Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bàn về thơ có ý kiến nói: Bài thơ hay là bữa tiệc ngôn từ. Trong khi đó lại có ý kiến cho rằng: Gốc của thơ là tình cảm. Anh (chị) hãy bình luận và làm sáng tỏ những nhận định trên

Bàn về thơ có ý kiến nói: Bài thơ hay là bữa tiệc ngôn từ. Trong khi đó lại có ý kiến cho rằng: Gốc của thơ là tình cảm.

Anh (chị) hãy bình luận và làm sáng tỏ những nhận định trên.

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
577
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Hai ý kiến trên về thơ thể hiện những khía cạnh khác nhau nhưng bổ sung cho nhau. Để làm sáng tỏ hơn, ta có thể phân tích từng ý kiến.

**1. "Bài thơ hay là bữa tiệc ngôn từ"**

Nhận định này nhấn mạnh đến giá trị hình thức và nghệ thuật trong thơ. Một bài thơ hay không chỉ đơn giản là những ý tưởng hay mà còn là sự kết hợp hoàn hảo giữa ngôn từ, âm điệu, hình ảnh và cấu trúc. Giống như một bữa tiệc, một bài thơ cần có sự phong phú, đa dạng và hài hòa trong cách sử dụng ngôn ngữ. Các biện pháp tu từ như phép so sánh, ẩn dụ, nhân hóa... tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho người đọc. Khi ngôn từ được chọn lựa và sắp xếp một cách tinh tế, nó không chỉ truyền tải ý nghĩa mà còn gợi lên sức sống và cảm xúc cho tác phẩm, khiến người đọc không chỉ nghe mà còn cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ.

**2. "Gốc của thơ là tình cảm"**

Khía cạnh thứ hai nhấn mạnh rằng nguồn gốc và động lực sáng tác của thơ xuất phát từ tình cảm, cảm xúc của tác giả. Thơ là một hình thức nghệ thuật biểu đạt những cảm xúc sâu sắc nhất của con người, cho dù đó là niềm vui, nỗi buồn, tình yêu hay nỗi nhớ. Tình cảm là nguồn cảm hứng chính cho người viết, và nó quyết định sự thành công trong việc chạm đến trái tim người đọc. Thơ mà thiếu đi cảm xúc chân thật sẽ trở nên vô hồn và khô khan, dù ngôn từ có hoa mỹ đến đâu.

**Sự kết hợp giữa hai ý kiến**

Thực tế, một bài thơ hay cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa ngôn từ và cảm xúc. Ngôn từ trong thơ không chỉ là công cụ thể hiện ý tưởng hay tình cảm mà còn là phương tiện tạo ra những hình ảnh sống động và âm điệu du dương. Một bài thơ có lựa chọn ngôn từ tinh tế mà không có chiều sâu cảm xúc sẽ không thể chạm đến lòng người. Ngược lại, một bài thơ chứa đựng nhiều cảm xúc nhưng ngôn từ kém phong phú lại khó có thể để lại ấn tượng lâu dài.

Như vậy, có thể kết luận rằng một bài thơ hay không chỉ là "bữa tiệc ngôn từ" mà còn phải bắt nguồn từ "gốc tình cảm". Sự hòa quyện giữa cảm xúc sâu sắc và nghệ thuật ngôn từ sẽ tạo nên những tác phẩm thơ tuyệt vời, sống mãi trong lòng người đọc.
1
0
Tiến
25/07/2024 23:47:57
+5đ tặng

Bình luân sáng tỏ ý kiến trên qua tác phẩm "Tiểu đội xe kk "

– Nói thơ hay là bữa tiệc ngôn từ bởi vì: một bài thơ ngôn ngữ trúc trắc, sáo rỗng, tầm thường thì không thể gọi là thơ hay. Ngược lại, bài thơ hay là khi nó bày ra trước độc giả một “bữa tiệc ngôn từ”, với những ngôn từ được nhà thơ công phu lựa chọn, tổ chức, biến nó từ lời bình thường trở thành nghệ thuật {vừa thể hiện tâm hồn thi nhân; vừa chính xác hàm súc; vừa có dấu ấn riêng của tác giả..}.

– Gốc của thơ là tình cảm bởi vì: thơ là chuyện của tâm hồn, của lòng người cho nên việc thể hiện tất cả mọi vui buồn trong cuộc đời là một nhu cầu bức thiết của thơ. Hơn nữa tình cảm ấy thường tiêu biểu, điển hình, khơi dậy trong trái tim người đọc những rung động sâu xa, những cảm xúc thẩm mĩ tuyệt vời.

–=> Mỗi ý kiến đều xác đáng nhưng chưa toàn diện, chưa khái quát được đặc trưng thơ ca vì:

+ Nếu người nghệ sĩ chỉ chú ý rèn câu đúc chữ mà không chú ý đến nội dung tư tưởng của tác phẩm thì sáng tác thơ ca chỉ là những kỹ xảo vờn vẽ, là lối thơ chuộng hình thức. Thơ ca chỉ neo đậu vững chắc trong bạn đọc khi nó có nội dung tư tưởng sâu sắc, hình thức thể hiện độc đáo.

=>Tóm lại một tác phẩm hay,có giá trị phải đầy đủ hai yếu tố:bữa tiệc ngôn từ và gốc của thơ ca là tình cảm.Bài thơ về tiểu đội xe không kính hội tụ cả hai yếu tố đó.

* Phân tích, chứng minh.Luận điểm 1. Bài thơ về tiểu đôi xe không kính là bữa tiệc ngôn từ.– Nhan đề bài thơ khá dài,thu hút người đọc ở vẻ mới lạ, độc đáo.

+Bài thơ có cách đặt đầu đề hơi lạ. Bởi rõ ràng đây là một bài thơ, vậy mà tác giả lại ghi là “bài thơ” – cách ghi như thế có vẻ hơi thừa. Lẽ thứ hai là hình ảnh tiểu đội xe không kính. Xe không kính tức là xe hỏng, không hoàn hảo, là những chiếc xe không đẹp, vậy thì có gì là thơ. Vì đã nói đến thơ, tức là nói đến một cái gì đó đẹp đẽ, lãng mạn, bay bổng. Vậy, đây rõ ràng là một dụng ý nghệ thuật của Phạm Tiến Duật. Dường như, tác giả đã tìm thấy, phát hiện, khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất, thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh.

+Tiếp đến là hình ảnh độc đáo, gây ấn tượng mạnh là những chiếc xe không kính. Từ bài thơ có vẻ như hơi thừa, nhưng thực ra từ đó lại nằm trong chủ định của tác giả và tạo nên sự liên kết giữa hai sự vật có vẻ xa lạ nhau: “bài thơ” và “xe không kính”. Xe không kính thì chẳng có gì làm nên thơ cả, vậy mà nó đã trở thành hình ảnh trung tâm của một bài thơ. Tác giả đã tìm ra chất thơ ở những điều tưởng chừng rất khô khan, trần trụi. Đó chính là chất thơ từ hiện thực gian khổ, ác liệt ở nơi chiến trường.

=>Chính chất liệu chân thực từ cuộc sống ấy đã làm nên sức sống lâu bền của bài thơ. Cách đặt nhan đề tự nhiên thể hiện sâu sắc phong cách thơ Phạm Tiến Duật: tinh nghịch, sôi nổi, tràn đầy niềm tin vào cuộc sống và chiến đấu. Tác giả đã tìm thấy, phát hiện và khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất. Thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh. Đó cũng là bút pháp của nền văn học kháng chiến chiến chống Mĩ cứu nước, vừa tự nhiên, sôi động vừa đậm chất sử thi hào hùng.Xây dựng hệ thống ngôn ngữ tự nhiên, giọng điệu sôi nổi, chất liệu thơ chân thực,gần gũi, mang đạm tính khẩu ngữ, tự nhiên gợi cảm.

“Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”.

=> Ngôn ngữ và giọng điệu ấy rất phù hợp với việc khắc họa hình ảnh những chiến sĩ lái xe trẻ trung hiên ngang, bất chấp nguy hiểm, khó khăn. Đó là những người lính tươi trẻ, yêu cuộc đời, yêu đất nước, tinh thần tràn đầy niềm tin tưởng, quyết chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

+Lời thơ tự nhiên đến mức buộc người ta phải tin ngay vào sự phân bua của các chàng trai lái xe dũng cảm. Chất thơ của câu thơ này hiện ra chính trong vẻ tự nhiên đến mức khó ngờ của ngôn từ. Phạm Tiến Duật đã không hề cầu kì hay thi vị hóa đơn điệu hình ảnh những chiếc xe không kính và hình tượng người lính lái xe. Bởi với ông, cuộc đời ấy đã quá đẹp, rất thơ, rất mạnh mẽ, không cần tô vẽ gì mà vẫn tỏa sáng.

+Tác giả còn kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ và 8 chữ, tạo cho bài thơ có điệu thơ gần với lời nói tự nhiên, sinh động. và linh hoạt trong nghệ thuật biểu hiện. Những yếu tố về ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ đã góp phần trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn một cách chân thực và sinh động.

+Điệp ngữ “lại đi” và hình ảnh “trời xanh thêm” tạo âm hưởng thanh thản, nhẹ nhàng, thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng của người lính về sự tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Câu thơ trong vắt như tâm hồn người chiến sĩ, như khát vọng, tình yêu họ gửi lại cho cuộc đời.

=>Những câu thơ giản dị như lời nói thường, với giọng điệu thản nhiên, ngang tàn, hóm hỉnh. Cấu trúc:“không có…”; “ừ thì…”, “chưa cần” được lặp đi lặp lại, các từ ngữ “phì phèo”,”cười ha ha”,”mau khô thôi”… làm nổi bật niềm vui, tiếng cười của người lính cất lên một cách tự nhiên giữa gian khổ,hiểm nguy của cuộc chiến đấu. Ở họ, những trở ngại của thiên nhiên và điều kiện chiến đấu không thể làm họ sờn lòng. Ngược lại, nó càng làm cho họ thêm hứng thú, quyết tâm vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nghệ thuật đảo ngữ với từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu thứ nhất và nghệ thuật điệp ngữ với từ“nhìn” được nhắc đi nhắc lại trong câu thơ thứ hai. Lời thơ nhấn mạnh tư thế ung dung, bình tĩnh, tự tin của người lính lái xe.

Cuộc sống chiến đấu của người lính tràn đầy niềm vui ngay trong hoàn cảnh khắc nghiệt, hiểm nguy.

=>Qua nghệ thuật biểu hiện, tác giả đã tìm thấy, phát hiện, khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất, thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
jj
26/07/2024 07:20:51
+4đ tặng
Hai ý kiến trên về thơ thể hiện những khía cạnh khác nhau nhưng bổ sung cho nhau. Để làm sáng tỏ hơn, ta có thể phân tích từng ý kiến.
1. "Bài thơ hay là bữa tiệc ngôn từ"
Nhận định này nhấn mạnh đến giá trị hình thức và nghệ thuật trong thơ. Một bài thơ hay không chỉ đơn giản là những ý tưởng hay mà còn là sự kết hợp hoàn hảo giữa ngôn từ, âm điệu, hình ảnh và cấu trúc. Giống như một bữa tiệc, một bài thơ cần có sự phong phú, đa dạng và hài hòa trong cách sử dụng ngôn ngữ. Các biện pháp tu từ như phép so sánh, ẩn dụ, nhân hóa... tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho người đọc. Khi ngôn từ được chọn lựa và sắp xếp một cách tinh tế, nó không chỉ truyền tải ý nghĩa mà còn gợi lên sức sống và cảm xúc cho tác phẩm, khiến người đọc không chỉ nghe mà còn cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ.
2. "Gốc của thơ là tình cảm"
Khía cạnh thứ hai nhấn mạnh rằng nguồn gốc và động lực sáng tác của thơ xuất phát từ tình cảm, cảm xúc của tác giả. Thơ là một hình thức nghệ thuật biểu đạt những cảm xúc sâu sắc nhất của con người, cho dù đó là niềm vui, nỗi buồn, tình yêu hay nỗi nhớ. Tình cảm là nguồn cảm hứng chính cho người viết, và nó quyết định sự thành công trong việc chạm đến trái tim người đọc. Thơ mà thiếu đi cảm xúc chân thật sẽ trở nên vô hồn và khô khan, dù ngôn từ có hoa mỹ đến đâu.
Sự kết hợp giữa hai ý kiến
Thực tế, một bài thơ hay cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa ngôn từ và cảm xúc. Ngôn từ trong thơ không chỉ là công cụ thể hiện ý tưởng hay tình cảm mà còn là phương tiện tạo ra những hình ảnh sống động và âm điệu du dương. Một bài thơ có lựa chọn ngôn từ tinh tế mà không có chiều sâu cảm xúc sẽ không thể chạm đến lòng người. Ngược lại, một bài thơ chứa đựng nhiều cảm xúc nhưng ngôn từ kém phong phú lại khó có thể để lại ấn tượng lâu dài.
Như vậy, có thể kết luận rằng một bài thơ hay không chỉ là "bữa tiệc ngôn từ" mà còn phải bắt nguồn từ "gốc tình cảm". Sự hòa quyện giữa cảm xúc sâu sắc và nghệ thuật ngôn từ sẽ tạo nên những tác phẩm thơ tuyệt vời, sống mãi trong lòng người đọc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×