– Giá trị nhân đạo:
+ Nguyễn Du thấu hiểu, cảm thông với tình cảnh, số phận của Kiều. Ông đã đứng từ điểm nhìn tâm trạng của nhân vật để cho thấy sự bé bàng, chán ngán, buồn tủi,cô đơn:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
+ Nguyễn Du đã khắc họa tâm trạng nhớ thương Kim trọng, nhớ thương cha mẹ của Kiều qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Nàng thương cho Kim Trọng mỏi mòn chờ đợi tin tức của mình mà không thấy. Nàng xót xa cho cha mẹ, tuổi đã già mà không có ai chăm sóc.
– Bên cạnh sự thấu hiểu, sẻ chia tình cảnh cô đơn, bẽ bàng của Kiều, Nguyễn Du còn làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn đáng quý của người con gái ấy. Đó là sự vị tha. Trong tình cảnh ấy, đáng lẽ Thúy Kiều phải than thân, trách phận, phải xót xa cho chính mình trước tiên. Thế nhưng quên đi cảnh ngộ của bản thân, Kiều lại dành tình yêu, nỗi nhớ, sự xót xa để nghĩ về Kim Trọng và cha mẹ. Ta thấy Kiều là một người yêu thủy chung son sắt, là một người con hiếu thảo. Nguyễn Du đã ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Kiều. Đó là tiếng nói đầy lòng nhân đạo.
+ Nguyễn Du đã khắc họa bốn bức tranh tâm cảnh của nhân vật thông qua nghệ thuật độc thoại nội tâm, bút pháp tả cảnh ngụ tình. Sống trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, thật hiếm người có thể đau với nỗi đau của những người phụ nữ như Nguyễn Du. Ông thấu hiểu nỗi nhớ nhà, thấu hiểu tâm trạng thảng thốt lo âu, dự cảm hãi hùng của người con gái đang bước giữa dòng đời xuôi ngược. Điệp từ “ buồn trông” đã gợi tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau, ngày càng tăng tiến, dồn dập, dai dẳng, đeo bám lấy tâm hồn Kiều. Ẩn sau tâm trạng đó là cái nhìn đồng cảm, thương xót, sẻ chia của Nguyễn Du