LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận vẻ đẹp người lính trong đoạn trích sau..

Cảm nhận vẻ đẹp người lính trong đoạn trích sau:
"Ruộng nương ah gửi bn thân cày
............................. Đầu súng trăng treo." ㅤㅤㅤㅤㅤㅤ(Đồng Chí -Chính Hữu. ) Theo dàn ý sau:
MB: Người chiến sĩ
TB:
ý 1: Giới thiệu tác giả , tác phẩm
ý2: hoàn cảnh người lính
ý 3: Tập trung phân tích vẻ đẹp nhân vật
LĐ1: Ý chí quyết tâm
LĐ2: Tinh thần đồng đội, đồng chí
LĐ3:Tinh thần lạc quan
LĐ4:Vẻ đẹp tâm hồn
ý 4:-Đánh giá
+ Nghệ thuật
+Nội dung
-Nâng cao
+Đại diện
+Thái độ tác giả
KB:-KĐ vị trí, ý nghĩa của đoạn trích
-Liên hệ bản thân

MÌNH CẦN GẤP Ạ !
2 trả lời
Hỏi chi tiết
65
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
TB: Trong đoạn trích trên, tác giả Đồng Chí - Chính Hữu đã miêu tả vẻ đẹp của người lính thông qua hình ảnh của ruộng nương và đầu súng trăng treo.

Ý 1: Đồng Chí - Chính Hữu là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, tác phẩm của ông thường mang đậm tinh thần yêu nước và tình người.

Ý 2: Hoàn cảnh của người lính thường rất khó khăn và gian khổ, họ phải hy sinh và chiến đấu vì đất nước, vì dân tộc.

Ý 3: Vẻ đẹp của người lính được phản ánh qua ý chí quyết tâm, tinh thần đồng đội, tinh thần lạc quan và vẻ đẹp tâm hồn của họ.

LĐ1: Ý chí quyết tâm của người lính giúp họ vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm để bảo vệ đất nước.

LĐ2: Tinh thần đồng đội, đồng chí giúp người lính gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong mọi tình huống.

LĐ3: Tinh thần lạc quan giúp người lính vượt qua những khó khăn, thách thức một cách lạc quan và tự tin.

LĐ4: Vẻ đẹp tâm hồn của người lính được thể hiện qua lòng yêu nước, sự hy sinh không ngừng và tinh thần trách nhiệm cao cả.

Ý 4:
- Nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng hình ảnh đẹp mắt để miêu tả vẻ đẹp của người lính, tạo nên một bức tranh hùng vĩ và đầy cảm xúc.
- Nội dung: Đoạn trích thể hiện sự tôn vinh, ca ngợi vẻ đẹp của người lính, góp phần tạo nên tinh thần yêu nước trong xã hội.
- Nâng cao: Đoạn trích không chỉ đơn thuần là miêu tả vẻ đẹp của người lính mà còn là lời ca ngợi, tôn vinh họ trong lòng người đọc.

KB: Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lính thông qua hình ảnh ruộng nương và đầu súng trăng treo, nhấn mạnh vào tinh thần yêu nước, sự hy sinh và tinh thần đồng đội của họ. Đây là một bức tranh tuyệt vời về vẻ đẹp của người lính trong lòng người dân.
1
1
Hồng Anh
24/05 20:17:06
+5đ tặng
 Đồng chí là bài thơ tiêu biểu viết về người lính trong thời kì đầu cửa kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí trong bài thơ là tình cảm rất chân thật, giản dị. Bài thơ không chỉ thể hiện cơ sở xuất phát của tình đồng chí mà còn thể hiện tình đồng chí đó trong những gian khổ, thiếu thốn nơi chiến trường, trong chiến đấu khó khăn. Đoạn thơ hay nhất trong bài phải kể đến:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 



Đầu súng trăng treo

    Đoạn thơ trích trong bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu đã thể hiện được tình đồng chí keo sơn gắn bó của những người lính. Thật vậy, hình ảnh những người lính hiện lên với sự hy sinh của họ khi gia nhập vào quân ngũ "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay". Những người lính không chỉ phải rời xa quê hương mà thái độ khi ra đi của họ chính là thái độ bất chấp, sẵn sàng hy sinh tất cả cho tổ quốc của mình. Thái độ ấy được thể hiện qua cách dùng từ "mặc kệ" vô cùng tài tình của tác giả. Đối với những người nông dân, ruộng nương, nhà cửa những thứ quý giá nhất. Hình ảnh ẩn dụ "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" đã khắc họa được chân dung của những người nơi hậu phương. Những người nơi hậu phương sẽ mãi chờ đợi những người con, người bạn, người chồng của họ trở về từ chiến trận. Và sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn. Tiếp theo, trong hàng ngũ quân đội, hoàn cảnh sống khó khăn và tình đồng chí keo sơn của những người lính lại càng hiện lên rõ ràng hơn bao giờ hết "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi/Áo anh rách vai/Quần tôi có vài mảnh vá/Miệng cười buốt giá/Chân không giày". Những câu thơ đã thể hiện được hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn về vật chất của những người lính trong quân ngữ. Tuy nhiên, những người lính ấy vẫn vững lòng theo kháng chiến, hơn tất cả, chính là nhờ tình yêu mà họ dành cho tổ quốc. Quan trọng nhất, tình đồng chí được thể hiện sâu sắc trong câu 'Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Tình đồng chí như những người con trong cùng một gia đình đã gắn kết những người lính và tạo cho họ sức mạnh cùng nhau chiến đấu và vượt qua khó khăn. Hình ảnh thơ cuối càng làm cho người đọc cảm thấy xúc động về tình đồng chí, đồng đội của những người lính ấy"Đêm nay rừng hoang sương muối...Đầu súng trăng treo". Họ gắn bó bên nhau trong chiến đấu để cùng nhau chống giặc. Hình ảnh thơ cuối "đầu súng trăng treo" là một hình ảnh lãng mạn cho thấy được sự lãng mạn trong thực tế chiến đấu gian khổ mà tác giả khám phá ra được. Tóm lại, đoạn thơ đã thể hiện được tình đồng chí và sức mạnh của tình đồng chí ấy trong cuộc sống và chiến đấu giữa những người lính.

    Bằng ngôn ngữ thơ rất giản dị, chân thực, Chính Hữu đã thể hiện chân thực và sinh động tình đồng chí, đồng đội của những người lính cách mạng qua những tình huống rất bình dị. Tình dồng chí của những người lính được thể hiện trong bài thơ rất sâu sắc, thiêng liêng, là tình cảm đẹp của những người lính cách mạng, tạo nên vẻ đẹp và sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hưngg
25/05 11:11:46
+4đ tặng

Chính Hữu là người lính và cũng là nhà thơ của lính. Thơ ông không nhiều song ấn tượng bởi lời thơ hàm súc, ngôn ngữ, hình ảnh chân thực mà giàu ý nghĩa biểu tượng. "Đồng chí" là tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ. Bài thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp của tình đồng chí của những người lính cách mạng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.

Bài thơ "Đồng chí" được Chính Hữu viết năm 1948 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, khó khăn. Sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947, Chính Hữu bị ốm nặng phải nằm lại tại một trạm quân y, đơn vị đã cử người ở lại chăm sóc. Cảm động trước tấm lòng tình cảm của người đồng đội, Chính Hữu đã viết lên bài thơ. Bài thơ đã khắc họa hình tượng người lính cách mạng từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội keo sơn, gắn bó của họ.

Trước hết vẻ đẹp của tình đồng chí được thể hiện ở cơ sở hình thành lên tình đồng chí. Cơ sở đầu tiên hình thành nên tình đồng chí là cùng chung cảnh ngộ xuất thân - đều là những người nông dân mặc áo lính:

"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"

Lời thơ tự nhiên như lời kể của người lính về quê hương: anh đi lên từ vùng đồng bằng chiêm trũng "nước mặn đồng chua", tôi đi ra từ vùng "đất cày lên sỏi đá"- vùng trung du miền núi. Quê anh, làng tôi - hai vùng quê cách xa nhau nhưng đều chung nhau cái nghèo khó, lam lũ. Việc sử dụng sáng tạo những thành ngữ tục ngữ đã tạo cho lời thơ mộc mạc tự nhiên như tâm hồn người trai cày nói về quê hương mình. Như vậy, những người lính đều ra đi từ những làng quê nghèo khó, họ đều là những người nông dân mặc áo lính. Chính sự đồng cảnh, đồng giai cấp đã tạo cơ sở ban đầu vững chắc để hình thành lên tình đồng chí.

Cơ sở thứ hai hình thành lên tình đồng chí là cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng. Anh với tôi từ bốn phương trời xa lạ chẳng hẹn mà cùng tụ hội về đây trong quân ngũ của lá cờ cách mạng bởi: "Súng bên súng đầu sát bên đầu". Câu thơ có hình ảnh chân thực mà giàu ý nghĩa biểu tượng: "súng bên súng" là cùng chung nhiệm vụ cầm súng chiến đấu. "Đầu sát bên đầu" là cùng chung chí hướng, lý tưởng ra đi theo tiếng gọi của Tổ quốc quyết tâm chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc. Cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng đã gắn kết anh tôi với nhau.

Tình đồng chí còn được hình thành từ sự chia sẻ gắn bó trong gian khổ khó khăn:

"Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ"

Câu thơ đầy ắp kỷ niệm của một thời gian khổ khó khăn: những đêm đông lạnh giá chăn không đủ đắp, họ phải chung nhau mảnh chăn mỏng. Tấm chăn sui khép lại đêm đông lạnh giá nhưng mở ra sự gắn bó hiểu nhau như tri kỷ. Cấu trúc anh tôi sống đôi khi ở hai câu thơ khi gộp làm một đã diễn tả quá trình từ xa lạ, quen nhau rồi thành tri kỉ và kết thành: "Đồng chí". Câu thơ thứ bảy chỉ với hai tiếng và dấu chấm than vang lên như một nốt nhấn thể hiện sự phát hiện về một thứ tình cảm bình dị mà thiêng liêng, mới mẻ của những người lính cách mạng: đồng chí. Câu thơ như bản lề của bài thơ vừa khái quát cảm xúc ở sáu câu thơ đầu, vừa mở ra những biểu hiện ở những dòng thơ tiếp theo. Đồng thời làm nổi bật một quy luật tất yếu: cùng chung cảnh ngộ xuất thân, cùng nhiệm vụ lý tưởng, cùng chia sẻ gắn bó thì sẽ trở thành đồng chí của nhau.

Vẻ đẹp của tình đồng chí còn được thể hiện ở những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí. Biểu hiện đầu tiên của tình đồng chí là họ thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng của nhau:

"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đã nhờ người ra lính."

Những người lính ra đi để lại sau lưng tất cả những gì thân thuộc nhất: ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa. Từ "mặc kệ" đã thể hiện thái độ dứt khoát quyết chí ra đi vì nghĩa lớn. Mặc kệ mà không hề dửng dưng vô tình: họ ra đi nhưng từ trong sâu thẳm người lính vẫn nhớ về quê hương, họ vẫn biết nơi quê nhà ruộng nương vẫn chờ tay người cày xới, gian nhà lung lay trong gió chờ người sửa sang, nơi giếng nước gốc đa có ánh mắt người thân trông ngóng. Đặc biệt hình ảnh nhân hóa ẩn dụ "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" đã thể hiện quê hương vẫn nhớ người trai cài ra trận hay người ra trận vẫn nhớ về quê hương. Nỗi nhớ hai chiều càng trở nên da diết. Trong đoạn thơ cấu trúc "anh- tôi" sóng đôi giờ chỉ còn lại anh: nỗi nhớ quê hương trong lòng anh được tôi nói hộ. Tôi nói cho anh hay đó cũng chính là nỗi nhớ quê hương của tôi. Những người lính họ thấu hiểu tâm tư nỗi lòng của nhau.

Tình đồng chí còn được thể hiện ở sự chia sẻ gắn bó trong gian khổ khó khăn của cuộc đời người lính. Anh với tôi cũng chịu những cơn sốt rét từng hành hạ:

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi."

Cơn sốt rét từng đã trở thành căn bệnh phổ biến với những người lính trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp ăn uống kham khổ, thiếu thốn thuốc men. Chính Hữu đã gợi tả một cách chân thực: "biết ớn lạnh", "sốt run người vừng trán ướt mồ hôi". Anh với tôi cùng chịu cảnh thiếu thốn:

"Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Chân không giày"

Chính Hữu đã đưa vào trong lời thơ những hình ảnh chân thực về cuộc sống chiến đấu của người lính Cách mạng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp thiếu thốn đủ bề từ lương thực đến tư trang. Để từ đó người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về anh bộ đội. Cấu trúc "anh - tôi" lại sóng đôi như khẳng định trong gian khổ khó khăn đều có anh có tôi cùng chia sẻ gắn bó.

Trong gian khổ khó khăn người lính cách mạng hiện lên vẫn hiên ngang, lạc quan. Trong gian khổ khó khăn họ vẫn nở nụ cười - nụ cười lạc quan ấm áp xua tan cái giá buốt. Đặc biệt là hình ảnh "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" rất tự nhiên, chân thực nhưng đã thể hiện sâu sắc cảm động tình đồng chí của người lính cách mạng. Họ nắm lấy tay nhau như để động viên nhau, như để truyền cho nhau hơi ấm sức mạnh của tình đồng chí để cùng nhau chắc tay súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Phải chăng tình đồng chí vừa là vẻ đẹp vừa là cội nguồn sức mạnh của người lính cách mạng?

Không những thế vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ còn được thể hiện ở biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí. Với bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn ba câu thơ cuối đã gợi lên bức tranh cảnh đường đêm khuya thật đẹp:

"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới"

Trên nền hiện thực khắc nghiệt: đêm khuya, nơi "rừng hoang sương muối" giá buốt, người lính hiện lên với tư thế chủ động hiên ngang "đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Chính tư thế thành đồng vách sắt ấy đã làm lu mờ đi mọi gian khổ khó khăn. Phải chăng chính tình đồng chí đã làm lên vẻ đẹp ấy của người lính? Hình ảnh người lính được kết đọng lại qua chi tiết bất ngờ, độc đáo:

"Đầu súng trăng treo"

"Đầu súng trăng treo" được Chính Hữu nhận ra từ chính những đêm hành quân phục kích chờ giặc của mình và đồng đội. Giữa mênh mông bát ngát của rừng khuya, người lính chắc tay súng canh gác, mũi súng hướng lên trời. Trăng lơ lửng giữa không trung, càng về khuya trăng xuống thấp dần, đến một mức độ nào đó nhìn lên trăng như treo trên đầu ngọn súng. Hình ảnh "đầu súng trăng treo" còn gợi bao liên tưởng thú vị cho người đọc: "súng" là biểu tượng của chiến tranh, của hiện thực, của chất chiến sĩ; "trăng" là biểu tượng của hòa bình, của lãng mạn, của chất thi sĩ. Sự kết hợp của hai hình ảnh tưởng chừng như đối lập nhau mà lại  hỏi hòa bổ sung cho nhau để cùng nói về các mặt của người lính và tình đồng chí: vừa chiến sĩ mà lại rất thi sĩ, vừa hiện thực mà lại lãng mạn. Hình ảnh "đầu súng trăng treo" còn nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc kháng chiến: người lính cầm súng chiến đấu bảo vệ hòa bình cho quê hương, đất nước. Nhịp thơ 2/2 như gợi nhịp lắc của cái gì lơ lửng chung chiêng giữa bát ngát mênh mông chứ không thể buộc chặt. Giữa hiện thực khắc nghiệt nhưng tâm hồn người lính vẫn lãng mạn, bay bổng bởi trong lòng họ có tình đồng chí ấm áp. Chính vì vậy "Đầu súng trăng treo" đã trở thành biểu tượng của người lính cách mạng trong văn học kháng chiến và được Chính Hữu chọn làm nhan đề cho tập thơ nổi tiếng của ông.

Bài thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp tình đồng chí qua những nét nghệ thuật đặc sắc. Đó là thể thơ tự do phù hợp với cảm xúc tự nhiên dồn nén của bài thơ. Ngôn ngữ hình ảnh chân thực mà giàu ý nghĩa biểu tượng. Cấu trúc "anh- tôi" sóng đôi đã góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm. Bài thơ còn sử dụng kết hợp các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ,... Với những nét đặc sắc nghệ thuật ấy, bài thơ đã ca ngợi tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó của người lính cách mạng trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ đã thể hiện sự gắn bó, am hiểu sâu sắc và tấm lòng trân trọng yêu thương đồng đội của nhà thơ. Cùng với các tác phẩm khác như "Tây Tiến" của Quang Dũng, "Nhớ" của Hồng Nguyên,... "Đồng Chí" của Chính Hữu đã góp phần làm phong phú hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong thơ ca hiện đại. Bài thơ đã mở ra một hướng đi mới cho văn học kháng chiến viết về người lính cách mạng: cảm hứng thơ đi lên từ hiện thực đời thường mà vẫn dạt dào lãng mạn.

Với bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn, ngôn ngữ, hình ảnh chân thực giàu sức gợi, bài thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp của tình đồng chí của những người lính cách mạng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Bài thơ đã đem đến cho người đọc cảm nhận chân thực về người lính cách mạng trong những năm kháng chiến chống Pháp. Chính vì vậy bài thơ có sức sống mãi trong lòng người đọc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư