Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
13/07 16:02:41

Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tác hại của lối sống thiếu trách nhiệm

Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tác hại của lối sống thiếu trách nhiệm
 
4 trả lời
Hỏi chi tiết
49
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Lối sống thiếu trách nhiệm là một vấn đề ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Trong bài viết này, tôi xin chia sẻ suy nghĩ của mình về tác hại của lối sống thiếu trách nhiệm.

Trước hết, lối sống thiếu trách nhiệm làm suy giảm giá trị cá nhân. Một người không có trách nhiệm thường không hoàn thành công việc đúng hạn, không giữ lời hứa và không tôn trọng người khác. Điều này dẫn đến việc mất lòng tin từ bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Khi mất đi sự tin tưởng, người đó sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ và phát triển sự nghiệp. Hơn nữa, lối sống thiếu trách nhiệm còn làm giảm sự tự tin và lòng tự trọng của chính bản thân người đó.

Thứ hai, lối sống thiếu trách nhiệm gây ra những hậu quả tiêu cực cho gia đình. Một người cha, người mẹ thiếu trách nhiệm sẽ không thể chăm sóc và giáo dục con cái một cách tốt nhất. Trẻ em lớn lên trong môi trường thiếu sự quan tâm và hướng dẫn sẽ dễ dàng bị lạc lối, thiếu tự tin và gặp khó khăn trong việc hình thành nhân cách. Hơn nữa, lối sống thiếu trách nhiệm còn gây ra mâu thuẫn và xung đột trong gia đình, làm suy yếu tình cảm và sự đoàn kết giữa các thành viên.

Thứ ba, lối sống thiếu trách nhiệm ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và xã hội. Một người không có trách nhiệm trong công việc sẽ làm giảm hiệu quả và chất lượng công việc, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Hơn nữa, lối sống thiếu trách nhiệm còn dẫn đến việc vi phạm pháp luật, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Ví dụ, việc lái xe thiếu trách nhiệm có thể gây ra tai nạn giao thông, làm tổn hại đến tính mạng và tài sản của người khác.

Cuối cùng, lối sống thiếu trách nhiệm còn ảnh hưởng đến môi trường. Một người không có trách nhiệm với môi trường sẽ không quan tâm đến việc bảo vệ và duy trì tài nguyên thiên nhiên. Họ có thể xả rác bừa bãi, lãng phí nước và năng lượng, gây ra ô nhiễm và suy thoái môi trường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại mà còn đe dọa đến tương lai của các thế hệ sau.

Tóm lại, lối sống thiếu trách nhiệm gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Để xây dựng một xã hội văn minh và phát triển, mỗi người chúng ta cần phải rèn luyện và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong mọi hành động và quyết định của mình. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể tạo ra một môi trường sống tốt đẹp và bền vững cho tất cả mọi người.
4
1
Ngọc Mai
13/07 16:03:21
+5đ tặng

Trong thế giới hiện đại, con người đang bị cuốn vào cuộc đua tranh giành công việc và sự sống. Cuộc sống đầy áp lực và khó khăn đã khiến cho mối quan hệ giữa con người trở nên xa cách hơn, thiếu quan tâm và chia sẻ với nhau.

Các thói quen xấu cũng đang trỗi dậy, bao gồm tham lam, ghen tuông, sống ảo và vô trách nhiệm với mọi người xung quanh, ngay cả với bản thân mình.

Vậy, thói quen vô trách nhiệm là gì? Đó là thái độ hờ hững, lạnh nhạt và không có trách nhiệm với lỗi lầm và vấn đề mà chúng ta phải giải quyết. Nó thường hiển thị thông qua thói quen sống và suy nghĩ sai lệch. Thông qua sự thờ ơ trước một vấn đề cần giải quyết và cần sự giúp đỡ của một cá nhân nào đó, nhưng họ lại cho rằng vấn đề đó không liên quan tới họ.

Các cá nhân thiếu trách nhiệm với chính bản thân thường thiếu định hướng, mục tiêu sống nghiêm túc và dễ dàng đắm mình vào những trò ăn chơi, sự thoả mãn ngắn hạn mà không quan tâm tới tương lai hay hướng đi của cuộc đời mình. Họ có thể rơi vào những sai lầm tội lỗi như nghiện ma túy, game online, rượu, thuốc lá hoặc trốn học... Sự thiếu trách nhiệm với bản thân cũng dẫn đến thiếu trách nhiệm với những người xung quanh, bởi vì họ không quan tâm tới những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Một số người có trách nhiệm với bản thân và luôn đặt ra mục tiêu sống rõ ràng, có sự nghiêm túc trong cuộc sống và đạt được nhiều thành công. Tuy nhiên, họ có thể thiếu trách nhiệm với gia đình và xã hội.

Trong xã hội hiện đại, không ít người đàn ông thành đạt trên thương trường, giàu có về tài chính nhưng lại nghèo nàn về mặt tình cảm và đạo đức. Họ bồ bịch, ngoại tình, chi tiêu tiền của mình cho những cô gái trẻ đẹp, nhưng lại không quan tâm đến vợ con, không biết họ đang sống như thế nào, con cái học hành ra sao.

Có những người con vô ơn, không quan tâm đến cha mẹ già yếu nghèo khổ, dù đã trở thành giám đốc kinh tế dư giả. Họ sống ích kỷ, chỉ muốn tìm kiếm sự thoả mãn cho bản thân mình, không quan tâm đến người thân xung quanh, ngay cả những người yêu thương và gắn bó nhất.

Thói vô trách nhiệm với xã hội chính là khi những người giàu có, thành đạt trong sự nghiệp sống thoải mái, sung túc, nhưng lại không quan tâm, không giúp đỡ những người khó khăn, người nghèo khổ, mặc dù chỉ cần một khoản chi tiêu nhỏ của họ cũng có thể giúp đỡ được rất nhiều người.

Tuy nhiên, những người này lại không có lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn. Họ chỉ tập trung vào lợi ích kinh tế của mình khi kinh doanh hoặc buôn bán mà không quan tâm đến tác động của việc làm đó đến cộng đồng và xã hội.

Chẳng hạn, việc xả chất thải công nghiệp trực tiếp vào sông hay môi trường tự nhiên dẫn đến ô nhiễm trầm trọng. Điều này làm cho khu du lịch bãi biển không thể tắm được, gây ra cá chết hàng loạt và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cư dân địa phương.

Hoặc những người buôn bán thực phẩm bẩn chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, sử dụng các thuốc tẩy rửa hóa chất để làm cho thực phẩm ôi thiu trở thành thực phẩm sạch, dẫn đến tăng đột biến tỷ lệ người mắc bệnh ung thư tại Việt Nam trong những năm gần đây. Đây đều là những hành động thiếu trách nhiệm với xã hội.

Nguyên nhân của sự vô trách nhiệm này là do quan niệm sống sai lầm của nhiều người. Họ sinh ra trong gia đình không được yêu thương, không được giáo dục đúng mực, dẫn đến tư tưởng sống lệch lạc. Khi lớn lên, họ có thói quen sống ích kỷ và chỉ suy nghĩ đến bản thân, lợi ích của mình.

Nhiều người con được cha mẹ nuôi nấng, yêu thương đầy đủ từ nhỏ. Nhưng khi lớn lên, họ sẵn sàng đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, chiếm đoạt tài sản và sống theo ý mình. Nhiều người con mải mê nghiện ngập, bỏ qua những lời khuyên của cha mẹ và dẫn đến cãi cọ, xích mích, thậm chí án mạng. Họ có thể sẵn sàng giết cha mẹ để có tiền ăn chơi.

Vì vậy, giữ gìn truyền thống gia đình và giáo dục con cái đúng cách là vô cùng quan trọng. Câu “Dạy con từ thuở còn thơ” của cha ông ta đúng là như thế. Khi trẻ được dạy dỗ từ nhỏ, họ sẽ trở thành người có trách nhiệm, biết đạo đức, và trở thành người tốt.

Cuộc sống hiện đại ngày càng đa dạng, với nhiều thói quen mới và lối sống phương Tây được nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, những thay đổi này cũng đang gây ra sự biến đổi trong thế hệ trẻ hiện nay. Thói quen sống thích hưởng thụ, muốn tận hưởng cuộc sống mà không muốn đặt công sức và thời gian vào công việc hay học tập, đang trở nên phổ biến trong giới trẻ.

Đồng thời, sự ảo tưởng về việc trở thành ngôi sao và được công nhận của đám đông cũng khiến nhiều người trẻ trở nên vô trách nhiệm. Họ sẵn sàng tạo ra những hành động phản cảm trên mạng xã hội để thu hút sự chú ý của người khác, đồng thời cũng ảnh hưởng đến đạo đức và giá trị văn hoá truyền thống của gia đình và xã hội.

Một xã hội phát triển bền vững và lành mạnh chỉ có thể xây dựng được nếu mỗi người chúng ta sống với trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể xây dựng được một xã hội hiện đại, tiên tiến và đáp ứng được các thách thức và cơ hội trong thời đại mới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
T A N J I R O
13/07 16:03:26
+4đ tặng

Cuộc sống luôn có những thăng trầm, có người tốt và người xấu. Có người sống có trách nhiệm, có người lại sống vô trách nhiệm. Vô trách nhiệm có nghĩa là trốn tránh những sai lầm, hành động sai trái của mình, không nhận thức được việc làm của mình hoặc không chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Vô trách nhiệm là một đức tính xấu mà mỗi chúng ta phải loại bỏ.

Những người vô trách nhiệm thường bỏ qua nhiệm vụ được giao, không hoàn thành đúng thời hạn hoặc làm không tốt công việc của mình. Họ không đủ can đảm để thừa nhận thực tế sai lầm của bản thân. Họ cũng là những người không biết giữ lời hứa, điều đó vô tình khiến lời nói của họ trở nên vô giá trị, bất tín và làm danh tiếng của họ bị ảnh hưởng. Những người vô trách nhiệm gặp khó có được lòng tin tưởng của người khác. Ngay cả công việc của mình mà không chịu trách nhiệm thì làm sao có thể đạt được kết quả cao và thành công trong cuộc sống.

Vô trách nhiệm là một đức tính xấu không mang lại lợi ích gì cho con người. Ngược lại, nó cản trở sự phát triển trong cuộc sống của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta phải từ bỏ thói vô trách nhiệm và sống có trách nhiệm. Vì chính chúng ta, cuộc sống của chúng ta và xã hội.

Ngoài ra, trong xã hội còn có rất nhiều người sống có trách nhiệm với bản thân, không ngừng phấn đấu hoàn thiện, sẵn sàng chịu trách nhiệm về hành động, sai lầm của mình, biết suy nghĩ trước hoàn cảnh…Những người này là những tấm gương đáng đáng cho chúng ta học hỏi và noi theo. Mỗi chúng ta chỉ sống có một lần trong đời. Để đất nước được phát triển bền vững, thịnh vượng, tươi đẹp chúng ta hãy sống làm người có trách nhiệm, đóng góp cho xã hội, xây dựng đất nước bền vững, giàu đẹp.

1
0
Kim Anh
13/07 16:04:06
+3đ tặng

Tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm là hai mặt đối lập thuộc phạm trù đạo đức, thể hiện lối sống, cách sống của mỗi người trong mối quan hệ cộng đồng.

Trách nhiệm là phần việc được giao cho phải gánh chịu, phải bảo đảm làm tròn; là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình trước sự việc, công việc.

Tinh thần trách nhiệm là ý thức, tính tự giác và sự nỗ lực nhằm làm tròn, làm tốt phận sự của mình trong mọi công việc được giao. Trong lời nói hành vi cụ thể. Tinh thần trách nhiệm biểu hiện tư cách, đạo đức của mỗi người trong các mối quan hệ gia đình, tập thể và xã hội. Các khái niệm như: có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt trách nhiệm, vô trách nhiệm là sự đánh giá khen hoặc chê đối với con người nào đó trong công việc. Một học sinh đến phiên trực nhật đã lo đi sớm, quét sạch lớp, kê lại bàn ghế ngay ngắn, giặt giẻ, lau bảng thật sạch,… là một học trò tốt, có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành công việc trực nhật đã được giao trong lớp học.

Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Con người vô đạo đức, nhân cách méo mó thì từ lời nói đến cử chỉ, việc làm đều vô trách nhiệm, không hề quan tâm tới lợi ích của mọi người. Họ sống dửng dưng trước đồng loại, sống bàng quan “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, dửng dưng cho rằng: “Trời lụt thì lụt cả làng”, v.v… Cái thói vô trách nhiệm rất đáng sợ, nó tha hóa con người, nó là nguyên nhân sâu xa của mọi hiện tượng tiêu cực, phi đạo lí trong xã hội. Thói vô trách nhiệm bị xã hội phê phán, lên án; kẻ vô trách nhiệm bị cộng đồng chê trách và coi khinh. Vứt rác bừa bãi, đại, tiểu tiện, khạc nhổ bất cứ đâu, chặt phá cây xanh, làm ỗ nhiễm môi trường,… đều là những hành động vô trách nhiệm phải lên án, phải xử phạt. Hiện tượng hứa với dân rồi không thực thi là thói vô trách nhiệm, dẫn đến mất lòng dân đã từng bị báo chí lên tiếng, dư luận phê phán! Tác hại của thói vô trách nhiệm rất ghê gớm! Đúng như ý kiến cho rằng: “Như một thứ Axit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”.

Bố mẹ thương yêu, chăm sóc, dạy bảo con cái nên con ngoan, trò giỏi. Con cái phải chăm học, chăm làm, hiếu thảo, lễ phép… Anh em phải biết kính nhường, thương yêu chăm sóc lẫn nhau. Có được như thế thì mới có hạnh phúc. Xây dựng gia đình văn hóa mới là trách nhiệm của ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em, của tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nêu cao nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc, ông bà thường nhắc nhở con cháu: “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Khẩu hiệu: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” là bài học sâu sắc nêu cao đạo lí và tinh thần trách nhiệm công dân. Tố Hữu có câu thơ rất hay ca ngợi tình người, ca ngợi tinh thần trách nhiệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho là hiến dâng, là phục vụ.

Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, thanh niên Việt Nam đã nêu cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các phong trào “‘ba sẵn sàng, ba đảm đang”, dám chấp nhận mọi khó khăn, thử thách “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ngày nay, hàng vạn, hàng triệu thanh niên đã tích cực tham gia các “chương trình hành động”, “phong trào hiến máu nhân đạo”, … Tất cả đều thể hiện ý thức và trách nhiệm cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Tổ quốc và nhân dân. Giữa những cao trào ấy, kẻ vô trách nhiệm, thói vô trách nhiệm không còn đất để tồn tại! Rèn luyện đạo đức, tư cách phải thường xuyên tu dưỡng ý thức và trách nhiệm trong lời nói và hành động. Đó là điều tuổi trẻ chúng ta cần nhớ và ghi lòng.

1
0
Quỳnh Anh
13/07 16:06:00
+2đ tặng

Trong xã hội hiện đại đang khiến cho con người bị rơi vào vòng xoáy của công việc, của sự mưu sinh quá nặng nề. Chính cuộc sống bon chen, vất vã đã khiến cho các mối quan hệ của con người trở nên xa cách hơn, ít quan tâm giúp đỡ, sẻ chia với nhau hơn.

Những thói xấu hình thành nhiều hơn như thói đố kỵ, ghen ăn tức ở, thói sống ảo, và thói vô trách nhiệm với những người xung quanh , với người thân, thậm chí là vô trách nhiệm với chính bản thân mình.

Vậy thói vô trách nhiệm là gì? Thói vô trách nhiệm là sự hờ hững, lạnh nhạt không có trách nhiệm gì với những những lỗi lầm, với những vấn đề vốn thuộc trách nhiệm giải quyết của mình. Nó thường được thể hiện ra bên ngoài từ những thói quen sống, lối suy nghĩ lệch lạc. Bằng sự bàng quan dửng dưng trước một sự việc nào đó đang xảy ra cần sự giải quyết, cần sự chung tay góp sức của cá nhân nào đó nhưng họ lại bỏ mặc, cho rằng chẳng liên quan tới mình.

Những người vô trách nhiệm với bản thân mình thường là những người không đặt ra định hướng, mục đích sống nghiêm túc, tự do cho mình vào những chỗ ăn chơi, hưởng thụ không quan tâm tới tương lai, không quan tâm cuộc đời mình sẽ đi đâu về đâu ngày càng lún sâu vào những sai lầm tội lỗi như nghiện ma túy đá, nghiện game online, nghiện rượu, thuốc lá, trốn học…

Vô trách nhiệm với bản thân là gì? Những người vô trách nhiệm với chính bản thân mình thì thường vô trách nhiệm với những người xung quanh. Bởi ngày tới cuộc đời mình họ còn chẳng buồn quan tâm sẽ đi đâu về đâu thì làm sao mà nghĩ tới người khác như cha mẹ, anh chị em bạn bè được.

Vô trách nhiệm với gia đình là như thế nào? Trong xã hội chúng ta, bên cạnh những người vô trách nhiệm với chính mình, dẫn tới vô trách nhiệm với người xung quanh thì có những con người họ sống rất có trách nhiệm với bản thân mình. Luôn có mục tiêu sống, hướng đi rõ ràng, vạch ra mục đích thành công cụ thể. Và gặt hái được nhiều thành công trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Nhưng họ lại mắc bệnh vô trách nhiệm với gia đình và xã hội.

Những người đàn ông thành đạt trên thương trường giàu có về tiền bạc, nhưng lại vô cùng nghèo nàn về mặt tình cảm và đạo đức con người. Họ sẵn sàng bồ bịch, ngoại tình tình, có tiền thì chi cho những có gái trẻ đẹp. Trong khi đó, vợ con mình thì chẳng buồn quan tâm, xem sống như thế nào, con cái học hành ra sao.

Nhiều người con bất hiếu với cả cha mẹ. Mặc dù, họ làm giám đốc kinh tế dư giả nhưng vẫn để cha mẹ nghèo khổ, khó khăn, bởi họ có lối sống ích kỷ hưởng thụ chỉ muốn quan tâm tới thỏa mãn của mình còn không quan tâm tới người khác xung quanh mình, dù đó là những người thân yêu ruột thịt gần gũi nhất.

Vô trách nhiệm với xã hội là gì? Vô trách nhiệm với xã hội chính là những con người sống sung túc, sống thoải mái dư giả về tiền bạc, giàu có thành đạt trong sự nghiệp chỉ cần vung tay một cái thì có thể cứu giúp được rất nhiều người khốn khổ nghèo khó.

Nhưng họ không muốn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn đó. Ngoài ra, những người vô trách nhiệm với xã hội còn thể hiện ở việc họ kinh doanh hoặc làm ăn buôn bán nhưng chỉ nhăm nhăm vì lợi ích kinh tế của mình mà không quan tâm tới việc mình làm ảnh hưởng tới cộng đồng tới xã hội ra sao.

Ví như hành động xả chất thải công nghiệp trực tiếp ra sông biển, ra môi trường tự nhiên dẫn tới ô nhiễm môi trường trầm trọng. Khu du lịch nước biển không tắm được, cá chết hàng loạt khiến cư dân vùng biển hoang mang…

Hay những người buôn bán thực phẩm bẩn, họ chỉ quan tâm tới lợi nhuận kinh tế mà không từ thủ đoạn biến những loại thực phẩm ôi thiu, hôi thối thành thực phẩm sạch nhờ công nghệ tẩy rửa hóa chất dẫn tới tỷ lệ người mắc bệnh ung thư của nước ta gia tăng đột biến trong những năm gần đây. Đó chính là những hành động vô trách nhiệm với xã hội.

Nguyên nhân của sự vô trách nhiệm này do quan niệm sống sai lầm của nhiều người. Khi họ sinh ra trong một gia đình không được yêu thương không được giáo dục tử tế sẽ dẫn tới những tư tưởng sống lệch lạc. Khi lớn lên họ có thói quen sống ích kỷ chỉ biết nghĩ tới bản thân mình, nghĩ tới lợi ích của mình.

Nhiều người con khi nhỏ được cha mẹ nuôi nấng chăm bẵm vô cùng tử tế, yêu thương vô bờ bến. Nhưng khi người con lớn lên sẵn sàng đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, để chiếm đoạt tài sản, và sống theo ý mình. Nhiều người con do mải mê nghiện ngập những thói hư tật xấu cha mẹ khuyên răn không nghe xảy ra cãi cọ xích mích rồi án mạng xảy ra, nhiều người con sẵn sàng đâm chết cha mẹ mình để có tiền ăn chơi.

Vì vậy, việc giữ gìn truyền thống gia đình, giáo dục con cái tới nơi tới chốn. Cha ông ta thường có câu “Dạy con từ thuở còn thơ” chính là như vậy. Khi một đứa trẻ được uốn nắn từ bé, được dạy những chuẩn mực đạo đứng sống đúng đắn có trách nhiệm thì sẽ trở thành một người tốt.

Cuộc sống con người ngày càng xô bồ hơn, những thói quen mới lối sống mở từ phương Tây du nhập vào nước ta, chính vì vậy đã làm biến chất một số bạn trẻ hiện tại. Lối sống thích hưởng thụ, muốn ăn ngon mặc đẹp nhưng lười lao động, lười suy nghĩ học tập đang ngày càng ăn sâu bám rễ trong thế hệ trẻ hôm nay.

Lối sống ảo thích đua đòi tỏ vẻ sành điệu, muốn trở thành ngôi sao được vạn người tung hô cũng làm cho nhiều người có lối sống lệch lạc vô trách nhiệm. Họ sẵn sàng chụp ảnh khỏa thân, tung clip tình cảm lên mạng để được nổi tiếng gây ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục, làm cha mẹ đau lòng…

Một xã hội lành mạnh, phát triển bền vững là một xã hội mà mỗi người chúng ta cần phải sống có trách nhiệm với chính mình, với người thân xung quanh mình và với cộng đồng. Có như vậy, xã hội của chúng ta mới trở nên tốt đẹp, tiên tiến hiện đại một cách thực sự được.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo