Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

ĐỀ 1
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Người ăn xin
Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ hoe và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.
Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
(Theo Tuốc-ghê-nhép)
Câu 1. Văn bản “Người ăn xin” thuộc kiểu loại văn bản nào?
Câu 2. Dáng vẻ của ông lão ăn xin được miêu tả như thế nào?
Câu 3. Khi ông lão chìa tay xin, cậu bé có hành động như thế nào?
Câu 4. Những lời nói và hành động ân cần của cậu bé đã chứng tỏ điều gì?
Câu 5. Cậu bé không có gì để cho ông lão nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi". Em hiểu cậu bé đã cho ông lão điều gì?
Câu 6. Khi ông lão cảm ơn cậu bé, cậu bé nhận ra, mình đã nhận được điều gì từ ông lão ăn xin?
Câu 7. Từ “Tài sản” có nghĩa là gì?
Câu 8. Ông lão nói: "Như vậy cháu đã cho lão rồi", câu nói cho thấy điều gì?
Câu 9. Nêu nội dung chính của câu chuyện?
Câu 10 . Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?
Câu 11. Xác định các kiểu câu chia theo mục đích nói và chia theo câu tạo cho những câu ở đoạn 1.
5 trả lời
Hỏi chi tiết
65
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Câu 1.** Văn bản “Người ăn xin” thuộc kiểu loại văn bản tự sự.

**Câu 2.** Dáng vẻ của ông lão ăn xin được miêu tả như sau: già lọm khọm, đôi mắt đỏ hoe và giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại, bàn tay sưng húp, bẩn thỉu, run lẩy bẩy.

**Câu 3.** Khi ông lão chìa tay xin, cậu bé lục tìm hết túi nọ túi kia nhưng không có gì để cho ông lão. Cuối cùng, cậu bé nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông lão và nói rằng mình không có gì để cho ông.

**Câu 4.** Những lời nói và hành động ân cần của cậu bé đã chứng tỏ cậu bé là người có lòng nhân ái, biết cảm thông và chia sẻ với nỗi khổ của người khác.

**Câu 5.** Cậu bé đã cho ông lão điều gì? Cậu bé đã cho ông lão sự đồng cảm, tình người và sự tôn trọng. Đó là những giá trị tinh thần quý giá mà không phải vật chất nào cũng có thể thay thế.

**Câu 6.** Khi ông lão cảm ơn cậu bé, cậu bé nhận ra mình đã nhận được từ ông lão sự biết ơn và niềm vui khi giúp đỡ người khác, dù chỉ là một hành động nhỏ.

**Câu 7.** Từ “Tài sản” có nghĩa là những của cải, vật chất mà một người sở hữu.

**Câu 8.** Ông lão nói: "Như vậy cháu đã cho lão rồi", câu nói này cho thấy rằng đôi khi, sự đồng cảm và tình người còn quý giá hơn cả vật chất. Ông lão cảm nhận được sự ấm áp và tôn trọng từ cậu bé, điều mà ông cần hơn cả tiền bạc.

**Câu 9.** Nội dung chính của câu chuyện: Câu chuyện kể về một cậu bé không có gì để cho người ăn xin già nhưng đã cho ông lão sự đồng cảm và tình người. Qua đó, câu chuyện nhấn mạnh giá trị của tình người và sự đồng cảm trong cuộc sống.

**Câu 10.** Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện: Trong cuộc sống, đôi khi những hành động nhỏ bé, sự đồng cảm và tình người có thể mang lại niềm vui và ý nghĩa lớn lao hơn cả vật chất. Chúng ta nên biết trân trọng và chia sẻ với những người xung quanh, dù chỉ bằng những hành động nhỏ.

**Câu 11.** Xác định các kiểu câu chia theo mục đích nói và chia theo cấu tạo cho những câu ở đoạn 1:
- "Lúc ấy, tôi đang đi trên phố." (Câu trần thuật đơn)
- "Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi." (Câu trần thuật đơn)
- "Đôi mắt ông lão đỏ hoe và giàn giụa nước mắt." (Câu trần thuật đơn)
- "Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại..." (Câu trần thuật đơn)
- "Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!" (Câu cảm thán, câu trần thuật phức)
- "Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu." (Câu trần thuật đơn)
- "Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp." (Câu trần thuật đơn)

Như vậy, đoạn 1 chủ yếu sử dụng các câu trần thuật đơn và một câu cảm thán.
1
0
Hoang Linhh
01/07 15:36:30
+5đ tặng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thu Phúc
01/07 15:37:03
+4đ tặng
Câu 1 :
Văn bản Người ăn xin thuộc kiểu loại văn bản tự sự
Câu 2 :  
Dáng vẻ ông lão ăn xin được miêu tả : già lọm khọm, đôi mắt đỏ hoe và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại. 
Câu 3: 
Khi ông lão chìa tay xin, cậu bé có hành động là : Lục tìm hết túi nọ túa kia để cho ông nhưng không có tiền, đồng hồ và chẳng có tài sản gì. Cậu bé liền nắm chặt bàn tay run rẩy và xin lỗi vì không có gì để cho ông
Câu 4:
Những lời nói và hành động ân cần của cậu bé chứng tỏ cậu là 1 người rất lương thiện, quan tâm đến người khác, cảm thấy áy náy khi không cho ông được chút gì cả
0
0
HoangBaoMinh
01/07 15:40:08
+3đ tặng
Câu 1. Văn bản “Người ăn xin” thuộc kiểu loại văn bản : Truyện ngắn
Câu 2. Dáng vẻ của ông lão ăn xin được miêu tả như thế nào?Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ hoe và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... 
Câu 3. Khi ông lão chìa tay xin, cậu bé có hành động như thế nào?Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì. 
Câu 4. Những lời nói và hành động ân cần của cậu bé đã chứng tỏ điều gì?Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin
Câu 5.
 Cậu bé không có gì để cho ông lão nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi". Em hiểu cậu bé đã cho ông lão điều gì?Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Thông qua lời nói và hành động của cậu bé ta hiểu được ông lão đã nhận được từ cậu bé chính là tính cảm chân thành, lòng thương xót và sự tôn trọng mà cậu bé dành cho ông.
Câu 6. Khi ông lão cảm ơn cậu bé, cậu bé nhận ra, mình đã nhận được điều gì từ ông lão ăn xin?Theo em, cậu bé đã nhận được ở ông lão ăn xin lòng biết ơn và nhất là sự đồng cảm: ông lão đã hiểu tấm lòng chân thành của cậu.
 Câu 7. Từ “Tài sản” có nghĩa là gì?Tài sản là bất kỳ nguồn lực nào được sở hữu hoặc kiểm soát bởi một doanh nghiệp hay thực thể kinh tế. Nó là tất cả những thứ được dùng với mục đích sản xuất ra giá trị kinh tế tích cực. Tài sản là quyền sở hữu có thể được chuyển thành tiền (mặc dù tiền cũng có thể coi là một loại tài sản).
Câu 8. Ông lão nói: "Như vậy cháu đã cho lão rồi", câu nói cho thấy điều gì?Ông lão có sự thông cảm và kính trọng
Câu 9.Nêu nội dung chính của câu chuyện?Nội dung chính của câu chuyện : Nói về tình yêu thương , sự thông cảm sẻ chia trong cuộc sống. Câu chuyện kể về bạn nhỏ thấy người ăn xin nghèo đói xin tiền mình, bạn rất muốn giúp nhưng không có tiền. Bạn đã nắm tay ông lão xin lỗi, ông rất cảm động và cảm ơn bạn. Bạn đã cho đi tình cảm, đó là một niềm an ủi lớn hơn đồng tiền.

Câu 10 . Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?- Sự quan tâm, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác.

- Phải biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác
 

1
0
Phạm Hiền
01/07 15:43:14
+2đ tặng
C1: Truyện ngắn 
C2:Đôi mắt ông lão đỏ hoe và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại...
C3: Cậu bé lục tìm hết túi nọ đến túi kia 
C4: Chứng tỏ cậu bé là một người tốt bụng , giàu lòng nhân ái và đồng cảm với hoàn cảnh ngặt nghèo của ông lão
C5: Cậu bé đã dành cho ôn lão tình cảm trân thành , sự thương xót và tôn trọng
C6: Theo em, cậu bé đã nhận được ở ông lão ăn xin lòng biết ơn và nhất là sự đồng cảm: ông lão đã hiểu tấm lòng chân thành của cậu.
C7: tài sản là bất kỳ nguồn lực nào được sở hữu hoặc kiểm soát bởi một doanh nghiệp hay thực thể kinh tế
C8: Cho thấy ông lão đã rất hạnh phúc khi đã được cậu bé dành tặng sự quan tâm , đồng cảm và tôn trọng đối với ông 
C9: Ca ngợi những người có lòng nhân ái , biết đồng cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn và sẵn sàng giúp đỡ , bố thí cho họ một chút ít những gì mình có
C10: Bài học tâm đắc nhất mà e rút ra là Ở đời sống phải luôn biết giúp đỡ những người khó khăn , không nên coi thường họ mà làm ngơ, vô cảm không giúp 
 
1
0
Ngocdiep
01/07 15:46:29
+1đ tặng
Câu 1. Văn bản “Người ăn xin” thuộc kiểu loại văn bản nào? 
Văn Bản tự sự 
Câu 2. Dáng vẻ của ông lão ăn xin được miêu tả như thế nào?
dáng vẻ của ông lão : đôi mắt đỏ hoe ,nước mắt giàn giụa ,  đôi môi tái nhợt , quần áo tả tơi thảm hại , đôi bàn tay sưng húp bẩn thỉu ,  rên rỉ kêu giúp 
Câu 3. Khi ông lão chìa tay xin, cậu bé có hành động như thế nào? 
 khi ông lão như vậy cậu có hành động : lục hết túi này đến túi nọ , không có tiền , không có đồng hồ, không có cả chiếc khăn tay
Câu 4. Những lời nói và hành động ân cần của cậu bé đã chứng tỏ điều gì?
 hành dộng : nắm chặt lấy tay ông 
lời nói :  ông đừng giận cháu , cháu không có gì cho ông cả 
—-> Cho thấy cậu là một người có tấm lòng yêu thương ,vị tha 

Câu 5. Cậu bé không có
gì để cho ông lão nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi". Em hiểu cậu bé đã cho ông lão điều gì?
 cậu bé không cho lão vật chất là tiền hay đồng hồ hay cả chiếc khăn tay mà là cái nắm tay ấm áp cùng lời nói đầy yêu thương sự cảm thông . 
Câu 6. Khi ông lão cảm ơn cậu bé, cậu bé nhận ra, mình đã nhận được điều gì từ ông lão ăn xin?
nhận được sự cảm thông , tình cảm ấm áp của ông lão 
Câu 7. Từ “Tài sản” có nghĩa là gì?
 tài sản là vật chất hay tinh thần đó là sự cho đi tình yêu thương , sự quan tâm ,thấu hiểu 
Câu 8. Ông lão nói: "Như vậy cháu đã cho lão rồi", câu nói cho thấy điều gì?
cho thấy ông lão đã nhận được tình cảm yêu thuong , quan tâm của cậu bé 
—-> tài sản cho đi không nhất thiết phải là tiền bạc những thứ vật chất mà chỉ đơn giản là cái nắm tay ấm áp câu nói đầy yêu thương 

Câu 9. Nêu nội dung chính của câu chuyện?
biết yêu thương quan tâm giúp đỡ người khác khi khó khăn 
Câu 10 . Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?
biết thấu hiểu chia sẻ yêu thương vợiz
Câu 11. Xác định các kiểu câu chia theo mục đích nói và chia theo câu tạo cho những câu ở đoạn 1.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Mua sắm thỏa thích với Temu +150K
×
Gia sư Lazi Gia sư