Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong các câu thơ sau:

Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong các câu thơ sau:
           Không có kính, rồi xe không có đèn,
           Không có mui xe, thùng xe có xước,
           Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
           Chỉ cần trong xe có một trái tim.
3 trả lời
Hỏi chi tiết
32
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Các câu thơ mà bạn nhắc đến nằm trong bài thơ "Tiểu đội xe không kính" của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Bài thơ này đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ để làm nổi bật ý nghĩa và cảm xúc của nội dung. Dưới đây là các biện pháp tu từ được sử dụng và phân tích tác dụng của chúng:

1. **Liệt kê**:
- "Không có kính, rồi xe không có đèn, / Không có mui xe, thùng xe có xước": Những câu thơ này liên tiếp liệt kê những cái "không" của xe đạp mà các chiến sĩ sử dụng. Biện pháp liệt kê ở đây giúp nhấn mạnh sự thiếu thốn, hư hỏng của phương tiện chiến tranh, cho thấy rõ sự khắc nghiệt và gian khổ mà những người lính đã phải trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

2. **Điệp ngữ**:
- "Không có kính, rồi xe không có đèn, / Không có mui xe, thùng xe có xước": Biện pháp điệp ngữ "Không có" được lặp đi lặp lại nhiều lần. Điệp ngữ này không chỉ làm nổi bật sự thiếu thốn, khó khăn mà còn tạo âm điệu nhịp nhàng và mạnh mẽ cho câu thơ, thể hiện tinh thần kiên cường và bất khuất của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn.

3. **Tương phản**:
- "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: / Chỉ cần trong xe có một trái tim": Hình ảnh xe thiếu thốn các bộ phận tương phản với ý chí kiên cường của con người. Dù xe có thiếu thốn, nhưng chỉ cần có "một trái tim" là xe vẫn chạy, vẫn hướng về "miền Nam phía trước". Tương phản này làm nổi bật tinh thần lạc quan, ý chí và lòng yêu nước của những người lính, đồng thời ca ngợi giá trị tinh thần và lý tưởng trong cuộc chiến đấu.

4. **Ẩn dụ**:
- "Chỉ cần trong xe có một trái tim": Ở đây "trái tim" được dùng làm ẩn dụ cho tình yêu nước, tinh thần dũng cảm và ý chí quyết tâm của người lính. Hình ảnh này làm tăng sức truyền cảm, tạo nên sự phong phú trong ý nghĩa của câu thơ.

5. **Nhịp thơ**:
- Nhịp thơ tự do, có sự ngắt nhịp giữa các câu, tạo sức đẩy mạnh mẽ, nhấn mạnh vào sự lặp lại và đẩy cao cảm xúc của người đọc về tình cảnh khó khăn mà vẫn kiên cường của các chiến sĩ.

Tổng hợp lại, các biện pháp tu từ trong các câu thơ này đã cùng nhau tạo nên một bức tranh sống động, chân thực về những khó khăn gian khổ mà các chiến sĩ đã trải qua, đồng thời làm nổi bật tinh thần yêu nước, ý chí và lòng dũng cảm của họ.
1
0
Silent Now
23/07 20:31:26
+5đ tặng

1 :- Điệp ngữ '' không có '' : cho ta thấy được bom đạn chiến trường ngày càng canh tạc, khốc liệt, dữ dội hơn. Những chiếc xe ấy không có kính rồi xe không có đèn, không có mui xe chỉ còn lại cái thùng xe bị xước. Những chiếc xe ấy ngày càng biến dạng đến trần trụi.

- Hình ảnh hoán dụ " trái tim": là 1 hình ảnh hay và gợi cảm,đó là trái tim của nhiệt huyết tuổi trẻ,trái tim của lòng yêu nước thiết tha, trái tim của ý chí chiến đấu uyet tâm để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

2 :- Khổ cuối của bài thơ cho chúng ta thấy ý chí chiến đấu,giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của những người lính lái xe.
“Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
- Trải qua mưa bom bão đạn, những chiếc xe ban đầu đã không có kính, nay càng trở nên hư hại hơn, vật chất ngày càng thiếu thốn.
- Ba chữ "không" lại một lần nữa khẳng định mức độ ác liệt của cuộc chiến đấu in dấu trên những chiếc xe ra trận. Phép liệt kê " không kính","không đèn","không mui","thùng xe có xước" cho thấy bom đạn của giặc Mỹ đã làm cho chiếc xe bị méo mó, biến dạng hoàn toàn. Người lính xế lại chất chồng khó khăn. Sự gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội lần nhưng không thể làm chùn bước những đoàn xe nối đuôi nhau ngày đêm tiến về phía trước.
- Nguyên nhân nào mà những chiếc xe tàn dạng ấy vẫn băng băng chạy như vũ bão? Nhà thơ đã lí giải: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
+ Câu thơ dồn dập cứng cáp hẳn lên như nhịp chạy của những chiếc xe không kính. Từ hàng loạt những cái “không có” ở trên, nhà thơ khẳng định một cái có, đó là “một trái tim”.
+ “Trái tim” là một hoán dụ nghệ thuật tu từ chỉ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa. Trái tim của họ đau xót trước cảnh nhân dân miền Nam sống trong khói bom thuốc súng, đất nước bị chia cắt thành hai miền.
+ Trái tim ấy dào dạt tình yêu Tổ quốc như máu thịt, như mẹ cha, như vợ như chồng… Trái tim ấy luôn luôn sục sôi căm thù giặc Mỹ bạo tàn.
=> Yêu thương, căm thù chính là động lực thôi thúc những người chiến sĩ lái xe khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước mơ này trở thành hiện thực,chỉ có một cách duy nhất: vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. Vì thế thử thách ngày càng tăng nhưng tốc độ và hướng đi không hề thay đổi.
=> Đằng sau những ý nghĩa ấy, câu thơ còn muốn hướng con người về chân lý thời đại của chúng ta: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng.
=> Có thể coi câu thơ cuối là câu thơ hay nhất của bài thơ. Nó là nhãn tự, là con mắt thơ, bật sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe thời chống Mỹ:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai” ( Tố Hữu )

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tiến
23/07 20:31:39
+4đ tặng
Khổ cuối của bài thơ cho chúng ta thấy ý chí chiến đấu,giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của những người lính lái xe.
“Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
- Trải qua mưa bom bão đạn, những chiếc xe ban đầu đã không có kính, nay càng trở nên hư hại hơn, vật chất ngày càng thiếu thốn.
- Ba chữ "không" lại một lần nữa khẳng định mức độ ác liệt của cuộc chiến đấu in dấu trên những chiếc xe ra trận. Phép liệt kê " không kính","không đèn","không mui","thùng xe có xước" cho thấy bom đạn của giặc Mỹ đã làm cho chiếc xe bị méo mó, biến dạng hoàn toàn. Người lính xế lại chất chồng khó khăn. Sự gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội lần nhưng không thể làm chùn bước những đoàn xe nối đuôi nhau ngày đêm tiến về phía trước.
- Nguyên nhân nào mà những chiếc xe tàn dạng ấy vẫn băng băng chạy như vũ bão? Nhà thơ đã lí giải: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
+ Câu thơ dồn dập cứng cáp hẳn lên như nhịp chạy của những chiếc xe không kính. Từ hàng loạt những cái “không có” ở trên, nhà thơ khẳng định một cái có, đó là “một trái tim”.
+ “Trái tim” là một hoán dụ nghệ thuật tu từ chỉ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa. Trái tim của họ đau xót trước cảnh nhân dân miền Nam sống trong khói bom thuốc súng, đất nước bị chia cắt thành hai miền.
+ Trái tim ấy dào dạt tình yêu Tổ quốc như máu thịt, như mẹ cha, như vợ như chồng… Trái tim ấy luôn luôn sục sôi căm thù giặc Mỹ bạo tàn.
=> Yêu thương, căm thù chính là động lực thôi thúc những người chiến sĩ lái xe khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước mơ này trở thành hiện thực,chỉ có một cách duy nhất: vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. Vì thế thử thách ngày càng tăng nhưng tốc độ và hướng đi không hề thay đổi.
=> Đằng sau những ý nghĩa ấy, câu thơ còn muốn hướng con người về chân lý thời đại của chúng ta: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng.
=> Có thể coi câu thơ cuối là câu thơ hay nhất của bài thơ. Nó là nhãn tự, là con mắt thơ, bật sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe thời chống Mỹ
1
0
Ngân Nguyễn Thị
23/07 20:31:52
+3đ tặng

Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân lên những thử thách khốc liệt. Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc “không có kính/ rồi xe không có đèn / Không có mui xe / thùng xe có xước” như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu, đầy chông gai bom đạn. Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, hình ảnh đậm nét. Đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở hướng ra tiền tuyến lớn với tình cảm thiêng liêng “vì miền Nam”, vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất cho cả nước. Chói ngời, toả sáng khổ thơ, cả bài thơ là hình ảnh “trong xe có một trái tim” .

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo