Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc chuyện Hai hạt lúa sau

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy,…
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: 
“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. 
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 3. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng.
Câu 4. Vì sao hạt lúa thứ hai lại “ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất”?
Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu.: “Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.”.
Câu 6. Từ hình ảnh hạt lúa thứ nhất bị héo khô, tác giả muốn phê phán điều gì?
Câu 7. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc xong văn bản? 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
92
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là kể chuyện.

Câu 2: Văn bản được kể theo ngôi thứ ba.

Câu 3: Thành phần trạng ngữ trong câu là "Thời gian trôi qua".

Câu 4: Hạt lúa thứ hai mong được gieo xuống đất vì nó muốn phát triển và mang lại hạt lúa mới, đó là mục tiêu của nó.

Câu 5: Biện pháp tu từ trong câu giúp tạo ra hình ảnh sinh động, thể hiện sự sung sướng và hạnh phúc của hạt lúa thứ hai khi bắt đầu cuộc đời mới.

Câu 6: Từ hình ảnh hạt lúa thứ nhất bị héo khô, tác giả muốn phê phán việc không chịu khó làm việc và không chấp nhận thách thức sẽ dẫn đến sự suy tàn và chết chóc.

Câu 7: Bài học rút ra sau khi đọc văn bản là việc chịu khó, kiên trì và sẵn sàng đối mặt với thách thức sẽ mang lại thành công và phát triển trong cuộc sống.
1
0
Trúc Ngọc
05/05 17:06:17
+5đ tặng
c1 ptbd là tự sự nha
c2 vb trên kể theo ngôi thứ 3 nha
c3 trạng ngữ là thời gian trôi qua câu này do học qua lâu nên ko 100% nha
c4 vì hạt lúa thứ 2 muốn bắt đầu 1 cuộc đời mới á
c5 bptt là nhân hóa nha tác dụng là muốn cho cảm xúc của hạt lúa chở nên sinh động và giống con người khi sung sướng
c6 phê phán sự sợ hãi nhút nhát ko dám đương đầu với khó khăn thử thách để rồi cuối cùng nhận lại đó chính là cái chết và mãi mãi ở trg bóng tối mà mình đã tạo ra và chẳng bh trở nên tớt hơn hay thành công trg cuộc sống.
c7 bài học nên đương đầu và cố gắng trg nhg khó khăn thử thách mà ta nhận được ko nên sợ hãi nhút nhát để rồi nhận lại là ko bh thành công hay trở nên tốt hơn và chỉ mãi sống trg sự sợ hãi đến khi chết đi. tóm lại ta nên cố gắng hơn khi gặp khó khăn vấp ngã trg đời như câu nói " thất bại là 1 món quà quý giá"

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×