Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn diễn dịch phân tích biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí trong 2 khổ thơ tiếp theo trong đó sử dụng phép nối, câu ghép

Viết đoạn văn diễn dịch phân tích biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí trong 2 khổ thơ tiếp theo trong đó sử dụng phép nối, câu ghép
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
63
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong hai khổ thơ tiếp theo của bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, tình đồng chí được thể hiện một cách sâu sắc và cao đẹp. Trước hết, tình đồng chí không chỉ là sự gắn kết về mặt lý tưởng và mục tiêu chiến đấu mà còn thể hiện sự sẻ chia, đồng cam cộng khổ. Những người lính không chỉ cùng nhau chiến đấu trên chiến trường, mà còn cùng chung những lo toan, nỗi đau và khó khăn. Họ siết chặt tay nhau trong những khoảnh khắc đầy thử thách, điều đó cho thấy tình đồng chí được xây dựng từ sự đồng cảm và thấu hiểu lẫn nhau. Hơn nữa, hình ảnh “áo vải, chân không” mà tác giả mô tả không chỉ thể hiện sự giản dị, gần gũi, mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những hy sinh lớn lao và sự gắn bó bền chặt giữa những người lính. Tình đồng chí trở thành sức mạnh tinh thần, giúp họ vượt qua mọi gian khổ, thử thách. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng tình đồng chí không chỉ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống mà còn là nguồn động viên lớn lao, giúp họ vững tin và kiên cường trong suốt cuộc chiến.
0
0
Nols
30/07 11:46:40
+5đ tặng
Mười câu thơ cuả bài thơ "Đồng chí" của tác giả Chính Hữu nói về những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng đội, đồng chí trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Đối với một người nông dân thì "ruộng nương" và "gian nhà" là tài sản quý giá nhất nhưng họ vẫn "gửi bạn thân", "mặc kệ gió lung lay" để quyết tâm ra đi vì nghĩa lớn. Cụm từ "mặc kệ" vốn là để chỉ thái độ, vô trách nhiệm nhưng ở đây lại dùng để chỉ thái độ quyết tâm, dứt khoát. Tuy nhiên dù nói là "mặc kệ" nhưng họ vẫn luôn nghĩ đến, hướng về, lo lắng về nó. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa, hoán dụ trong hình ảnh "giếng nước gốc đa" để thể hiện nỗi nhớ hai chiều của người lính đối với người thân của họ và ngược lại. Họ có cùng tâm tư, nỗi lòng thầm kín nên họ sẵn sàng chia sẻ cho nhau và điều đó càng khiến họ trở thành một đôi tri kỉ. Vì đã trở thành một đôi tri kỉ nên họ sẵn sàng chia sẻ cho nhau những thiếu thốn vật chất. Nghệ thuật sóng đôi được tác giả sử dụng để kể về việc họ cùng trải qua những khó khăn, thiếu thốn thuốc thang những lúc ốm đau, quân tư trang trong những lúc thời tiết khắc nghiệt và làm những nhiệm vụ nguy hiểm. Câu thơ "miệng cười buốt giá" diễn tả sự khắc nghiệt của thời tiết và nó cũng diễn tả tinh thần lạc quan của người lính trước những khó khăn đó. Dù là đang trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, khắc nghiệt nhưng họ vẫn "thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Hình ảnh "tay nắm lấy bàn tay" thể hiện sức mạnh vô cùng cao cả, thiêng liêng nó giúp cho người chiến sĩ ấm hơn trong thời tiết vô cùng khắc nghiệt của núi rừng Việt Bắc. Tóm lại, mười câu thơ giữa bài thơ "Đồng chí" nói về những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng đội, đồng chí trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×