó. Bà Nguyễn Thuỳ An (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, gia đình tổ chức lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo vào Chủ nhật vừa qua để mọi thành viên đều có thể tham dự. Vẫn là những đồ lễ truyền thống, gia đình không câu nệ cỗ bàn, lễ vật linh đình, cốt sao thành kính và ấm cúng.

Còn ông Trần Thanh Tâm (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Gia đình tôi đón Tết ông Công, ông Táo đúng vào ngày 23 tháng Chạp. Nghe thông tin tuyên truyền từ báo, đài, cũng như qua vận động, nhắc nhở của địa phương, nhiều năm nay, gia đình tôi không mua sắm tốn kém, lãng phí. Vàng mã dâng cúng cũng chỉ mang tính tượng trưng”.

Cúng ông Công ông Táo như thế nào? Mâm lễ cúng ra sao? Có cần cúng cá chép? Có cần cúng đúng ngày?.... đó là một loạt câu hỏi mà những người trẻ, nhất là những người mới lập gia đình tìm kiếm trên mạng Internet khi 23 tháng Chạp đến gần.


Người dân thả cá chép ngày 22 tháng Chạp tại hồ Hoàng Cầu. Ảnh: Ngọc Tú.

Với những người trẻ, do bận rộn với công việc cuối năm hay các yếu tố khách quan khác nên Tết ông Công, ông Táo không còn nhiều hoạt động trang hoàng nhà cửa bằng câu đối đỏ, hoa tươi như trước. Nhưng để những giá trị văn hoá được phát huy, những nghi thức cúng lễ sao cho phù hợp với thuần phong mỹ tục vẫn đang được được  gìn giữ.

Cũng như nhiều gia đình Việt khác, ngoài lễ vật là hương hoa, chị Phạm Thu Hằng (Hai Bà Trưng, Hà Nội) còn chuẩn bị một mâm cỗ mặn với những món ăn truyền thống đơn giản. Chị Hằng cho hay: “Làm lễ vào ngày 23 tháng Chạp đã trở thành nghi lễ không thể thiếu với gia đình tôi. Từ ngày tôi chưa lấy chồng, mẹ đã dạy tôi về ý nghĩa tâm linh và việc cần thiết phải làm trong ngày lễ truyền thống. Do đó, sau khi có gia đình riêng, tôi vẫn giữ thói quen đó. Tôi quan niệm lễ vật không quá cầu kỳ nhưng phải đủ đầy, thể hiện được sự thành tâm của gia chủ”.

Với nhiều gia đình còn bận công việc những ngày cuối năm, trong thời đợi công nghệ 4.0, các loại dịch vụ đều đáp ứng nhu cầu của người dân và dịch vụ chuẩn bị đồ lễ cho tết Táo quân cũng không nằm ngoài xu thế đó. Xôi gấc, xôi ngũ sắc, gà luộc, chè trôi nước, chả lụa hình cá, cá chép thạch là những lễ vật được đông đảo người tiêu dùng ưa thích lựa chọn.Skip Adnhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Hùng Vĩ: Sức sống của truyền thống văn hóa phụ thuộc nhiều vào quá trình thực hành của mỗi người, góp phần bảo tồn nguyên vẹn ý nghĩa, giá trị tinh thần của phong tục. Nói cách khác, khi mỗi người đều hiểu và coi trọng giá trị tinh thần của phong tục, thực hành nghi lễ phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện sẽ góp phần kết nối, lan tỏa những giá trị tốt đẹp của truyền thống.

Gìn giữ nét đẹp văn hoá

Trong tác phẩm “Thương nhớ mười hai”, của Vũ Bằng, ở “Chương 12: Tháng chạp - Nhớ ơi chợ Tết” có đoạn nói về ngày ông Công ông Táo: “Từ sáng tinh sương, chưa bước chân xuống giường, tôi đã nghe thấy rao ơi ới ở khắp các nẻo đường: “Ai mua cá ông Táo không?”, “Cá ông Táo không nào”.

Là nét đẹp trong ngày Tết ông Công, ông Táo, tục thả cá chép được thực hiện ngay sau lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời mang hàm ý phóng sinh, hướng con người tới chân - thiện - mỹ.

Thông thường, sau lễ cúng, các gia đình thường tiến hành hóa vàng và phóng sinh cá chép đã cúng ông Táo hàm ý phóng sinh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc thực hành nghi thức này vẫn còn nhiều sai lệch, làm ảnh hưởng tới phong tục tốt đẹp, gây ô nhiễm môi trường.

Trước thực trạng này, các cấp chính quyền đã ban hành nhiều văn bản vận động người dân tham gia phòng, chống rác thải nhựa và túi ni lông. Nhiều tổ chức, cá nhân tình nguyện triển khai các chương trình tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn cảnh quan môi trường, kết hợp ra quân thu gom rác sau ngày Tết ông Công, ông Táo.

Đi dọc cầu Long Biên (Hà Nội) những ngày này có thể bắt gặp nhiều tấm biển của nhóm Keep Ha Noi Clean mang dòng chữ “Ông Táo chỉ thích cá, không thích túi ni lông”, được treo dọc thành cầu. Đi kèm với những tấm biển trên là các vỏ bao tải, phục vụ người dân bỏ túi ni lông sau khi phóng sinh cá chép. Tương tự, nhiều khu vực trên cầu Thăng Long, Chương Dương, hồ Tây, hồ Trúc Bạch cũng đặt những tấm pano nhỏ nhắc nhở người dân nêu cao ý thức bảo vệ môi trường: “Thả cá, đừng thả túi ni lông”.

Ông Đào Ngọc Nghiêm (phường Ngọc Lâm, quận Long Biên) cho biết: “Đây là việc làm rất văn minh và trách nhiệm của nhiều đoàn viên thanh niên. Hằng năm, cứ đến dịp này là các bạn lại ra quân nhắc nhở, vận động, hỗ trợ người dân thả cá, hóa vàng. Nhờ đó, tình trạng túi ni lông, cá chết nổi mặt sông được hạn chế rất nhiều”.

Thực tế cho thấy, vẫn còn một bộ phận người dân nhầm tưởng phải cúng thật nhiều vàng mã, rồi ném tro xuống sông, hồ mới là thành tâm; sự biến tướng này đã làm tổn hại môi trường. Nhưng với việc đẩy mạnh các giải pháp vận động, tuyên truyền, người dân Thủ đô ngày càng ứng xử văn minh hơn khi thực hành những phong tục truyền thống của dân tộc, qua đó giúp duy trì, nhân lên những nét đẹp văn hóa trong đời sống hôm nay.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo