LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích

viết bài văn thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích

(mik cần gấp ạ)

3 trả lời
Hỏi chi tiết
80
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Cuốn sách yêu thích mà tôi muốn giới thiệu đến mọi người chính là "Những ngày thứ ba với tình yêu" của tác giả Mitch Albom. Đây là một cuốn sách mang đến cho độc giả những cảm xúc sâu lắng và những bài học ý nghĩa về tình yêu, sự hy sinh và ý nghĩa của cuộc sống.

Cuốn sách kể về câu chuyện của Eddie, một người đàn ông già làm việc tại công viên giải trí Ruby Pier. Mỗi ngày thứ ba, Eddie đều trải qua những trải nghiệm khó quên và học được những bài học quý giá từ những người mà anh gặp phải. Qua từng câu chuyện, độc giả sẽ được khám phá ra những điều bí ẩn về tình yêu, sự tha thứ và ý nghĩa của cuộc sống.

Tác giả Mitch Albom đã viết cuốn sách này một cách rất tinh tế và sâu sắc, khiến cho người đọc không chỉ đắm chìm trong câu chuyện mà còn suy ngẫm về những giá trị đích thực trong cuộc sống. "Những ngày thứ ba với tình yêu" không chỉ là một cuốn sách giải trí mà còn là một tác phẩm văn học mang đến cho độc giả những suy tư sâu sắc về tình yêu và sự sống.

Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách để đọc và suy ngẫm về cuộc sống, tôi rất khuyến khích bạn đọc "Những ngày thứ ba với tình yêu". Cuốn sách này sẽ chắc chắn làm bạn cảm động và để lại trong lòng những dấu ấn khó phai. Hãy dành thời gian để thưởng thức và suy ngẫm về những bài học ý nghĩa mà cuốn sách mang lại.
1
0
Gia Bao
19/05 21:24:03
+5đ tặng

“Không gia đình” kể về cuộc phiêu bạt của Rêmi - một cậu bé không cha mẹ, không họ hàng thân thích, sống với mẹ nuôi ở một vùng quê hẻo lánh. Sau đó, em đi theo đoàn xiếc chó, khỉ của Vitali - một cụ già từng trải và đức độ, đi chu du và biểu diễn khắp mọi miền nước Pháp. Remi đã lớn lên trong sự gian khổ của cuộc hành trình. Nhiều lúc cả đoàn được ăn no mặc ấm, cũng có lúc phải đi trong trời đông giá rét, dưới cơn bão tuyết, nhịn ăn tưởng chết đến nơi. Rồi cụ Vitali mất, chỉ còn Rêmi và chú chó Capi trung thành. Từ đây em tự lập, không những lo cho mình, em còn cưu mang chú bé Matchia vào gánh hát rong. Họ đã trở thành đôi bạn thân, cùng nhau phiêu bạt, cùng chịu đựng gian khổ và cùng sẻ chia niềm sung sướng. Nhưng cuộc đời em đâu đã hết gian truân! Đã có lúc em bị kẹt dưới hầm mỏ lụt đến mười bốn ngày đêm. Có lúc khác, em vào nhầm nhà một tên vô lại vì tưởng đó là cha đẻ của mình. Rồi em lại phải vào tù vì bị mắc án oan...Nhưng dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, em vẫn noi theo nếp sống của cụ Vitali: giữ gìn nhân phẩm, ngay thẳng, gan dạ, tự trọng, thương người, ham lao động, không ngửa tay xin xỏ, không dối trá, nhớ ơn nghĩa, luôn làm người có ích. Cuối cùng, giống như những kết thúc có hậu trong các câu chuyện cổ tích, Rêmi tìm lại được gia đình thật sự của mình và sống hạnh phúc bên những người thân yêu.

Qua cuộc phiêu lưu của cậu bé Rêmi ta thấy được nhiều điều về số phận khổ đau của con người...Trước hết là Rêmi - nạn nhân của cuộc tranh giành quyền thừa kế tài sản. Em sống cuộc đời phiêu bạt của kẻ hát rong và phải chịu bao nhiêu gian khổ mới tìm lại được gia đình. Cuộc đời của cụ Vitali cũng là một bi kịch. Cụ vốn là một người đứng trên bậc cao nhất của nấc thang xã hội, nhưng cuối cùng lại phải làm nghề xiếc chó sống qua ngày. Sức lực của cụ bị bào mòn bởi sự khắc nghiệt của xã hội. Để rồi cụ chết, chết vì không tin vào lòng tốt của con người. Còn cả chú bé Matchia luôn bị đánh đập, hành hạ bởi ông chủ. Liệu còn số phận nào đáng buồn hơn thế? Nhưng cuốn sách này không chỉ có toàn đau khổ, nó cũng có nhiều điều thú vị để đọc, để cảm thấy vui vì những giá trị tốt đẹp của con người. Trước hết là tình cảm gia đình, tình thương của cụ Vitali dành cho Rêmi. Cụ đã dạy em nhiều điều hay lẽ phải để tồn tại trong thế giới khắc nghiệt. Bà Milligan và Arthur cũng yêu Rêmi. Họ chăm sóc, cưu mang khi em rơi vào tình trạng khó khăn nhất.Và cũng thật thiếu sót nếu không kể đến tình bạn thắm thiết giữa Rêmi và Matchia. Hai em sống đùm bọc nhau, chia sẻ đắng cay ngọt bùi,luôn sát cánh cùng nhau trong hoạn nạn. Câu chuyện này còn ca ngợi lao động, ca ngợi tinh thần tự lập tự tin của giới trẻ.

“Tiến lên! Thế giới mở rộng trước mắt tôi, tôi có thể dời chân xuống nam hay lên bắc, sang đông hay qua đoài tùy lòng.

Tôi chỉ là một đứa trẻ con, thế mà tôi đã làm chủ cuộc đời của tôi”

Hãy đắm chìm dòng cảm xúc của mình vào những trang sách để bản thân tự tin bước qua những thách thức mà cuộc sống đặt ra và để trái tim ta cảm nhận được thế giới này cần lắm những tình yêu thương như thế. Tuổi trẻ đừng ngại đương đầu với khó khăn bởi nếu không bị lạc đường ta sẽ khó biết mình vốn rất sợ hãi, nếu không bị dối gạt ta sẽ khó biết mình rất dễ tổn thương, nếu không bị bỏ rơi ta sẽ khó thấy được tính yếu đuối và dựa dẫm của mình. KHÔNG GIA ĐÌNH là một tác phẩm đầy tính nhân văn, đã mang đến cho độc giả những giá trị tinh thần tồn tại mãi theo năm tháng. Tác phẩm như ngọn đèn soi rọi cho biết bao tâm hồn thoát khỏi những bóng đêm của cuộc đời. Và cũng để những ai “có gia đình” suy ngẫm, làm sao sống cho tốt, xứng đáng với cái may mắn mà số phận ban cho.

Nếu như trong cuộc sống, sự hiến tặng đem tới niềm vui thì sự chia sớt lấy đi nỗi khổ. Ai rồi cũng sẽ có lúc rơi vào vũng lầy khổ đau hay tuyệt vọng. Thật không có gì quý giá bằng ngay trong lúc ấy có một cánh tay vững chãi cho ta tựa vào và truyền thêm sức mạnh giúp ta đủ can đảm để vượt qua. Bàn tay ấy có thể không đủ sức kéo ta khỏi vũng lầy bất hạnh nhưng nó đã làm nỗi khổ đau kia vơi đi ít nhiều. Đó là lý do mà ta luôn cần có nhau trong cuộc đời này.

Thật sự cảm ơn ông, Hector Malot!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hồng Anh
19/05 21:24:11
+4đ tặng

Tác phẩm “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần là một câu chuyện đơn giản nhưng đem đến nhiều bài học sâu sắc trong cuộc sống.

Nhân vật chính trong truyện, cũng là người kể chuyện là một cậu bé. Trong khu vườn nhà cậu có trồng rất nhiều hoa. Cứ mỗi buổi chiều, hai bố con cậu ra vườn để tưới cây. Sau đó, bố sẽ nghĩ ra những trò chơi cho cậu bé trải nghiệm.

Đầu tiên là trò chơi thử thách xúc giác. Cậu bé sẽ phải nhắm mắt lại, sau đó đi chạm từng bông hoa một rồi đoán xem đó là hoa gì. Sau nhiều lần như vậy, cậu đã thuộc làu làu, chạm loài nào đều đoán tên được loài đó. Tiếp đến là trò chơi thức thách thị giác, cậu bé sẽ phải nhắm mắt lại rồi đoán xem người và vật cách xa bao nhiêu. Sau nhiều lần, cậu bé “chỉ cần nghe tiếng bước chân cũng biết bố cách xa bao nhiêu”. Cuối cùng là trò chơi thử thách khứu giác, thay vì chạm vào những bông hoa, thì bây giờ nhân vật tôi chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Người bố đã tạo ra những trò chơi để giúp cậu bé rèn luyện mọi giác quan. Nhưng từ những trò chơi này, cậu bé có thêm bài học về sự biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu thiên nhiên cũng như trân trọng mọi thứ xung quanh mình. Đặc biệt là hình ảnh cuối truyện “những bông hoa chính là người đưa đường” gửi gắm thông điệp thiên nhiên chính là những gì thân thuộc, gần gũi nhất.

Cùng với đó, câu chuyện nhỏ về món quà của thằng Tý cũng đem đến một bài học. Món quà nhỏ của thằng Tý là: “Trái ổi to được lựa để dành cho bố đều có bịch ni lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi vừa to vừa mềm, cắn vài rất đã”. Món quà dường như chứa đựng tình yêu thương của người tặng. Vậy nên mặc dù không thích ăn ổi nhưng bố vẫn nhận lấy và thưởng thức nó. Câu chuyện về món quà đã khẳng định rằng một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp vì món quà đó.

Có thể khẳng định rằng, “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là một câu chuyện nhẹ nhàng, mà sâu sắc.

1
0
Chou
19/05 21:24:12
+3đ tặng

“Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ
Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu!”
( “Nghĩ lại về Pau-xtốp-xki” – nhà thơ Bằng Việt)
Trong dòng chảy văn học, có xiết bao tác phẩm khoác lên mình những ánh sáng riêng, những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nhưng đã có ai từng đặt dấu chấm hỏi rằng tại sao có những tác phẩm ra đời nhưng lại rơi vào khoảng lặng ngay sau đó nhưng lại có những tác phẩm sống mãi với đời và chiếm trọn một chỗ đứng đặc biệt trong tim độc giả không? Đối với tôi, việc tôi tiếp cận đến “ những đứa con tinh thần” của một tác giả không phải đơn thuần vì chúng có
độ nổi tiếng hay độ phủ sóng cao, mà liệu rằng tôi có thể bắt gặp được một trái tim đồng điệu cảm xúc với chính nhân vật mà tác giả đưa ra hay không. Hơn nữa, tác phẩm mang trong mình một ánh sáng riêng trước hết phải bắt nguồn từ hiện thực bởi lẽ “Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học” (Tố Hữu). Đối với một người thích đọc những cuốn sách nói về cuộc đời và hiện thực cuộc sống, dù đã tiếp cận hầu hết các cuốn sách mang hơi hướng đó nhưng có một cuốn sách in sâu trong khối óc tôi đến tận bây giờ. Đó là cuốn sách “The Call of the Wild (Tiếng gọi nơi hoang dã)” của nhà văn đại tài Jack London. Chắc rằng cuốn sách này không còn xa lạ gì với chúng ta, đây là một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi của tác giả. Nó không chỉ đơn giản kể về cuộc đời của một chú chó Buck nữa mà có lẽ đôi khi chúng ta cũng sẽ nhìn thấy hình ảnh bản thân ở trong đó.
“Nhà văn phải đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của cuộc đời.”(Nam Cao).
Chúng ta biết một tác phẩm sẽ không còn giá trị nếu như tác giả không thực sự hòa mình vào chính nhân vật của mình, tác giả là người phải trải qua những khó khăn, đau khổ và hiểu rõ cuộc sống mới có thể tạo ra những tác phẩm văn chương ý nghĩa và sâu sắc.
Thật không may mắn, Jack London có một cuộc sống không mấy suôn sẻ. Tuổi thơ ông tràn ngập trong đói nghèo và sự khốn cùng. Để có được thành công như ngày hôm nay, ông đã phải đánh đổi rất nhiều điều. Và cuốn sách mà tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc là cuốn “The Call of the Wild (Tiếng gọi nơi hoang dã)” , đó là tác phẩm quy tụ những kỷ niệm của ông về Alaska. Jack London đã viết khi giới thiệu cho bộ truyện của mình rằng: “Tôi đã sống những
ngày đau khổ và nỗi đói kém ở Bắc Đại Tây Dương, những kinh nghiệm đó đã cung cấp nguồn cảm hứng cho bộ truyện “Tiếng gọi nơi hoang dã” của tôi.” Với những trải nghiệm của mình, ông đã sáng tác ra một tác phẩm văn học kinh điển với nhiều tầng ý nghĩa.
Tác phẩm đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự nghiệp văn chương của nhà văn Jack London. Đó cũng như một thành quả xứng đáng cho bấy nhiêu nổ lực của ông.
Tại sao tác giả lại lấy tên tác phẩm là “Tiếng gọi nơi hoang dã” nhỉ? Theo tôi nghĩ, “Tiếng gọi nơi hoang dã” là tiếng gọi về miền nguyên thủy trong hành trình của con chó Buck, nó cũng là tiếng gọi đưa người đọc về miền đất mới, mang đến sự tự nhận thức về thiên nhiên và con người. Tác phẩm dẫn dắt người đọc đi qua bảy chương với nhiều cung bậc cảm xúc. Đối với tất cả chúng ta, tình cảm là một thứ không thể thiếu, và đối với loài vật cũng vậy, nhất là những chú chó, chúng là những người bạn trung thành của không ít chúng ta. Chúng không chỉ đơn thuần là một sinh vật chỉ biết vận động như một lẽ tự nhiên mà cũng có cảm xúc, cũng biết đau đớn, biết yêu thương, biết ơn nghĩa. Buck cũng là một chú chó tuyệt vời như vậy.
“The Call of the Wild (Tiếng gọi nơi hoang dã)” là câu chuyện viết về Buck – con chó đã thuần hóa được nuôi bởi một ông thẩm phán. Tuy nhiên, cuộc đời quý tộc của nó chẳng kéo dài được bao lâu khi nó bị người ta bắt đi khỏi trang trại để trở thành chó kéo xe. Buck đã tự thích nghi và thay đổi bản thân trên một chặng hành trình dài và qua tay biết bao người chủ. Nó đã từ thế giới văn minh tìm ngược về nơi hoang dã để tìm kiếm con người mình. Trên hành trình không mấy suôn sẻ, Buck đã gặp ngay trở ngại đầu tiên khi phải thích nghi với những luật lệ thô bạo và tàn nhẫn. Ở vùng phương Bắc lạnh giá, chiếc dùi cui là 1 sự phát hiện mới.” Đó là vật đưa nó vào lãnh địa của luật lệ nguyên thủy”. Đây là bài học đầu tiên
của Buck khi bước những bước đầu trở về miền hoang dã. Nó hiểu bản thân chẳng thể nào thay đổi được luật lệ đó nên nó đã tự thay đổi để có thể sống sót và tồn tại ở một nơi đầy khắc nghiệt. Nó phải tập thích nghi với những thứ nó chưa bao giờ thấy, những thứ hà khắc và đau đớn có thể bào mòn ý chí tinh thần.Trong Buck vẫn luôn thường trực sự trung thành và tình nghĩa đối với John Thornton, vẫn cuốn quýt và bảo vệ anh đến cùng. Khi John chết, điều đó cũng đồng nghĩa với mối liên kết giữa Buck và thế giới văn minh con người bị cắt đứt. Trong giây phút đó, mọi bản năng hoang dã của Buck trỗi dậy và nó dần lấn sâu hơn vào móng vuốt
và răng nanh đẫm máu của loài chó sói. Cuối cùng, Buck trở về với bầy sói của mình và trở thành một con sói hoang dã chân chính. Tác phẩm “Tiếng gọi nơi hoang dã” của Jack London đã thành công trong việc tái hiện cuộc phiêu lưu của Buck và đưa người đọc đến với thế giới hoang dã tuyệt đẹp của Alaska.
“Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm” (Pauxtopxki). Không phải ngẫu nhiên mà tác phẩm này được nhiều người biết đến, trong nó mang lại rất nhiều những chi tiết giàu giá trị nhân văn hết sức thấm đượm. Tôi nghĩ việc tác giả đưa ra tình huống truyện Buck bị bắt cóc ra khỏi trang trại là một chất xúc tác để từ đó thể hiện rõ bản tính thích nghi và tự thay đổi để hòa hợp với môi trường sống của Buck. Từ một chú chó được cưng chiều và giàu sang nên khi rơi vào dòng xoáy phức tạp từ thế giới bên ngoài, Buck buộc phải tự lựa chọn hành trang để thích nghi, vượt qua sự khắc nghiệt của số phận và có cho mình những tháng ngày êm đềm. Việc đưa ra những nghịch cảnh như vậy, Jack London như đang gửi gắm đến người đọc những suy nghĩ trưởng thành và bản năng vươn lên vượt qua nghịch cảnh trong cuộc đời mỗi con người. Thế giới không đứng yên, sẽ có những khó khăn bất ngờ ập tới. Con người bắt
buộc phải thay đổi và trưởng thành hơn trước khó khăn nếu không muốn bị đào thải. Và còn một chi tiết mà có lẽ tôi đã phải vỡ òa cảm xúc khi đọc đến, đó là cảnh chú chó Buck được mua lại bởi một người đàn ông tên là John Thornton. Phải nói, cả hai phải chăng có sự thấu hiểu và cảm thông cho nhau mới có thể tìm thấy được nhau giữa cái nơi lạnh lẽo ấy. Tôi cảm thấy thật an ủi, vui mừng xiết bao khi giữa cái nơi lạnh về phần thể xác lẫn tâm hồn ấy vẫn còn tiềm ẩn những giá trị nhân văn và những tình cảm chân thực thật đáng quý. Dưới ngòi bút của ông, mối liên kết giữa con người với con vật, con người với thiên nhiên càng được thể hiện rõ hơn qua từng trang sách đầy tâm huyết. Thông qua câu chuyện của vật mà nói đến câu chuyện con người, chính điều ấy tạo nên nét riêng biệt của “The Call of the Wild (Tiếng gọi nơi hoang dã)” so với muôn vàn tiểu thuyết khác trên thế giới. Một tác phẩm nhân văn và sâu sắc như này xứng đáng được càng nhiều người biết đến hơn.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư