Đề số 15 : Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu? Ở ngõ nhà tôi có một cây bạch đàn to, mỗi hôm ra ngóng bố mẹ tôi lại lấy mảnh trai cứa lên thân cây một vạch. Cho đến buổi chiều hôm ấy anh tôi đếm trên thân cây thấy vừa tròn mười lăm vạch. Chiều ấy khi trời đã tối hẳn, anh tôi đã dắt thằng út em vào nhà, tôi vẫn còn đứng nán lại nhìn một lần nữa phía con đường mòn. Tôi bỗng hét lên sung sướng vì đã nhìn thấy bóng dáng thân quen của bố mẹ đang đi về phía chúng tôi. Buổi chiều muộn ấy là một buổi chiều tràn ngập niềm vui, thằng út em sà vào vòng tay, dụi dụi vào ngực mẹ như nó vẫn còn nhớ mùi hương của sữa. Anh cả vừa hát vừa nhảy chân sáo đi đằng sau. Bố công kênh tôi trên đôi vai đã gầy sọp đi vì vất vả. Tối ấy cả nhà trải chiếu ra giữa sân ngập tràn ánh trăng, mẹ lại hát ru em ngủ, bố kể nốt câu chuyện cổ tích ‘‘Cây khế’’ còn dang dở 15 ngày trước… Rồi khi em út tôi bị ung nhọt mọc đầy người, bố mẹ lại một lần nữa gồng gánh niềm tin xuôi tàu về Hà Nội. Nhà chỉ còn hai anh em chăm nhau nhưng vẫn không quên chiều chiều lại ra ngõ ngóng. Mấy đứa trẻ con trong xóm chơi bắn bi với tôi bị thua nên ghét tôi lắm, cứ chiều thấy anh em tôi ra ngõ là chúng lại xúm vào trêu rất ác: ‘‘Đồ mồ côi! Anh em nhà mồ côi bị bố mẹ bỏ rơi. Ê ồ! Ê ồ!’’ Tôi vừa gào khóc vừa nhặt đất đá ném lũ trẻ. Anh cả cõng tôi trên lưng đi về phía con đường mòn, chúng tôi cứ đi từ khi mặt trời bắt đầu xuống núi đến khi tôi mỏi mắt cũng không nhìn rõ hướng đi. Lúc ấy tôi khóc khản cả cổ còn anh trai thì luôn miệng dỗ dành: - Em gái ngoan nào, để anh cõng em đi tìm bố mẹ đi tìm em út nhé. Rồi mai anh đi hái quả đùm đũm chín mọng đỏ cho ăn nhé. Đấy là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy ga tàu, hai đứa trẻ con cõng nhau đứng lọt thỏm giữa sân ga im ắng, khách xuống tàu đã về hết tự lúc nào. Anh tôi đứng lặng rất lâu, tôi thấy có vài giọt nước ấm rơi xuống đôi bàn tay đang bá vào cổ anh. Tôi biết là anh đang khóc, nhưng sau đó anh lại xốc tôi lên và cõng quay trở lại con đường mòn khi nãy. Tôi không thể nhớ nổi có biết bao buổi chiều đã đi qua cuộc đời chúng tôi buồn bàng bạc như thế. Bởi em tôi bệnh rất nặng, phải mấy năm sau em mới thật sự khỏi bệnh. Trong lúc bố mẹ tôi gồng gánh trên đôi vai mình những gian nan, vất vả chạy chữa khắp nơi để cứu lấy sinh mạng em tôi, thì anh trai đã phải lớn lên trước tuổi để che chở, bao bọc thứ niềm tin nhỏ bé trong tôi. Từ tình yêu thương đó tôi lớn lên từng ngày một, tôi hiểu ra rằng những chuyến đi của bố mẹ có ý nghĩa lớn lao như thế nào, tôi cũng hiểu rằng anh cả là một người anh thật tuyệt vời. Lúc bố mẹ vắng nhà anh đã đứng vững, đã làm cái “nóc nhà” để che chở vỗ về và cả tha thứ cho bầy em bé nhỏ của mình. Cho đến mãi sau này tôi cũng không bao giờ quên những buổi chiều anh trai tôi dắt tôi ra ngõ ngóng người thân trở về. Cây bạch đàn ở ngõ đã bao lần thay vỏ, những vết khắc năm xưa đã không còn nữa nhưng vết khắc tuổi thơ thì vẫn luôn hằn trong tâm trí chúng tôi. Để sau này khi dòng xoáy cuộc đời có cuốn chúng tôi về đâu đi nữa thì những buổi chiều ngang qua cuộc đời sẽ giúp tôi tìm về nguồn cội để biết yêu thương và được yêu thương thật nhiều trong vòng tay ấm áp của gia đình. (Theo tác giả Vũ Thị Huyền Trang, Ga tàu tuổi thơ, báo Tài hoa trẻ, số 750 ngày 15.02.2012)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định ngôi kể của văn bản. Câu 2 (0,5 điểm). Theo văn bản, Từ tình yêu thương đó tôi lớn lên, tôi hiểu ra những điều gì? Câu 3 (1,0 điểm): Xác định lời dẫn trực tiếp trong những câu văn in đậm và cho biết dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là lời dẫn trực tiếp? Câu 4 (1,0 điểm). Theo em hành động “lấy mảnh trai cứa lên thân cây” thể hiện tâm trạng gì của nhân vật tôi?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1. Ngôi kể của văn bản là ngôi thứ nhất. Câu 2. Theo văn bản, từ tình yêu thương của bố mẹ và sự hy sinh của anh trai, nhân vật tôi hiểu rằng những chuyến đi của bố mẹ có ý nghĩa lớn lao và anh trai là một người anh tuyệt vời. Nhân vật cũng nhận ra rằng anh trai đã phải lớn lên trước tuổi để che chở và bao bọc cho bầy em nhỏ của mình. Tình yêu thương đó đã giúp nhân vật lớn lên từng ngày và hiểu được giá trị của sự yêu thương và được yêu thương trong gia đình. Câu 3. Lời dẫn trực tiếp: "Em gái ngoan nào, để anh cõng em đi tìm bố mẹ đi tìm em út nhé. Rồi mai anh đi hái quả đùm đũm chín mọng đỏ cho ăn nhé." "Đồ mồ côi! Anh em nhà mồ côi bị bố mẹ bỏ rơi. Ê ồ! Ê ồ!" Dấu hiệu nhận ra lời dẫn trực tiếp: Lời dẫn trực tiếp thường được nhận diện qua dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang ở đầu câu, cho thấy những gì được nói là lời của nhân vật khác trong văn bản. Trong văn bản này, dấu hiệu đặc trưng là những câu nói trực tiếp được trích dẫn với dấu ngoặc kép hoặc nhấn mạnh trực tiếp, không có dấu ngoặc kép nhưng được ghi rõ là lời nói của các nhân vật. Câu 4. Hành động “lấy mảnh trai cứa lên thân cây” thể hiện tâm trạng mong mỏi, trông chờ và lo lắng của nhân vật tôi. Đây là cách mà nhân vật dùng để đánh dấu thời gian và thể hiện sự hy vọng, chờ đợi sự trở về của bố mẹ. Việc cứa vạch trên cây bạch đàn biểu thị sự kiên trì, chờ đợi, và mong mỏi của nhân vật trong thời gian dài khi bố mẹ vắng nhà, đồng thời phản ánh sự kết nối mạnh mẽ với những kỷ niệm và sự chờ đợi liên tục của trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn.
Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời
(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi. Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ