1.
Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Nội thủy: vùng nước tiếp giáp với đất liền và ở phía trong đường cơ sở.
- Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải ra phía biển.
- Vùng đặc quyền kinh tế: vùng biển phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở.
- Vùng thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam.
3.
Thứ nhất, quản lý, bảo vệ BGQG đặt trong tổng thể hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và chỉ huy của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Thứ hai, quản lý, bảo vệ BGQG là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị và cả nước; dựa vào dân, lấy dân làm gốc, nhân dân là chủ thể, “mỗi người dân là một cột mốc sống”; lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, BĐBP là lực lượng chuyên trách.
Thứ ba, kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng, quản lý với bảo vệ BGQG, lấy xây dựng là trung tâm, quản lý, bảo vệ là trọng yếu, thường xuyên. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại, phát huy sức mạnh tổng hợp để quản lý, bảo vệ và phòng thủ vững chắc BGQG.
Thứ tư, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ở khu vực biên giới; giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp, thông lệ quốc tế; “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” và sẵn sàng kết hợp các biện pháp, hình thức khác, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn và hoạt động xâm phạm, xâm chiếm BGQG.
Thứ năm, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh thời đại, dựa vào nội lực là chính, kết hợp với tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác, phát triển, văn minh, hiện đại; phòng thủ vững chắc BGQG.
=> Như vậy, có thể khẳng định rằng, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về biên phòng rất cơ bản, toàn diện, mang tính chiến lược lâu dài, là kim chỉ nam xuyên suốt, soi sáng sự nghiệp quản lý, bảo vệ BGQG.