LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn ghì lại cảm nghĩ của em về bài thơ Khoảng trời hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ


 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
82
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Hello! How can I assist you today?
0
0
HoangBaoMinh
15/05 15:21:52
+5đ tặng
Năm 1972, bài thơ "Khoảng trời - Hố bom" cùng với cái tên Lâm Thị Mỹ Dạ xuất hiện trên các báo chí được bạn độc gần xa ái mộ. Nhà thơ nữ trẻ này là một nữu thanh niên xung phong đi mở đường trên núi rừng Trường Sơn, đó là những con người từng được Tố Hữu ca ngợi là "Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng".Toàn bài thơ nói lên sự hy sinh cao cả của cô gái mở đường trong kháng chiến chống Mỹ. Điều đó đã được nhà thơ cảm nhận như là sự hoá thân vào quê hương, đất nước, trong sự vĩnh hằng của thiên nhiên và trong cuộc đời của những con người. Các hình ảnh của bài thơ được xây dựng theo mối liên tưởng về sự chuyển hoá, hoá thân của sự sống con người vào trong thế giới thiên nhiên, gợi ra sự hài hoà và ý niệm về sự bất tử. Trong cái nhìn thấm đầy cảm xúc, mọi sự vật, hình ảnh của thiên nhiên đều chất chứa sự sống của con người, trở nên sâu thẳm thiêng liêng và sức ám ảnh. Đọc xong bài thơ, ta cảm thấy cô gái ấy dường như vẫn còn ở đâu đó quanh ta. Xin cảm ơn Lâm Thị Mỹ Dạ - người con của đất Quảng Bình anh hùng. Dẫu chỉ một lần đọc qua Khoảng trời – hố bom, song ta dễ nhận ra được cô gái thanh niên xung phong ngày ấy là một tấm gương tiêu biểu cho câu tục ngữ “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh…”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Lưu Trần Linh Nhi
15/05 15:38:36
+4đ tặng
Viết về những cô gái mở đường, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã sáng tác nên bài thơ "Khoảng trời, hố bom". Tác phẩm là lời ngợi ca, trân trọng sự hi sinh cao cả, anh dũng của người nữ thanh niên xung phong. Đọc hai dòng thơ cuối cùng: "Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/ Nên mỗi người có gương mặt em riêng", em vô cùng xúc động, ấn tượng về nhân vật "em" trong bài thơ. "Em" không ai khác là cô gái mở đường. Như biết bao con người ngoài kia, khi "em" hi sinh, không ai biết đến gương mặt "em" thế nào. Mọi người chỉ biết "em" thông qua những lời kể rồi tưởng tượng ra khuôn mặt, dáng vẻ. Bởi vậy, "nên mỗi người có gương mặt em riêng". Qua đây, em thấy "em" hiện lên thật kiên cường, anh dũng. Dù nhỏ bé nhưng sẵn sàng làm việc to lớn là đi mở đường cho đoàn xe kịp giờ ra trận, dùng thân mình đánh lạc hướng kẻ thù. Nhân vật "em" khơi gợi cho em lòng biết ơn về sự hi sinh của những người lính.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư