(1) Phát biểu tại lễ khai giảng năm học mới 2022 - 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nói “tâm hồn các cháu như mầm cây, ngày ngày ông bà, bố mẹ, thầy cô đang vun tưới để cây được phát triển”. Tuy nhiên, khi “bệnh thành tích” tràn lan, “mầm cây” ấy có phát triển được bình thường! Thật - giả đan xen, hoà quyện với nhau sẽ làm mất đi giá trị thực sự của nhà trường. Nhiều học sinh có năng lực tốt sẽ không còn động lực để học tập, xem thường chuyện học và đương nhiên cũng sẽ không biết xấu hổ, không biết sợ khi không thuộc bài, khi không nắm vững kiến thức. Nhưng học sinh được bố mẹ chạy chọt nâng điểm cứ nghĩ mình giỏi rồi, thôi chẳng cần cố gắng. (2) Phát biểu tại lễ khai giảng năm học mới 2022 - 2023, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Giáo dục là nền tảng của sự phát triển bền vững, quyết định tương lai của dân tộc, của đất nước”. Quả thật, giáo dục bồi dưỡng hiền tài mà hiền tài lại là nguyên khí của quốc gia. Để có được hiền tài thực sự, rõ ràng, triệt tiêu “bệnh thành tích” trong giáo dục không chỉ là cần thiết mà đã trở thành vấn đề cấp bách. (3) Muốn làm được điều này thì giáo viên và học sinh cần xác định và làm đúng vai trò của mình. Giáo viên chỉ hướng dẫn, cung cấp thông tin, gợi mở vấn đề, làm trọng tài, sắm vai cố vấn còn học sinh phải khai phá tri thức, nghiên cứu trả lời các thắc mắc do chính mình đặt ra, tự hành động, tự kiểm tra và tự điều chỉnh. Giáo viên tuyệt đối tránh biến mình thành “máy đọc”, học sinh tuyệt đối tránh trở thành “máy photocopy hoàn hảo”. Giáo viên nỗ lực đào tạo ra còn học sinh nỗ lực trở thành “cây sậy biết suy nghĩ” (lời nhà bác học Blaise Pascal). (Trích Chữa bệnh thành tích’ trong giáo dục, Hà Ngọc, báo Tin tức, 07/9/2022) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. (0.5 điểm) Xác định một phép liên kết hình thức trong đoạn (2) Câu 2. (0.75 điểm) Theo đoạn trích, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình bày về hậu quả của “bệnh thành tích” như thế nào? Câu 3. (0.75 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu văn sau: Giáo viên tuyệt đối tránh biến mình thành “máy đọc”, học sinh tuyệt đối tránh trở thành “máy photocopy hoàn hảo”. Câu 4. (1.0 điểm) Với vai trò của một học sinh, em sẽ làm gì để góp phần giảm thiểu bệnh thành tích trong môi trường học đường?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
CHẤM ĐIỂM CHO MÌNH NHA Câu 1: Một phép liên kết hình thức trong đoạn là: "Quả thật, giáo dục bồi dưỡng hiền tài mà hiền tài lại là nguyên khí của quốc gia."
Câu 2: Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình bày về hậu quả của "bệnh thành tích" bằng việc chỉ ra rằng khi các học sinh được bố mẹ chạy chọt nâng điểm, họ sẽ mất đi động lực để học tập, xem thường chuyện học và không còn biết xấu hổ, sợ khi không thuộc bài, không nắm vững kiến thức.
Câu 3: Trong câu văn "Giáo viên tuyệt đối tránh biến mình thành “máy đọc”, học sinh tuyệt đối tránh trở thành “máy photocopy hoàn hảo”", biện pháp tu từ được sử dụng để tạo ra hình ảnh sinh động và dễ hiểu, nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo viên và học sinh trong quá trình giáo dục.
Câu 4: Với vai trò của một học sinh, để giảm thiểu "bệnh thành tích" trong môi trường học đường, em có thể tập trung vào việc học không chỉ vì điểm số mà còn vì kiến thức. Em có thể thúc đẩy tinh thần tự học, chủ động nghiên cứu và tham gia hoạt động học ngoại khóa để phát triển kỹ năng và sự sáng tạo. Đồng thời, em cũng có thể chia sẻ ý kiến với các bạn cùng lứa để tạo ra một môi trường học tập tích cực và đề cao giá trị thực sự của giáo dục.
Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời
(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi. Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ