Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 7
15/07 20:17:16

Phân tích nhân vật bé "Em" trong tác phẩm "Áo Tết" của Nguyễn Ngọc Tư

Cho em xin bài tham khảo cho bài văn phân tích nhân vật bé "Em" trong tác phẩm "Áo tết" của Nguyên Ngọc Tư.
Dạ em cảm ơn !
2 trả lời
Hỏi chi tiết
394
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Dưới đây là bài tham khảo phân tích nhân vật bé "Em" trong tác phẩm "Áo Tết" của Nguyễn Ngọc Tư:

---

**Phân tích nhân vật bé "Em" trong tác phẩm "Áo Tết" của Nguyễn Ngọc Tư**

Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn nổi bật của văn học Việt Nam đương đại, với phong cách viết chân thực, giản dị nhưng đầy sâu sắc. Tác phẩm "Áo Tết" của bà là một câu chuyện ngắn nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa về tình cảm gia đình, sự hy sinh và lòng nhân ái. Trong đó, nhân vật bé "Em" là một hình ảnh tiêu biểu, đại diện cho sự ngây thơ, trong sáng và lòng hiếu thảo của trẻ thơ.

Bé "Em" là một cô bé nhỏ tuổi, sống trong một gia đình nghèo khó. Mặc dù hoàn cảnh gia đình không mấy khá giả, nhưng bé "Em" luôn giữ được sự hồn nhiên, vui tươi và lạc quan. Điều này thể hiện rõ qua cách bé "Em" đối diện với cuộc sống hàng ngày, luôn biết cách tìm niềm vui từ những điều giản dị nhất. Sự ngây thơ, trong sáng của bé "Em" là một điểm sáng trong câu chuyện, làm cho người đọc cảm thấy ấm lòng và cảm động.

Một trong những điểm nổi bật của nhân vật bé "Em" là lòng hiếu thảo và tình yêu thương dành cho gia đình. Bé "Em" luôn quan tâm, chăm sóc và lo lắng cho mẹ và anh chị em của mình. Khi biết mẹ không có đủ tiền để mua áo mới cho mình vào dịp Tết, bé "Em" không hề tỏ ra buồn bã hay trách móc, mà ngược lại, bé còn cố gắng an ủi mẹ, làm cho mẹ cảm thấy bớt áp lực. Sự hy sinh và lòng hiếu thảo của bé "Em" là một bài học quý giá về tình cảm gia đình, về sự sẻ chia và đồng cảm.

Ngoài ra, bé "Em" còn là một hình ảnh tiêu biểu cho sự kiên cường và nghị lực. Dù cuộc sống có khó khăn, bé "Em" vẫn luôn giữ vững niềm tin và hy vọng vào tương lai. Bé không ngừng cố gắng, nỗ lực học tập và làm việc để giúp đỡ gia đình. Sự kiên cường và nghị lực của bé "Em" là một tấm gương sáng cho mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ, về tinh thần vượt khó và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã rất thành công trong việc xây dựng hình ảnh nhân vật bé "Em" qua những chi tiết chân thực, giản dị nhưng đầy xúc động. Từ cách bé "Em" đối diện với cuộc sống, cách bé yêu thương và chăm sóc gia đình, đến sự kiên cường và nghị lực của bé, tất cả đều được tác giả khắc họa một cách tinh tế và sâu sắc. Nhân vật bé "Em" không chỉ là một hình ảnh đẹp trong lòng người đọc, mà còn là một bài học quý giá về tình cảm gia đình, về lòng nhân ái và sự hy sinh.

Tóm lại, nhân vật bé "Em" trong tác phẩm "Áo Tết" của Nguyễn Ngọc Tư là một hình ảnh tiêu biểu cho sự ngây thơ, trong sáng, lòng hiếu thảo và nghị lực của trẻ thơ. Qua nhân vật này, tác giả đã gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa về tình cảm gia đình, về sự sẻ chia và đồng cảm trong cuộc sống. Bé "Em" không chỉ là một nhân vật trong câu chuyện, mà còn là một tấm gương sáng, một bài học quý giá cho mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ, về tinh thần vượt khó và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

---

Hy vọng bài tham khảo này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về nhân vật bé "Em" và có thể viết bài văn của riêng mình một cách tốt nhất. Chúc bạn học tốt!
2
0
Bảo Yến
15/07 20:18:14
+5đ tặng

Mỗi con người một số phận và trẻ con là người thể hiện rõ nhất đặc điểm của một thế giới chính là chủ đề chính của tác phẩm Áo Tết. Nguyễn Ngọc Tư không hổ là một nhà văn nữ tài năng thuộc chủ đề truyện trẻ em, chị đem đến cho những độc giả nhí của mình một thế giới hạnh phúc và đầy ấm áp. Tuy nhiên, để khiến cho lứa tuổi này đọc tác phẩm, sự đặc biệt của nhân vật trong truyện Áo Tết thật đáng kinh ngạc. Đó là hình ảnh một bé Em với những phẩm chất cao quý và giàu tình thương người.

Mở đầu tác phẩm là hình ảnh bé Em được ba mẹ mua cho 4 bộ quần áo để đi chơi Tết, dự định sẽ mỗi ngày diện một bộ. Bé rất vui, muốn đi khoe với người bạn thân nhất của mình. Bé Em hiện ra trước mắt khán giả là con của một gia đình khá giả, được bố mẹ chiều chuộng. Trái ngược với bé Em, bé Bích lại sinh ra trong gia cảnh khó khăn, tuy còn nhỏ nhưng phải phụ cha mẹ kiếm tiền. Áo Tết của nó chẳng có nhiều, cũng chẳng xinh đẹp như bé Em.

Tuy được chiều chuộng, nhưng bé Em là một cô bé có mắt nhìn và vô cùng tinh tế. Cô bé hiểu được rằng, nếu mình khoe ra những chiếc váy sẽ khiến bạn thân của mình bị tổn thương. Vậy nên, em nén lại niềm yêu thích không mặc những bộ váy xinh xắn của mình, mặc một chiếc áo giống bạn. Bé hiểu được phải làm thế nào để bạn mình bớt tủi thân và tình bạn được bền lâu hơn. Bé cũng có suy nghĩ: “mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân.” Đối với sự hiểu chuyện đó, bạn thân cũng hiểu và luôn yêu quý cô bé.

Tuy còn nhỏ, nhưng tính cách của cả hai đứa bé đều khiến người lớn khâm phục. Nhất là bé Em, sống trong gia đình và được chiều chuộng nhưng lại chẳng có chút tính cách tiểu thư hay kiêu căng gì cả. Cô bé tinh tế, yêu mến bạn bè, là một người bạn tốt.

Bài văn tham khảo 2

Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn mang nét mộc mạc và bình dị của con người miền đất Nam Bộ. Văn phong của cô có nét đặc trưng riêng và sức sống sáng tác mạnh mẽ – điều mà ít nhà văn làm được tại thời điểm đó. Độc giả yêu mến cô và dành tặng riêng cho cô cái tên riêng là Cô Tư để mang theo sự gần gũi. Các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư được kể chuyện mang đậm màu sắc phương Nam, rất cuốn hút người đọc. Và có một tác phẩm rất nổi tiếng đó là Áo tết.

Áo tết kể về tình bạn đẹp giữa bé Em và bé Bích. Bé Em được sinh ra trong một gia đình khá giả, có điều kiện, sống trong cuộc sống an nhàn, hạnh phúc. Còn bé Bình không được may mắn như vậy, gia đình bé khó khăn, không được giàu có và con bé khá vất vả. Bé Em và bé Bình chơi thân với nhau từ nhỏ, ngồi cùng bàn học từ lớp một đến hết lớp năm, lúc nào cũng tíu tít như đôi chim sẻ, đi đâu cũng có nhau. Đến ngày tết, bé Em được mẹ mua cho một chiếc váy hồng nơ hoa rất xinh trong số bốn bộ váy mới cô được mẹ mua để mặc tết. Do gia đình không có điều kiện, lại có nhiều em nên bé Bình nhường quần áo mới cho các em vì vậy bé chỉ có duy nhất một bộ quần áo mới để mặc tết. Từ nhỏ bé Bình đã luôn phải chịu thiệt thòi, mặc lại quần áo cũ của anh trai, ít khi được mặc một bộ quần áo mới dành cho riêng mình. Bé Em nhìn thấy được điều đó nhưng cũng không thể giúp gì được bé Bình. Đến ngày tết đi thăm cô, bé Em mặc bộ đồ gần giống bé Bình chứ không phải bộ váy lộng lẫy được mẹ mua tặng mặc tết. Hai đứa cùng nhau chơi đùa vui vẻ. Trong lòng bé Em không muốn để cho bé Em phải tủi thân, còn bé Bình thì có thể nhận ra được tình cảm mà bé em dành cho mình, dù bé Em có ăn mặc gì nào đi chăng nữa thì tình bạn này vẫn mãi đẹp.

Dù rất thích chiếc váy mẹ tặng nhưng bé Em lại không dùng đến chỉ vì nghĩ đến người bạn thân của mình. Từ đó có thể nhìn thấy được tính cách khiêm tốn, tinh tế của bé Em. Tuy còn nhỏ nhưng con người bên trong của bé thật sự trưởng thành, biết suy nghĩ đến hoàn cảnh, cảm xúc của người khác. Tình cảm đẹp mà bé Em dành cho bé Bình – một thứ tình cảm trong sách, vô tư, tôn trọng lẫn nhau. Có người từng nói rằng: ” Tình bạn chân chính là viên ngọc quý” và đôi bạn thân bé Em, bé Bình đã có được viên ngọc quý sáng nhất của riêng bản thân mình rồi.

Tác giả đã xây dựng hình ảnh bé Em thông minh, tinh tế và rất hiểu chuyện. Từ đó vẽ lên được tình bạn tuyệt vời giữa đôi bạn trẻ, vô tư, hồn nhiên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tiến Dũng
15/07 20:35:11
+4đ tặng

Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút tiêu biểu của Nam Bộ. “Áo tết” là một truyện ngắn nhẹ nhàng mà sâu sắc của nhà văn. Truyện để lại ấn tượng trong lòng người đọc về chủ đề và nhân vật bé Em - nhân vật mà thông qua đó, tác giả đã gửi đến người đọc nhiều bài học sâu sắc.

Truyện xoay quanh câu chuyện áo tết của hai đứa bé là bé Em và Bích. Bé Em được mẹ may cho bốn bộ áo tết, trong khi đó Bích, bạn của bé Em, vì nhà nghèo nên chỉ được mẹ may cho một bộ. Để bạn không cảm thấy tủi thân, trong ngày đi chúc tết cô giáo, bé Em đã mặc bộ đồ hơi giống Bích. Hiểu được tấm lòng của bé Em, Bích thêm yêu quý bạn của mình.Thông qua câu chuyện về áo tết và cách hành xử của nhân vật bé Em, truyện ca ngợi tình bạn chân thành giữa bé Em và Bích, ca ngợi tấm lòng nhạy cảm, tinh tế của bé Em đối với người bạn của mình.

Nhân vật bé Em là nhân vật chính của tác phẩm. Bé Em là một cô bé có cuộc sống đầy đủ, khá giả: Tết đến em được mẹ mua cho nhiều váy áo để mặc. Nhưng cuộc sống đủ đầy không làm mất đi ở em những vẻ đẹp đáng quý trong tâm hồn. Bé Em hiện lên trước hết là một cô bé hòa đồng thân thiện, hồn nhiên trẻ thơ. Tuy có điều kiện khá giả hơn nhà Bích những bé Em không phân biệt giàu nghèo mà luôn vui vẻ, thân thiện với Bích – đứa bạn có hoàn cảnh kém may mắn hơn em. Em thích khoe đồ mới, và em thực hiện ý muốn đó một cách cũng rất trẻ con, bằng cách gạn hỏi bạn trước, để từ đó tìm cơ hội khoe áo mới của mình. Và dù còn nhỏ tuổi, bé Em đã là một cô bé nhạy cảm và tinh tế. Khi nghe Bích nói về hoàn cảnh của mình, bé Em đã khựng lại, hết hứng, nửa muốn khoe nửa muốn không. Bé muốn khoe vì cái nỗi sung sướng của trẻ con khi được may áo mới vẫn còn chộn rộn trong lòng, nhưng bé cũng không muốn khoe vì như thế sẽ khiến bạn cảm thấy tủi thân. Rồi sau khi được bạn gạn hỏi, sau khi phải nói ra việc mình có những bốn bộ đồ mới, khi chứng kiến đôi mắt “xịu xuống, buồn hẳn” của bạn, và nghĩ đến hoàn cảnh của bạn, bé Em đã có một cách hành xử vô cùng đẹp, vô cùng nhân văn: đó là ngày đi chúc tết cô giáo, để bạn không bị mặc cảm, bé Em đã mặc đồ hơi giống bạn. Một cách hành xử rất trẻ con, nhưng lại khiến ta xúc động: xúc động vì cách hành xử đó xuất phát từ lòng yêu thương, từ sự sâu sắc và tinh tế của tâm hồn của một đứa trẻ. Khi cô giáo khen hai đứa mặc đẹp bé Em vui lắm. Bé nghĩ thầm “mình mặc bộ đầm hồng, thể nào cũng mất vui. Bạn bè phải thế chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân”. Điều đó chứng tỏ bé Em rất hiểu và thương bạn, em không lấy niềm vui của mình làm nỗi buồn cho bạn.

Truyện là bài ca về tình bạn hồn nhiên, trong sáng nhưng rất chân thành và tinh tế. Bé Em và Bích tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã luôn biết nghĩ cho bạn của mình. Bé Em vì nghĩ đến hoàn cảnh của bạn nên đã không nỡ khoe chuyện mình được may áo đẹp. Bích vì quan tâm đến bạn nên vẫn hỏi han bạn để bạn có cơ hội khoe áo mới của mình. Đặc biệt nhất là cách hành xử của bé Em trong ngày đi chúc tết cô giáo. Bé Em đã ăn mặc hơi giống bạn để bạn không thấy tự ti. Còn Bích thì biết được tấm lòng của bạn, nên Bích nghĩ rằng, chỉ cần sự chân thành đó, và dù bé Em có mặc đẹp hơn Bích đi chăng nữa, thì Bích vẫn thương quý bạn mình. Tuy viết về tình bạn hồn nhiên của hai đứa trẻ, nhưng truyện cũng là bài học cho tình bạn ở mọi lứa tuổi, cho mọi mối quan hệ giữa con người với con người: Trong ứng xử với người khác, hãy luôn lấy sự chân thành làm nền tảng, phải luôn thấu hiểu lẫn nhau, để không làm cho nhau bị tổn thương. Khi ta hành xử được như vậy thì người khác cũng sẽ nhân đó mà quý trọng, yêu thương ta nhiều hơn nữa.

Câu chuyện trong Áo tết không chỉ sâu sắc về mặt chủ đề, chứa đựng nhiều bài học cuộc sống vô cùng giá trị mà còn để lại ấn tượng bởi nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, đặc biệt là hình tượng nhân vật bé Em. Câu chuyện đã giúp ta hiểu được rằng: trong tình bạn, trong cách đối xử giữa con người với con người, chúng ta cần đem lòng chân thành mà đối đãi, lấy sự tinh tế mà ứng xử, từ đó mới có thể xây dựng lên được những mối quan hệ bền vững và tốt đẹp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo