Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC K II MÔN KHTN 6 (PHẦN VẬT LÍ)

ét ô ét cần gấp
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIÊM TRA CUỐI HỌC KIII
MÔN KHTN 6 (PHẦN VẬT LÍ)
1. Nêu các ứng dụng của lò xo?
2. Dụng cụ nào dùng để đo lực?
3. Nêu khái niệm lực ma sát? Khi nào xuất hiện lực ma sát nghỉ, ma sát trượt?
4. Lấy 2 ví dụ về tác dụng và ảnh hưởng của lực ma sát trong đời sống?
5. Nêu cách làm tăng và cách làm giảm lực ma sát?
6. Thế nào là động năng, thế nào là nhiệt năng, thế nào là hóa năng, thế nào là điện
năng, thế nào là thế năng hấp dẫn, thế nào là quang năng? Lấy một ví dụ cho mỗi dạng
năng lượng?
7. Hãy 2 lấy ví dụ đặc trưng cho khả năng tác dụng của lực?
8. Em hiểu thế nào về nhiên liệu, gia đình em đang sử dụng những nhiên liệu gì?
9. Hãy nêu các nhiên liệu tái tạo mà em biết và cho biết các nhiên liệu tái tạo đó
trong quá trình sử dụng có gây ảnh hưởng đến môi trường không?
10. Nêu nội dung định luật bảo toàn năng lượng, lấy 3 ví dụ minh họa cho nội dung
định luật vừa nêu?
11. Hãy nêu các biện pháp tiết kiệm năng lượng điện trong quá trình sử dụng?
12. Hãy đề xuất 4 biện pháp tiết kiệm năng lượng trong trường học?
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
57
1
1
+5đ tặng
Ứng dụng
lực kế, cân trọng lượng... trong khoa đo lường.
giảm xóc xe cộ
phát âm (chuông, loa phóng thanh...)
lưu trữ năng lượng (dây cót đồng hồ)
công tắc điện.
bám giữ vật (kẹp quần áo)
bút bi.
Cân đồng hồ Dụng cụ đo lực là lực kế. Ngoài ra, căn cứ vào loại lực cần đo, người ta chia lực kế thành lực kế để đo lực kéo, lực kế đo lực đẩy và lực kế đo cả lực kéo lẫn lực đẩy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Minh Khuê
15/05 17:29:54
+4đ tặng
1. Ứng dụng của lò xo:
  • Lực kế, cân trọng lượng... trong khoa đo lường
  • Giảm xóc xe cộ
  • Phát âm (chuông, loa phóng thanh...)
  • Lưu trữ năng lượng (dây cót đồng hồ)
  • Công tắc điện
  • Bám giữ vật (kẹp quần áo)
  • Bút bi.
2. Lực kế dùng để đo lực.
3. Khái niệm lực ma sát:
-Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.
  Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi:
-Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật chịu tác dụng của một lực nhưng vẫn đứng yên trên bề mặt của vật khác.
  Lực ma sát trượt xuất hiện khi:
Lực ma sát trượt xuất hiện khi có chuyển động trượt của vật này trên bề mặt của vật khác thì xuất hiện lực ma sát trượt.
4. Lực ma sát có tác dụng cản trở hoặc thúc đẩy chuyển động.
Ví dụ:
- Khi phanh xe đạp, lực ma sát giữa hai má phanh với vành xe làm xe dừng lại

⇒  Cản trở chuyển động.
- Một người đẩy thùng hàng dễ dàng hơn khi xe đẩy có bánh lăn, khi đó giữa bánh xe và mặt sàn có lực ma sát lăn
⇒ Thúc đẩy chuyển động.
- Lực ma sát có thể thúc đẩy hoặc cản trở chuyển động của các vật.
- Lực ma sát có vai trò quan trọng trong an toàn giao thông đường bộ.

5. Cách làm tăng lực ma sát:
– Tăng áp lực tiếp xúc (tăng khối lượng,…)
– Tăng độ nhám của vật
– Sử dụng vật liệu thô, gồ ghề,…
 Cách làm giảm lực ma sát:
– Giảm áp lực tiếp xúc (giảm khối lượng,…)
– Tăng độ trơn, nhẵn của vật (tra dầu, mài nhẵn,…)
– Biến ma sát trượt thành ma sát lăn (thêm bánh lăn)

6. 
-Động năng: là năng lượng mà một vật có do chuyển động.
-Nhiệt năng (năng lượng nhiệt): là năng lượng được sinh ra từ các nguồn nhiệt.
-Hóa năng: là năng lượng có được do quá trình biến đổi hóa học tạo ra.
-Điện năng là năng lượng được cung cấp bởi dòng điện.
-Thế năng hấp dẫn: là năng lượng vật có được khi ở trên cao so với mặt đất.
-Năng lượng ánh sáng (quang năng) là năng lượng được phát ra từ các nguồn sáng.
-Ví dụ:
+ Động năng: cánh quạt đang quay, xe ô tô đang chuyển động, em bé đang chạy…
+  Thế năng hấp dẫn: nước chứa trong hồ thủy điện, cánh diều đang bay trên trời…
+  Năng lượng hóa học (hóa năng): que diêm, pháo hoa…

+  Năng lượng điện (điện năng): đèn pin, acquy, …
+  Năng lượng ánh sáng (quang năng): Mặt Trời, ngọn nến đang cháy,…
+  Năng lượng nhiệt (nhiệt năng): Mặt Trời, bếp gas, bóng đèn sợi đốt,…

7. - Năng lượng gió có thể làm cây bị cong hoặc gãy. Năng lượng gió càng lớn thì lực tác dụng lên cây càng mạnh, cây càng dễ bị đổ.  

- Năng lượng gió có thể làm quay chong chóng. Năng lượng gió càng lớn thì lực tác dụng lên chong chóng càng mạnh, chong chóng quay càng nhanh. 
8. Nhiên liệu là những chất cháy được để cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người.
Một số loại nhiên liệu gia đình em sử dụng:
-Than: Đun nấu, sưởi ấm, chạy động cơ.
-Dầu: được dùng để chạy các động cơ như xe máy, ô tô…
-Khí gas: Dùng để đun nấu.
9. Những nhiên liệu tái tạo mà em biết:  mặt trời, gió, thủy điện, sinh học, hydro và chất thải.
Các nhiên liệu đó trong quá trình sử dụng được coi là thân thiện với môi trường hơn so với nhiên liệu truyền thống, vì chúng góp phần giảm thiểu khí thải và tác động đến biến đổi khí hậu.
10. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Ví dụ: 

- Khi bật quạt, năng lượng điện chuyển thành cơ năng và năng lượng nhiệt. Trong đó cơ năng là năng lượng có ích, năng lượng nhiệt là năng lượng hao phí. Tổng cơ năng và năng lượng nhiệt bằng năng lượng điện.

- Khi đun thức ăn bằng bếp từ, năng lượng điện chuyển thành năng lượng nhiệt. Trong đó, có phần năng lượng nhiệt có ích để nấu chín thức ăn, có phần năng lượng nhiệt hao phí để làm nóng nồi/xoong và năng lượng nhiệt tỏa ra bên ngoài. Tổng năng lượng nhiệt có ích và năng lượng nhiệt hao phí bằng năng lượng điện.

Hòn bi thép lăn từ trên máng nghiêng xuống va chạm vào miếng gỗ làm miếng gỗ chuyển động. Năng lượng ban đầu của viên bi là thế năng, khi chuyển động xuống thì thế năng chuyển hóa thành động năng, va chạm với miếng gỗ, cả hai vật cùng chuyển động thêm 1 đoạn rồi dừng lại do động năng chuyển hóa thành nhiệt năng (do ma sát với sàn nhà). Như vậy, năng lượng chuyển hóa từ thế năng thành động năng và cuối cùng là thành nhiệt năng.

11. - Các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống hằng ngày:

+ Tận dụng tối đa nguồn năng lượng tự nhiên: bình nước nóng năng lượng Mặt Trời, đèn LED năng lượng mặt trời, mở hết các cửa vào ban ngày để nhận ánh sáng Mặt Trời, ....

ADVERTISING

+ Ngắt các nguồn điện khỏi thiết bị điện khi không sử dụng.

+ Chọn những sản phẩm tiết kiệm năng lượng điện khi thay thế đồ điện gia dụng cũ: Từ bóng đèn sợi đốt sang bóng đèn LED,...

+ Không quá lạm dụng máy sưởi và máy điều hòa. Nếu có sử dụng điều hòa thì bật ở chế độ trong khoảng 26 – 270C vào mùa hè.

+ Nên đi bộ, đi xe đạp, đi chung xe hoặc sử dụng phương tiện công cộng.

+ Giảm lượng chất thải sinh hoạt: giảm thiểu dùng những sản phẩm đóng gói sẵn, dùng những sản phẩm có thể tái sử dụng và tái chế.

+ Trồng nhiều cây cối và tường nhà màu sáng.
12. 4 biện pháp tiết kiệm năng lượng trong trường học:

+ Tắt đèn và các thiết bị khác sau giờ học

+ Sử dụng đèn, bình nước nóng năng lượng Mặt Trời trong trường học.

+ Lựa chọn các thiết bị làm mát tiết kiệm năng lượng.

+ Sử dụng đèn cảm biến chuyển động.

Minh Khuê
Mik dành thời gian để soạn cái này :) Chúc bạn thi tốt ^o^

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×