1, PTBĐ có trong bài thơ : miêu tả.
2, Trong khổ 1 bài thơ những hình ảnh nhà thơ miêu tả căn nhà của bà :
+) Một túp nhà tre.
+) Một hàng cau chạy trước hè.
+) Một mảnh vườn bên rào giậu nứa.
3, Biện pháp tu từ : Liệt kê
→→ Tác dụng : Liệt kê những thứ đồ, món ăn rất đỗi bình dị ở thôn quê trong những ngày Tết và ngồi quây quần bên nhau. Từ đó đã làm cho các câu thơ trở nên gần gũi và sinh động hơn.
4,
Khổ thơ thứ hai trong bài thơ "Tết quê bà" của nhà thơ Hải Như thường nói về hình ảnh của quê hương và không khí Tết. Trong khổ thơ này, tác giả thường mô tả những hình ảnh bình dị nhưng thân thuộc như tiếng cười, bánh chưng xanh, hay những phong tục tập quán trong ngày Tết cổ truyền. Nội dung chính của khổ thơ này thường là sự gợi nhớ về quê hương, gợi cảm giác ấm áp và gần gũi trong không khí Tết, thể hiện tình yêu quê hương và nguyện vọng trở về.
5,Thông điệp : vào những ngày Tết cổ truyền chúng ta luôn quây quần quần bên nồi bánh chưng hoặc mâm cơm , vì vậy hãy trân trọng những gía trị của Tết cổ truyền, yêu thương quê hương và người thân trong gia đình.
II. Viết
Tham khảo:
Để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều nơi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường.