LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề ngữ văn lớp 9

sos ạ
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Ce 2. (3,0 din)
Thông thường người ta nghĩ bằng khối thì suy nghỉ, nhận thức, đánh giá, ... vỀ ĐOẠN
NGƯỜI, CUỘN sống bằng là trí, trí tuệ, kiến thức... Nhưng trong quyển sách. Một NHỚ THUẬT
sống (NXB Trẻ, 2018), tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cận lại khuyên thiết nghề hàng con
Em có đồng ý với lời khuyên với không? Hay viết bài văn (khoảng 500 chạy trình bày
HUY HÔN CỦA HA
Cie 3. (4,0 diém)
Di 1
lipe ng-
-Cân nhân của em về tình cảm của nhân vật bề. Thu dành cho cha trong tác phẩm Chiếc
Nguyễn Quang Năng. Tù độ liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc với một
thi phẩm khác cũng viết về đề tài gia đình để thấy được ý nghĩa của tình cảm gia đình đối
VỚI MỖI người.
Di 2
Thời gửi các bạn thành viên câu lạc bộ,
Đoạn bởi chủ đề sinh hoạt tháng 6 của câu lạc bộ là "Những nhịp tim dành
riêng cho thơ mình mạnh dạn chia sẻ như sau:
Mình là một học sinh lớp Ý. Dù không vô cảm với thơ nhưng mình thấy rất khó khăn
trong việc phân tích thu. Mình mong muốn được các bạn chia sẻ một bài phân tích hay về
| then. Các bạn có thể tự chọn một khổ thơ (hoặc đoạn thơ, bài thơ) để phân tích. Việc phân
dịch khi cuối trong bài thuy "Đồng chí" của Chính Hữu
Đêm nay rừng hoang song muốn
Đảng xanh bên nhau chờ giặc tới.
Đầu súng trắng treo
TRONG KHI VIỆN, MÌNH Muốn đen các bạn chia sẻ thêm về những tình cảm sâu sắc mà
the ca khơi lên trong các bạn
Các bạn giúp mình nhé. Mình cám ơn các bạn rất nhiều!
Trong vai trò là một thành viên câu lạc bộ, em hãy viết bài văn đáp ứng các yêu cầu
HET....
Họ và tên thể sinh
bodi
1 trả lời
Hỏi chi tiết
50
1
0
Hưngg
12/06 16:04:29
+5đ tặng
Đề 1:

Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm hay và nhiều xúc cảm về tình cha con trong thời chiến. Câu chuyện cha con của bé Thu và ông Sáu thực chất không hề lạ lẫm nhưng lại có màu sắc rất riêng. Nguyễn Quang Sáng đã có nhiều dụng công để phân tích nhân vật Thu, điển hình của những cô bé nhỏ nhắn nhưng có sức mạnh phi thường, tuy có chút ngang ngạnh nhưng lại nhiều chiều sâu cảm xúc, sâu sắc vô cùng.

Bé Thu là một nhân vật của văn chương nhưng bé Thu được miêu tả và hiện hữu một cách rất chân thực trong đời sống của Việt Nam ta trong những năm tháng ròng rã của chiến tranh khi đó. Thời kì đó, những em bé có hoàn cảnh như Thu là nhiều vô kể, tất cả đều do chiến tranh, khói lửa bom đạn mà ra. Chiếc lược ngà được kể lại qua sự chứng kiến của anh Ba, người đồng đội của ông Sáu. Người đã lặng lẽ dõi theo từ đầu đến cuối câu chuyện cảm động về tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu. Qua sự quan sát tinh tế, sâu sắc của anh Ba, người đọc có thể hiểu sâu sắc hơn tình cảm cha con thiêng liêng, bất tử của hai cha con ông Sáu.

Bé Thu trong câu chuyện, cũng như bao cô bé miền Nam khác đều thiếu thốn tình cha từ nhỏ do chiến tranh gian khổ và kéo dài. Khi ông Sáu ra đi, em chưa đầy một tuổi, tám năm trời, cha con em chỉ biết nhau qua hai tấm ảnh. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến ròng rã tám năm mới về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cha không giống trong bức ảnh chụp chung với má. Tám năm đã là cả quãng đời của một đứa trẻ như Thu, tám năm trong đời không biết mặt cha, không rõ nổi hình dung, bởi vậy, việc nhận cha một cách đột ngột với Thu quá bất ngờ, không dễ dàng gì để chấp nhận. Em đối xử với ba như người xa lạ. Thu không chịu nhận ông Sáu là ba.

Bé Thu còn rất nhỏ tuổi nhưng rất có cá tính. Một cô bé tám tuổi bướng bỉnh nhưng dễ thương và đặc biệt có tình yêu ba sâu sắc, mãnh liệt. Tình yêu ấy được thể hiện trong hai hoàn cảnh trái ngược nhau, trước và sau khi nhận ra ba.

Lúc chưa chịu nhận anh Sáu là ba, phút đầu tiên hai ba con gặp mặt, trái ngược với nỗi mong nhớ, sự sốt ruột của ông Sáu, bé Thu vụt chạy đi, nét mặt đầy sợ hãi kêu “má, má” để lại anh Sáu đứng một mình “nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai cánh tay buông xuống như bị gãy”. Trong ba ngày anh Sáu ở nhà, anh không dám đi đâu vì muốn ở bên con, vỗ về, chăm sóc và bù đắp sự thiếu thốn trong tám năm qua cho nó nhưng bé Thu lại tỏ ra cứng đầu, không chịu nhận anh, cũng không chịu gọi anh một tiếng “ba” dù chỉ một lần.

Thu vẫn cố chấp với suy nghĩ riêng của bản thân. Khi má bắt kêu ba vô ăn cơm, dọa đánh để cô bé gọi ba một tiếng, Thu vẫn chỉ nói trống không “vô ăn cơm! cơm chín rồi”, “con kêu rồi mà người ta không nghe”. Hai tiếng “người ta” mà Thu thốt lên làm ông Sáu đau đớn tột cùng. Thậm chí, ngay cả khi bị má đặt vào một hoàn cảnh khó khăn để buộc Thu gọi ông Sáu một tiếng ba là chắt nước nồi cơm to đang sôi, Thu cũng lại nói trống không “cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái”. Chính thái độ ngang ngạnh , quyết liệt của bé Thu lại thể hiện sâu sắc tình cảm yêu thương dành cho ba. Đơn giản Thu không nhận ra cha là vì người tự nhận là ba kia không hề giống người cha mà em đã thấy trong bức ảnh. Ba em trong ảnh không có vết sẹo dài trên mặt như thế. Cô bé không tin, thậm chí là ngờ vực. Không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lòng của Thu, nghĩa là bé Thu chỉ dành tình cảm cho người cha duy nhất trong bức ảnh.

Sự nghi ngờ của Thu được giải tỏa khi nghe bà ngoại giải thích vì sao ba lại có vết thẹo dài trên má. Nghe những điều ấy, “nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Bởi thế, tình yêu ba trong Thu đã trỗi dậy mãnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút ông Sáu lên đường. Cái tiếng “ba” mà ông Sáu đã chờ đợi từ lâu bất ngờ vang lên Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay như vỡ tung từ đáy lòng nó. Đó là tiếng gọi của trái tim, của tình yêu trong lòng đứa bé tám tuổi mong chờ giây phút gặp ba không kém gì so với nỗi lòng của ông Sáu. Nó vừa kêu, vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. “Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!”. Tình cảm con với ba được thể hiện một cách mãnh liệt, mạnh mẽ, cuống quýt, hối hả và có xen lẫn phần hối hận. Đó là những cảm xúc đã dồn nén từ lâu bỗng vỡ òa ra, trong hoàn cảnh này là có chút đau đớn vì sắp phải xa ba.

Bé Thu là một cô bé rất đặc biệt, sự thể hiện tình cảm ra bên ngoài cũng rất đặc biệt, mới có 8,9 tuổi nhưng lại có chính kiến rất rõ ràng, rất chín chắn và chững chạc so với lứa tuổi. Tình cảm cha con của ông Sáu được bùng nổ mạnh mẽ từ những cảm xúc của Thu. Tình cha con cao đẹp, thiêng liêng và bất diệt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư