Câu nói "kì thực trên trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi" trích từ truyện ngắn "Cố hương" của Lỗ Tấn đã khơi gợi cho chúng ta một triết lý sâu sắc về quá trình hình thành và phát triển.
Câu nói này mang ý nghĩa rằng những con đường mà chúng ta nhìn thấy ngày nay không phải tự nhiên xuất hiện mà là do con người tạo ra qua bao nhọc nhằn, mồ hôi và cả sự hy sinh. Ban đầu, chỉ có những lối mòn nhỏ bé, gập ghềnh được hình thành từ những bước chân qua lại của con người. Theo thời gian, khi càng nhiều người đi qua, những lối mòn ấy dần được mở rộng, san bằng và trở thành những con đường ta thường thấy. Hình ảnh con đường ẩn dụ cho những thành tựu, mục tiêu mà con người đạt được trong cuộc sống. Để đạt được thành công, không có con đường tắt hay lối đi dễ dàng nào. Mỗi người đều phải nỗ lực, cố gắng, không ngừng tiến bước, vấp ngã rồi đứng dậy, từ đó mới hy vọng gặt hái được thành quả xứng đáng. Câu nói cũng khẳng định sức mạnh to lớn của sự kiên trì và ý chí của con người. Bất cứ điều gì, dù khó khăn đến đâu, nếu chúng ta có đủ quyết tâm và nỗ lực, nhất định sẽ tìm được con đường dẫn đến thành công. Tuy nhiên, điều quan trọng là ta phải đi đúng hướng, có mục tiêu rõ ràng và không ngừng hoàn thiện bản thân. Nếu chỉ biết lang thang, không có định hướng, ta sẽ mãi lạc lối và không bao giờ đạt được thành công.
Câu nói của Lỗ Tấn là lời nhắn nhủ ý nghĩa, chúng ta trên con đường chinh phục ước mơ. Hãy luôn kiên trì, nỗ lực và không ngừng tiến bước, con đường thành công sẽ dần hiện ra trước mắt.