Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên
… Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm, không quan tâm tới những chuyện diễn ra xung quanh.Họ không hề mảy may trước những cảnh tượng bất bình, đau khổ, cũng như không biết chiêm ngưỡng, tán thưởng những điều mang lại cho mình những cảm xúc tích cực.
(…) Gia đình, nhà trường và xã hội có một vai trò hết sức quan trọng. Gia đình chính là môi trường đầu đời hình thành nên những cảm xúc yêu thương, lòng nhân ái, giáo dục và trang bị cho trẻ những chuẩn mực đạo đức, giúp họ học cách lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ. Khi người lớn sống có trách nhiệm, quan tâm tới nhau, có những hành vi, ứng xử đẹp, mang tính nhân văn thì đó sẽ là tấm gương để giới trẻ noi theo. Cùng với gia đình, nhà trường nên trang bị cho thanh, thiếu niên những kỹ năng sống thiết thực, biết giúp đỡ mọi người, khơi dậy ở họ lòng nhân ái và tinh thần đấu tranh trước cái xấu và cái ác. Xã hội phải đề cao và tôn vinh những tấm gương sống đẹp, sống có trách nhiệm và nghĩa tình, sẵn sàng xả thân vì cộng đồng; tôn vinh và phát triền các giá trị truyền thống và đạo đức của dân tộc: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”. Có như vậy, lối sống vô cảm trong xã hội, trong thế giới trẻ mới bị đẩy luì, xã hội ta mới phát triển trong sự hài hòa và nhân văn”
(Theo http://tuyengiao.bacgiang.gov.vn, ngày 27/06/2028)
Khoanh tròn vào một chữ cái (A, B, C hoặc D) trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 8.
Câu 1: Thể loại của của đoạn trích là :
A. Nghị luận
B. Truyện ngắn
C. Văn bản thông tin
D. Hồi kí.
Câu 2: Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì trong cuộc sống con người ?
A. Vô cảm của giới trẻ.
B . Lòng biết ơn.
C. Lòng nhân ái.
D. Tinh thần tự học của giới trẻ
Câu 3: Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “vô cảm”?
A. Vô cảm là tỏ ra lạnh nhạt, không hề quan tâm, để ý tới, không hề có chút tình cảm gì. B. Vô cảm là phản ứng rung động mạnh mẽ trong trong lòng và trong thời gian tương đối ngắn, nhiều khi làm tê liệt nhận thức
C. Vô cảm là không có cảm xúc, không có tình cảm trước những tình huống đáng phải có.
D. Vô cảm là phản ứng tâm lí theo hướng tích cực với sự kích thích của hiện thực khách quan
Câu 4: Để đẩy lùi lối sống vô cảm trong các bạn trẻ, theo người viết, đó là trách nhiệm của ai?
A. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội
B. Trách nhiệm của gia đình
C. Trách nhiệm của xã hội
D. Trách nhiệm của nhà trường
Câu 5: Khi lối sống vô cảm trong xã hội, trong giới trẻ được đẩy lùi, xã hội sẽ như thế nào?
A. Kinh thế phát triển vững mạnh.
B. Xã hội phát triển hài hòa và nhân văn.
C. Đất nước phát triển trong hòa bình, hữu nghị.
D. Môi trường học tập lành mạnh, trong sáng.
Câu 6. Đâu là cụm động từ ?
A. những cảm xúc
B. không biết chiêm ngưỡng
C. nhiều bạn trẻ
D. những hành vi
Câu 7: Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu “Lá lành đùm lá rách” dùng để làm gì? (TH)
A. Đánh dấu câu tục ngữ được dẫn trực tiếp
B. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo
C. Đánh dấu câu thành ngữ được dẫn trực tiếp
D. Đánh dấu câu nói được dẫn trực tiếp.
Câu 8: Câu “Gia đình, nhà trường và xã hội có một vai trò hết sức quan trọng.”chủ ngữ của là : (TH)
A. Gia đình, nhà trường và xã hội
B. Gia đình, nhà trường
C. nhà trường và xã hội
D. một vai trò hết sức quan trọng
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu
Câu 9. (1.0 điểm) Em hiểu “Thương người như thể thương thân” là gì ?
Câu 10. (1.0 điểm) Học sinh cần có trách nhiệm như thế nào để đẩy lùi lối sống vô cảm trong giới trẻ ? (Nêu ít nhất 2 biện pháp hoặc việc làm)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Em hãy viết một bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ở trường em hoặc địa phương em.
(Bạn tham khảo và làm thử, có cần đối chiếu đáp án thì hỏi mình nha)
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |