Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tiếng Việt - Lớp 9
30/06 21:29:37

Cảm nhận của em về bé Thu khi nhận ông Sáu là ba

cảm nhận của em về bé Thu nhận ông Sáu là ba
2 trả lời
Hỏi chi tiết
Trợ lý ảo
19
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Cảm nhận của em về bé Thu khi nhận ông Sáu là ba là một sự xúc động và cảm thông sâu sắc. Bé Thu trong truyện "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một nhân vật đầy cảm xúc và có tính cách mạnh mẽ, kiên định.

Ban đầu, bé Thu không nhận ông Sáu là ba vì vết sẹo trên mặt ông làm thay đổi diện mạo, khiến bé không nhận ra người cha mà mình hằng mong nhớ. Sự cứng đầu và quyết liệt của bé Thu khi từ chối ông Sáu thể hiện tình cảm sâu sắc và lòng trung thành của bé với hình ảnh người cha trong ký ức. Điều này làm người đọc cảm thấy thương cảm và hiểu được nỗi đau của một đứa trẻ khi phải sống xa cha mẹ trong thời chiến.

Tuy nhiên, khi bé Thu nhận ra ông Sáu chính là ba mình, sự thay đổi trong cảm xúc của bé thật sự làm người đọc xúc động. Khoảnh khắc bé Thu gọi "Ba!" và chạy đến ôm chầm lấy ông Sáu là một điểm nhấn cảm động trong truyện. Nó không chỉ thể hiện tình yêu thương mãnh liệt của bé Thu dành cho cha mà còn là sự giải tỏa của những cảm xúc bị dồn nén bấy lâu nay.

Qua nhân vật bé Thu, người đọc cảm nhận được tình cha con thiêng liêng và sâu sắc, cũng như những mất mát, đau thương mà chiến tranh mang lại cho những gia đình. Bé Thu là biểu tượng của lòng trung thành, tình yêu thương và sự kiên định, khiến người đọc không thể không xúc động và cảm thông.
1
0
Khánk Ly
30/06 21:29:58
+5đ tặng

Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ông ở tỉnh An Giang. Ông đã tham gia vào hai cuộc kháng chiến chống Thực Dân, Đế Quốc của dân tộc. Vào những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước ông bắt đầu sáng tác văn học, ông viết nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch,.. Năm 1966 khi hoạt động ở chiến trường Nam Bộ đã sáng tác tập truyện “Chiếc lược ngà” và truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được trích trong tập truyện cùng tên này. Câu chuyện đã làm người đọc xúc động về tình cảm cha con giữa bé Thu và ông Sáu, cũng như thấy được những đau khổ mà chiến tranh đã gây ra cho con người.

Hình ảnh cô bé Thu là nhân vật trọng tâm trong câu chuyện, được tác giả khắc họa là một cô bé ương bướng, lì lợm nhất quyết không gọi ông Sáu là ba, nhưng khi hiểu ra mọi chuyện thì cô bé lại khác hoàn toàn là một người tình cảm, cô bé thương ba và không muốn cho ba đi. Sau tám năm đi chiến đấu trở về, ông Sáu mang theo nỗi nhớ đứa con gái bé bỏng của mình, ông mong con gái gọi một tiếng “ba” nhưng khi ông về tới ngôi nhà sau bao năm xa cách, thì cô con gái của ông đã tỏ ra hoảng sợ và ngờ vực. Cô bé sợ hãi trước khuôn mặt của ông Sáu, trước vết sẹo dài bên má phải của ông, cô bé hoảng sợ, mắt chớp chớp như hỏi đây là ai, mặt tái đi và vụt chạy kêu thét lên: “Má, má”. Đây là một cuộc gặp gỡ ngoài dự kiến của em, đây không phải người đàn ông trong ảnh mà mẹ cho em xem, bà em là người khác chứ không phải người đàn ông có vết sẹo đáng sợ trên mặt kia.

Ba ngày ông Sáu được nghỉ phép Thu đã tỏ ra lạnh lùng và xa lánh ông Sáu, nhất quyết không chịu gọi ông Sáu một tiếng “ba”. Tình cảm của em đối với ông Sáu ngày càng đi xuống từ việc em nói trống không với ba: “Vô ăn cơm, cơm chín rồi” quá đáng hơn là em coi ông là người ngoài: “con gọi rồi mà người ta không nghe”,..những điều đó đã khiến cho tim ông Sáu đau thắt lại, ông không làm gì ông chỉ lặng im và tiếp đến chi tiết quan trọng cũng chính là việc bé Thu không chấp nhận sự chăm sóc của ông Sáu: khi ông gắp cái trứng bỏ vào bát cơm: “Nó liền lấy đũa xoi vào chén để rồi bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe mâm”. Lúc này ông Sau không thể chịu đựng được nữa, ông đã ra tay đánh nó một cái. Nó không khóc, lặng gắp cái trứng vô bát rồi bỏ đi sang nhà ngoại.

Sau khi sang ngoại về nó đã suy nghĩ rất nhiều, sáng hôm ông Sáu đi, tình cảm cha con bỗng chỗi dậy. Trong khung cảnh tiễn ông Sáu quay lại đơn vị, mọi người chỉ biết lặng im, không nói gì chắc trong lòng mỗi người có những suy nghĩ riêng. Thì bỗng một tiếng thét làm phá vỡ không gian yên lặng đó: “Ba…a..a ba”, cái tiếng ba thiêng liêng, nó đã kìm nén bao lâu nay đến ngày hôm nay đã được bật ra thành tiếng, rồi chạy tới: “ Nó nhảy tót lên ôm cổ ba nó”. Sau đó nó hôn đầu hôn cổ, hôn tất cả và hôn cả cái sẹo dài và đáng sợ bên má phải của ông Sáu. Đến đoạn này, người đọc xúc động vui cho ông Sáu, con gái ông đã hiểu được lòng ông và gọi ông là cha.

Qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966 ta thấy được chiến tranh thật khốc liệt nó không chỉ tàn phá về vật chất mà còn tàn phá cả tinh thần, tàn phá tình cảm gia đình, khiến con không nhận cha. Không chỉ có vậy nó còn làm cho mẹ mất con, vợ mất chồng, con không cha,.. Ta thấy được tình cảm gia đình là điều thiêng liêng nhất cuộc đời này. Cô bé Thu sau khi nhận ra cha, đã không còn là cô bé bướng bỉnh và lì lợm nữa, cô thương ông và muốn ông sẽ mãi ở bên cạnh cô. Câu chuyện đã khiến cho người đọc cảm thấy xúc động và cho đến hiện nay nó vẫn còn giữ nguyên giá trị của nó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phương
01/07 08:52:17
Bé Thu có thể cảm thấy hạnh phúc và phấn khích khi nhận ông Sáu là ba. Điều này có thể mang lại niềm vui lớn cho bé Thu và gia đình, đồng thời mở ra một trang mới trong cuộc sống của họ. Bé Thu có thể mong chờ được xây dựng mối quan hệ mới với ông Sáu và tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ cùng ông. Điều quan trọng là gia đình sẽ cùng nhau hỗ trợ và yêu thương nhau trong hành trình mới này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo