“Nuôi con buôn tảo bán tần,
Chỉ mong con lớn nên thân với đời.
Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con”
Mẹ là tiếng gọi thiêng liêng nhất trên cuộc đời này. Mẹ yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ con cái, cho con những điều tốt nhất không quản khó khăn, nhọc nhằn. Có lẽ chính vì vậy, mẹ đã trở thành đề tài sáng tác muôn thuở cho thơ văn. Nhà thơ Lưu Quang Vũ cũng đã chọn chủ đề về mẹ để sáng tác bài thơ “Áo cũ”. Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả mới chỉ 15 tuổi học lớp 9 và đến năm 2002, Áo mới đã được in trong tập thơ tình của nhà xuất bản Văn học. Bài thơ là tình yêu của tác giả dành cho mẹ và sự trân trọng kí ức tuổi thơ của mình.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ Lưu Quang Vũ đưa cảm xúc của mình vào trong hình ảnh chiếc áo cũ một cách thật đặc biệt:
“Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn
Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai
Thương áo cũ như là thương ký ức
Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.”
Chiếc áo khi mặc đến cũ rồi, sẽ mỗi ngày ngắn đi một chút, vì sao lại như vậy? Đó là vì theo thời gian chiếc áo bị cũ đi, cùng với đó là chúng ta thêm lớn hơn, nên chiếc áo bị ngắn dần. Vậy mà chiếc áo cũ mà nhà thơ Lưu Quang Vũ mang tới còn cũ đến độ “đứt sờn màu bạc hai vai”, có lẽ nhà thơ đã mặc chiếc áo đó từ rất lâu cho tới khi sáng tác bài thơ, trở thành một cậu thiếu niên học lớp 9. Điều này cũng gợi cho người đọc thấy được hoàn cảnh khi đó của gia đình tác giả không mấy khá giả nên áo phải mặc đến nỗi ngắn và cũ sờn màu, bạc vai. Nhìn chiếc áo mà nhà thơ thương nó như thương kí ức của mình đã trải qua, kí ức đó là gì mà khiến cho tác giả lại “mắt phải cay cay”, nghẹn ngào muốn khóc?
Kí ức khiến nhà thơ Lưu Quang Vũ phải cay mắt là những kí ức về người mẹ dấu yêu của mình:
“Mẹ vá áo mới biết con chóng lớn
Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim
Áo con có đường khâu tay mẹ vá
Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm.
Áo đã ở với con qua mùa qua tháng
Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương
Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới
Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn.”
Sau mỗi lần rách áo rồi lại vá để mặc lại, mẹ đã nhận ra “con chóng lớn”. Nhưng điều này đồng nghĩa với việc mẹ cũng đã già đi. Giờ đây mẹ vá áo cho con khó khăn hơn trước, mẹ đã già nên mắt kém “không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim”. Mỗi lần con mặc chiếc áo đó đều cảm nhận được “đường khâu tay mẹ vá”, nên con yêu mẹ biết bao nhiêu càng yêu áo thêm bấy nhiêu vì đó là công sức mẹ may vá, tình thương mẹ dành cho con. Chiếc áo cũ mẹ vá đã được tác giả dùng “qua mùa qua tháng”, chỉ một khoảng thời gian dài. Tuy áo đã cũ nhưng tác giả khẳng định mình “vẫn quý vẫn thương”. Chính vì yêu mẹ nên mỗi lần thay áo mới, nhà thơ Lưu Quang Vũ đều “không nỡ”. Lần thay áo mới sẽ phải mua áo dài hơn vì con cũng đã lớn hơn, không còn mặc vừa chiếc áo cũ ngắn nữa, điều đó cũng là minh chứng mẹ đang già hơn trước, khiến nhà thơ mặc áo mới nhưng lòng không vui vì thời gian đang đẩy mình lớn lên nhưng lấy đi tuổi xuân của mẹ.
Đoạn cuối của bài thơ, chính là thông điệp mà tác giả Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm đến cho người đọc cũng là lời tác giả tự nhắc nhở mình:
“Hãy biết thương lấy những manh áo cũ
Để càng thương lấy mẹ của ta
Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống
Những gì trong năm tháng trôi qua...”
Mỗi người chúng ta phải biết thương lấy “những manh áo cũ”, rộng ra chính là những kỉ niệm của quá khứ, những điều mà mình được nhận. Để rồi càng thương mẹ mình hơn, vì mẹ đã vất vả nuôi lớn chúng ta, săn sóc chúng ta từng cái ăn, cái mặc. Phải biết thương yêu, trân trọng những người xung quanh và những điều đã từng gắn bó với chính mình. Vì năm tháng trôi qua nào đợi chờ điều gì, hãy yêu thương lấy mẹ cha, người sinh thành ra chúng ta và những điều thân mến xung quanh để không phải hối hận muộn màng.
Bài thơ Áo cũ tuy sử dụng những câu từ đơn giản nhưng lại mang tới cho chúng ta những bài học thật hay và sâu sắc. Trong đó chứa đựng tình yêu của tác giả Lưu Quang Vũ dành cho mẹ của mình cũng như thông điệp đầy ý nghĩa tác giả gửi tới người đọc về tình thương mẹ và những điều gắn bó xung quanh. Bài thơ cũng thể hiện sự tài năng của nhà thơ khi có thể sáng tác một bài thơ ý nghĩa như vậy ở độ tuổi còn nhỏ.
Câu hỏi:Hãy thêm phần phân tích nghệ thuật của bài thơ cho bài phân tích bài thơ Áo cũ-Lưu Quang Vũ trên
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đánh giá về thơ Nguyễn Quang Vũ, người ta cho rằng: “ Thơ Lưu Quang Vũ không chỉ bay bổng, tài hoa mà còn giàu cảm xúc, khát khao, trăn trở. “ Áo cũ “ là một trong những bài thơ hay như thế, khi đó là sự suy ngẫm của phận làm con khi trông thấy tuổi già của mẹ.
Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn
Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai
Thương áo cũ như là thương ký ức
Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.
Mở đầu bài thơ, là hình ảnh tấm áo đã cũ sờn theo năm tháng, cứ mỗi ngày lại “ thêm ngắn “ đi. Nó không chỉ đơn thuần là manh áo mỏng, mà còn đại diện cho kỉ niệm và miền ký ức đã qua, khiến người con hồi hồi mỗi lần nghĩ lại, khiến “ mắt phải cay cay”. Tấm áo ấy là tình thương bao la của mẹ, dõi theo và chăm bẵm con khôn lớn trưởng thành. “ Mẹ và áo mới biết con chóng lớn”. Mẹ luôn yêu thương con, lo cho từ miếng cơm manh áo. Con lớn dần lên cùng tấm áo ấy, ngày một trưởng thành và đi muôn nơi, còn mẹ thì “ mắt không còn nhìn rõ để xâu kim nữa”. Nhịp thơ chợt chững lại, khi trước mắt ta là sự thật của đời thường: Mẹ đang dần già đi theo năm tháng. Mắt mẹ dần mờ đi, những đường khâu vá nơi áo con đã âm thầm nhắc nhở điều ấy, khiến con ngày càng thêm thương và yêu kính mẹ.
Áo đã ở với con qua mùa qua tháng
Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương
Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới
Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn.
Để rồi, dòng cảm xúc đọng lại và vỡ òa trước niềm trăn trở: con chẳng nỡ thay tấm áo mới, con sợ trông thấy mẹ một già hơn. “ Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương”, bởi lẽ áo đã cùng con đi qua bao mùa tháng. Con lớn dần, có thể tự sắm sửa cho mình những chiếc áo mới hơn, đẹp hơn. Thế nhưng, chẳng đâu bằng được manh áo cũ được khâu vá từ đôi bàn tay mẹ. Đó là món quà vô giá, có tiền cũng chẳng thể nào mua.
Hãy biết thương lấy những manh áo cũ
Để càng thương lấy mẹ của ta
Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống
Những gì trong năm tháng trôi qua…
Hiểu được nỗi gian truân vất vả cùng tình thương của mẹ, con học được cách quý trọng những điều đã cũ. Con nâng niu manh áo đã sờn, Hiếu kính với người mẹ mắt đã mờ dần theo năm tháng. Năm tháng tuy có làm bạc phai manh áo cũ, thời gian có thể làm mọi vật thay đổi, nhưng tình mẫu tử thiêng liêng thì không. Phận làm con, bài học đầu tiên và quan trọng nhất trong đời người, là luôn biết ơn và kính trọng yêu thương cha mẹ.
Nhịp thơ nhẹ nhàng tha thiết, giọng thơ như lời tự sự đầy tâm tình, răn dạy ta về bài học cần yêu thương Hiếu kính với mẹ cha nhiều hơn nữa. Ta cần biết nâng niu những gì đã cũ, biết ơn quá khứ bởi đó là nền móng vững chắc nhất giúp ta có được tương lai về sau. Và khi còn có thể, hãy Hiếu kính và chăm sóc thật tốt cho cha mẹ!
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |