LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải pháp cho việc giới trẻ nói tục, chửi thề

giải pháp cho vc giới trẻ nói tuc, chửi thề
3 trả lời
Hỏi chi tiết
47
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Việc giới trẻ nói tục, chửi thề là một vấn đề xã hội cần được quan tâm và giải quyết. Dưới đây là một số giải pháp có thể áp dụng:

1. **Giáo dục và truyền thông**: Tăng cường giáo dục từ gia đình và nhà trường về tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp. Tổ chức các chuyến hội thảo, buổi nói chuyện về văn hóa giao tiếp và cách thể hiện bản thân một cách văn minh.

2. **Tạo môi trường tích cực**: Khuyến khích các hoạt động văn hóa, thể thao, nghệ thuật để giới trẻ có cơ hội giao lưu, học hỏi và thể hiện bản thân thay vì sử dụng ngôn ngữ thô tục.

3. **Mô hình gương**: Người lớn, bao gồm cha mẹ, thầy cô và các nhân vật công chúng cần tạo dựng hình mẫu tích cực trong cách giao tiếp. Họ nên hạn chế sử dụng ngôn ngữ không phù hợp để làm gương cho giới trẻ.

4. **Sử dụng mạng xã hội**: Tận dụng sức mạnh của mạng xã hội để lan tỏa thông điệp tích cực về ngôn ngữ và giao tiếp. Tạo ra các chiến dịch truyền thông thú vị, thu hút sự chú ý của giới trẻ.

5. **Khích lệ phản biện**: Khuyến khích giới trẻ suy nghĩ phản biện về ngôn ngữ mà họ sử dụng. Cùng nhau thảo luận về hậu quả của việc nói tục, chửi thề và cách thay thế bằng các cách diễn đạt văn minh hơn.

6. **Phát triển năng lực ngôn ngữ**: Tổ chức các lớp học, câu lạc bộ về ngôn ngữ, thơ, văn để giới trẻ có cơ hội nâng cao khả năng diễn đạt cảm xúc và suy nghĩ của mình bằng từ ngữ tích cực.

7. **Thiết lập quy tắc**: Các tổ chức, trường học có thể thiết lập quy tắc về ngôn ngữ sử dụng trong môi trường của mình, bao gồm các hình thức xử lý phù hợp khi vi phạm quy tắc.

Hy vọng rằng những giải pháp trên sẽ góp phần xây dựng một môi trường giao tiếp văn minh và tích cực cho giới trẻ.
3
0
Altrøx
23/07 08:21:27
+5đ tặng
Để khắc phục thực trạng nói tục chửi thề đang phổ biến hiện nay, mỗi người chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của lời nói. Từ đó mà có những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động mọi người biết dùng lời hay ý đẹp, tránh xa những lời nói kém văn minh; kiên quyết nhắc nhở khi thấy người khác nói tục chửi thề. Còn bản thân phải trau dồi văn hóa, những kỹ năng giao tiếp văn minh lịch sự, phải biết tự dặn mình “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Ying
23/07 08:22:12
+4đ tặng
1 Giáo dục và tuyên truyền
2 Gương mẫu từ người lớn
3 Khuyến khích hoạt động nghệ thuật và sáng tạo
4 Tạo không gian giao tiếp tích cực
5 Phản ánh và tự ý thức
Ying
chấm điểm với ạ
1
0
Quỳnh Anh
23/07 08:25:14
+3đ tặng
Để giảm thiểu hiện tượng nói tục, chửi bậy, thiết nghĩ gia đình và nhà trường cần có cách giáo dục phù hợp đối với trẻ, không lý thuyết suông, không nặng tính giáo điều mà cụ thể từng việc, từng người, uốn nắn ngay khi trẻ làm sai.GD&TĐ - Theo kết quả khảo sát tháng 12/2017 của Bộ GD&ĐT cho thấy có 8,6% học sinh và 20,3% sinh viên tự báo cáo rằng mình thường xuyên nói tục chửi bậy. Tuy nhiên, có lẽ tỉ lệ này chỉ là phần nổi của tảng băng.

Tại sao giới trẻ nói tục chửi thề tăng trong cuộc sống thực và trên mạng xã hội? Ngôn ngữ tục, bậy trở nên quá phổ biến trong các bài viết, bình luận, các video clip phát trực tiếp. Tại sao có những người lập hẳn kênh, tạo cho bản thân thương hiệu nói tục chửi bậy để thu hút người xem?

Chúng ta thấy, bố mẹ và thầy cô luôn giáo dục và ngăn con trẻ không nói tục chửi thề. Tuy nhiên chính họ khi bực tức cũng thường không kiềm chế được mà văng tục, đó là những mẫu hình xấu đầu đời cho con.

Chúng ta cũng thấy, nếu như trước đây trong gia đình bố mẹ nói bậy thì con cái cũng thường nói bậy theo. Tuy nhiên việc này không còn đúng với hiện nay.

Hiện tại, nhiều gia đình bố mẹ không nói bậy nhưng con cũng vẫn nói bậy vì học từ bạn bè, từ những mối quan hệ trên mạng xã hội. Có thể nói, việc tiếp cận với ngôn ngữ, cách nói tục tĩu không thể kiểm soát hiện nay là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này

Có nghiên cứu ở giác độ tâm lý chỉ ra rằng, nói tục chửi bậy có thể làm cá nhân ức chế cảm giác đau. Có nghĩa là người buột miệng nói tục có khả năng chịu đựng đau đớn cao hơn những người không văng tục.

Minh chứng đã cho thấy sản phụ trong phòng chờ đẻ có tỉ lệ chửi bậy cao hơn gấp nhiều lần so với việc gặp những hoàn cảnh khó chịu bức xúc khác.Việc chửi bậy cũng là cách thức để ứng phó giải tỏa một cảm xúc to lớn (bất kể nó là cảm xúc tích cực và tiêu cực). Trong sân vận động, khi một tiền đạo bỏ lỡ một bàn ngon ăn chúng ta có thể nghe tiếng văng tục, nhưng khoảnh khắc một bàn đẹp mắt được ghi nhiều người cũng có thể không kiềm chế được mà văng tục.

 

Tâm lý học cũng chỉ ra, khi văng tục nhiều người cảm thấy mình có quyền lực hơn trong chốc lát, cảm thấy mình có vẻ kiểm soát được tình huống tiêu cực.

 

Tuy nhiên, tất cả chỉ làm cảm giác. Nhiều người chửi bậy cũng giống như một cách nhấn mạnh một thông điệp hoặc một biểu cảm nào đó cho người khác thấy giống như việc chúng ta bôi đậm, in nghiêng hoặc cho vào trong ngoặc kép một cụm từ khi gõ bằng văn bản vậy.

 

Đối với giới trẻ, nhiều khi văng tục là một cách thức thể hiện cho người khác biết tôi đang khó chịu, đừng có động vào tôi (một dạng phòng vệ và yếu thế), nhưng nhiều lúc cũng là cách thức để tạo quan hệ gần gũi với bạn bè.

 

Nói tục nhiều lúc được quan niệm như một cách giao tiếp xuồng xã giữa những người bạn thân chứ không phải kiểu trịnh thượng như những người xã giao.

 

Trong nhóm thường có những “mật ngữ” riêng và nói tục cũng giống như một cách thể hiện tôi thuộc về thế giới nào, nhóm nào đó vậy.Vậy làm thế nào để giáo dục giới trẻ hạn chế việc sử dụng ngôn ngữ tục tĩu trong đời thực và trên mạng xã hội.

 

Có lẽ trách nhiệm đầu tiên vẫn thuộc về gia đình. Cha mẹ phải ý thức về vấn đề này, gương mẫu trong lời ăn tiếng nói của chính mình.Chính mình làm gương không nói tục chửi bậy trước mặt con cái. Đồng thời tìm các cách thức để hạn chế con cái tiếp xúc với những lời chửi thề càng lâu càng tốt.

 

Bố mẹ cũng cần tự học những cách thức giải tỏa cảm xúc tiêu cực như tức giận để sau đó dạy con dùng ngôn ngữ thân thiện thay vì chửi bậy trong những tình huống khó chịu.

 

Cha mẹ phải chỉ rõ cho trẻ biết việc chửi thề cũng là một dạng bắt nạt bằng ngôn ngữ, và có thể phạm luật nếu lăng nhục người khác. Giúp con phân tích lợi hại của việc dùng ngôn ngữ không phù hợp trên mạng xã hội.

 

Những gì con viết ra sẽ tồn tại mãi và sẽ bị đánh giá sau này do người khác hiểu lời nói của con phản ánh nhân cách của con. Giúp con biết cân nhắc về hoàn cảnh, địa điểm tuyệt đối không được dùng ngôn ngữ bất lịch sự bằng cách tự hỏi nếu một người thân mà mình yêu quý và kính trọng đọc được những dòng này thì họ sẽ nghĩ gì.

 

Để góp phần tạo nên văn hóa ngôn ngữ của học sinh, nhà trường và xã hội cũng cần vào cuộc. Với vấn đề nói tục chửi bậy trên mạng xã hội, chúng ta có thể tận dụng sức mạnh công nghệ để đánh giá hạnh kiểm công dân số.

 

Tất cả các hành vi không đúng mực của một cá nhân thể hiện trên mạng xã hội (như nói tục chửi bậy, tung tin giả, tin thù địch và gây hấn) cũng như được ghi lại qua các hệ thống giám sát tự động (như vi phạm luật giao thông, vượt đèn đỏ) sẽ được sử dụng để xếp hạng hạnh kiểm công dân từ đó những người không có hành vi đúng mực sẽ bị mất một số quyền lợi do chính phủ mang lại.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư