Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích đoạn thơ sau

Phân tích đoạn thơ sau:

…Nước Việt Nam nghìn năm Đinh Lý Trần Lê
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối

Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói

Những đời thường cũng có bóng hoa che

Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc…

Tuyết Mat-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần

Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt

Lênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chân

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt

Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi

Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai

(Trích Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên, NXB Văn học, 2002)
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
67
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Đoạn thơ trích từ tác phẩm "Người đi tìm hình của nước" của nhà thơ Chế Lan Viên mang đậm tính chất suy tư và triết lý về Tổ quốc, về lịch sử, và về những con người vĩ đại trong cuộc đấu tranh cho độc lập và tự do của dân tộc Việt Nam.

### Phân tích hình ảnh và ý nghĩa trong đoạn thơ:

1. **Hình ảnh lịch sử và văn hóa:**
- Câu mở đầu "Nước Việt Nam nghìn năm Đinh Lý Trần Lê" thể hiện niềm tự hào về bề dày lịch sử và các triều đại của Việt Nam. Tác giả nhấn mạnh những triều đại lớn, thể hiện sự tồn tại lâu dài của đất nước.
- "Thành nước Việt nhân dân trong mát suối" gợi lên hình ảnh thanh bình, tươi mát, với nước là biểu tượng của sự sống và nguồn lực dồi dào của dân tộc.

2. **Sự tiếp nối của truyền thống:**
- "Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói" thể hiện sự chuyển biến nhưng vẫn giữ lại những giá trị truyền thống. Mái rạ, biểu trưng cho cuộc sống bình dị, nhưng có sức sống mãnh liệt, ở đây được giao thoa với hình ảnh hiện đại hơn là "sắc ngói".
- Hình ảnh "bóng hoa che" cho thấy sự che chở, bảo vệ của những giá trị văn hóa, tâm linh đối với đời sống hàng ngày của nhân dân.

3. **Kết nối với tư tưởng cách mạng:**
- "Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc…" cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa tư tưởng cách mạng của Lênin và khát vọng hiểu biết, xây dựng Tổ quốc.
- "Tuyết Mat-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần" gợi lên không khí giá lạnh của Mat-xcơ-va, nhưng cũng nhấn mạnh sức mạnh và ý chí kiên cường của người chiến sĩ cách mạng.

4. **Di sản và sự kế thừa:**
- "Lênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chân" thể hiện niềm tin và sự tiếp nối của tư tưởng Lênin trong cuộc sống và cuộc đấu tranh của Bác Hồ.
- "Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt" cho thấy sự giao thoa giữa tư tưởng Lênin và thực tiễn Việt Nam.

5. **Hình ảnh sinh động của đất nước và người lãnh đạo:**
- "Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất" hình ảnh bóng Bác nhẹ nhàng, gần gũi như một sự thánh thiện, thể hiện tình yêu đất nước sâu sắc.
- "Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai" thể hiện sự hy vọng vào tương lai, nơi đất nước đang hình thành và phát triển, với sự chăm sóc, nâng niu từ những người lãnh đạo.

### Kết luận
Đoạn thơ không chỉ thể hiện tình yêu đất nước, sự tôn vinh các giá trị văn hóa và lịch sử, mà còn phản ánh tư tưởng cách mạng và lòng quyết tâm xây dựng Tổ quốc của nhân dân Việt Nam. Tác phẩm của Chế Lan Viên là một bản ngã sâu sắc về lịch sử, văn hóa và con người, thể hiện sự kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
0
0
Nols
30/07 10:50:55
+5đ tặng

Bài thơ "Người đi tìm hình của Nước" nằm trong hệ thống các tác phẩm viết về đề tài lãnh tụ, vốn rất nổi bật trong di sản văn chương-nghệ thuật Việt Nam. Bài thơ nằm trong tập "Ánh sáng và phù sa" (năm 1960) là bước ngoặt quan trọng trên hành trình mỹ học của Chế Lan Viên.

Đã có nhiều bài viết, thẩm bình về bài thơ "Người đi tìm hình của Nước". Những khía cạnh thuộc về chủ đề, cảm hứng, hình tượng, chất suy tưởng, vẻ đẹp trí tuệ trong bài thơ cũng đã được nhắc đến. Tuy vậy, trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến một phương diện khác, có lẽ còn chưa nhiều người chú ý. Đó là đặc trưng thẩm mỹ của thơ Chế Lan Viên thể hiện trong một thi phẩm viết về Bác Hồ. Tại sao đây lại là vấn đề cần được bàn luận? Trả lời cho câu hỏi đó giúp chúng ta có được xác quyết rõ ràng hơn về sức sống của bài thơ "Người đi tìm hình của Nước".

Viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh, trong thực tế là một thử thách đối với mọi tác giả. Một phần bởi di sản phía trước đã rất đồ sộ (đã có rất nhiều tác phẩm, tác giả thành công), phải viết sao cho khỏi trùng lặp, tìm ra được nét mới trong cảm xúc, tư duy và phương thức thể hiện. Phần nữa, quan trọng hơn, vừa thể hiện được tầm vóc của hình tượng, vừa đem đến đóng góp cho hệ giá trị mỹ học của dòng tác phẩm viết về lãnh tụ. Chính ở đó, ta nhận ra bản lĩnh nghệ thuật của Chế Lan Viên.

Bài thơ viết trên nền của cảm xúc rưng rưng tự hào và lòng biết ơn chân thành cùng những suy tưởng sâu sắc về hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ. Đó là một hành trình dài với biết bao gian khổ, thử thách mà Người đã trải qua với mục đích thiêng liêng, cao cả: “Tìm hình của Nước”. Hình của nước là “Thế đi đứng của toàn dân tộc”; là độc lập, tự do, là áo cơm, hạnh phúc của nhân dân. Lý tưởng ấy vượt lên tất cả những liên tưởng thông thường về không gian địa lý ("Một góc quê hương nửa đời quen thuộc"). Lý tưởng ấy cũng không phải là những mơ tưởng siêu hình trong sương khói xa xôi mà hiện hữu cụ thể, làm nên giá trị đời sống con người. Con đường của Hồ Chí Minh là con đường của chủ nghĩa nhân văn cao cả, phổ quát, hướng đến những quyền lợi căn bản mà tạo hóa đã ban cho tất cả mọi người trên toàn thế giới (như trong "Tuyên ngôn Độc lập" mà Người đã nhấn mạnh). Nhưng đó là một con đường chông gai, trải qua “lửa đỏ và nước lạnh” ("Thép đã tôi thế đấy").

Chất suy tưởng là đặc trưng nổi bật trong bài thơ "Người đi tìm hình của Nước". Đó cũng là điểm làm nên phong cách thơ Chế Lan Viên. Tuy vậy, nét mới mà chúng tôi muốn nhấn mạnh tại đây (so với nhiều tác phẩm viết về Bác Hồ cùng thời) chính là Chế Lan Viên đã thể hiện quan điểm thẩm mỹ của mình thông qua việc xây dựng hình tượng và tổ chức thế giới nghệ thuật. Chúng ta đã quen thuộc với những tác phẩm viết về Bác Hồ làm nổi bật mái tóc, vầng trán, đôi mắt, nụ cười, giọng nói, manh áo giản dị, đôi dép cao su... Chúng ta cũng quen với hệ thống ngôn ngữ, hình tượng có tính cao cả, siêu phàm trong nhiều tác phẩm viết về Bác. Đó chính là điểm khó mà Chế Lan Viên phải đối diện và vượt qua trong bài thơ "Người đi tìm hình của Nước". Ông hiểu rằng, hình tượng nghệ thuật luôn thấm đẫm trí tưởng tượng, suy tưởng, liên tưởng của người viết. Thế nên, trong bài thơ, Chế Lan Viên tập trung khai thác những khía cạnh khác: Nỗi nhớ quê hương xứ sở khi Bác phải ra đi; những khó khăn cực khổ mà Người nếm trải; những đau đớn khi nghĩ về đất nước còn trong đêm trường nô lệ; những xúc động nghẹn ngào khi Người bắt gặp lý tưởng cách mạng trên quê hương Lênin; những hân hoan khi Người nhận ra con đường đi đến độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân... Hơn hết, nét khác biệt trong phong cách thẩm mỹ của Chế Lan Viên chính là ở chỗ ông suy tưởng: “Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ”; “Hiểu sao hết “Người đi tìm hình của Nước”.

Xét về phạm trù mỹ học, bài thơ "Người đi tìm hình của Nước" thể hiện phạm trù cái cao cả (cảm xúc, suy tưởng, chủ đề, hình tượng, giọng điệu). Tuy nhiên, điểm khác biệt của Chế Lan Viên là ông không trưng dụng các phương tiện-vật liệu mang sẵn phẩm tính cao cả, mà phát huy sắc thái cao cả trong những điều bình dị, gần gũi, thân thuộc nhất. Xét đến cùng, chỉ những gì gần gũi, thân thuộc nhất mới gắn bó tha thiết nhất với con người. Điều đáng nói ở đây chính là, với cách thức khai thác, xây dựng hình tượng và biểu đạt như thế, Chế Lan Viên đã thể hiện được một cách tự nhiên mà chính xác tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cuộc đời của Bác là cao cả, lý tưởng của Người là vĩ đại, di sản của Người là vô cùng lớn lao. Tìm hình của nước, lắng nghe sự phôi thai của nước, hình dung ra con đường giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, áo cơm, hạnh phúc cho nhân dân... đó là những mục tiêu cao cả nhưng không siêu hình, viển vông. Những tượng hình thiêng liêng, nhân bản ấy chính là lẽ sống mà con người cần phải có. Hồ Chí Minh nhận ra chân lý ấy khi bắt gặp Luận cương của Lênin, bắt gặp con đường giải phóng dân tộc, giải phóng loài người.

Những suy tưởng mới trong tư duy xây dựng hình tượng và tổ chức thế giới nghệ thuật đã làm nên phong cách thơ Chế Lan Viên và cũng làm nên sức sống của bài thơ "Người đi tìm hình của Nước". Bằng những rung động chân thành, bằng những suy tưởng sâu sắc gắn với quan niệm thẩm mỹ thích đáng về đặc trưng phản ánh nghệ thuật, Chế Lan Viên vượt lên sự mô tả thông thường để chạm tới giá trị mỹ học về cái cao cả. Tuy nhiên, cái cao cả được thể hiện không phải bằng các hình tượng, mệnh đề siêu hình, siêu vượt, mà bằng những điều gần gũi nhất, đời thường nhất trong cuộc đời Bác Hồ. Chính ở đó, cái cao cả của “tấm lòng lãnh tụ” được ngời sáng-ánh sáng của chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo. Cho đến nay, "Người đi tìm hình của Nước" vẫn là một trong số những bài thơ hay, tiêu biểu viết về Bác Hồ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×