Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hình ảnh tiêu biểu của bài thơ gặp lá cơm nếp

hình ảnh tiêu biểu của bài thơ gặp lá cơm nếp
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
51
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" của nhà thơ Nguyễn Duy mang những hình ảnh đầy cảm xúc và gần gũi với cuộc sống của con người, đặc biệt là những hình ảnh gắn liền với quê hương, thiên nhiên và tâm hồn dân tộc. Một số hình ảnh tiêu biểu có thể được nhắc đến như:

1. **Lá cơm nếp**: Hình ảnh chiếc lá cơm nếp thể hiện sự giản dị, mộc mạc nhưng đầy gợi nhớ về tuổi thơ, quê hương và những kỷ niệm ấm áp bên gia đình.

2. **Hương vị**: Cảm giác về hương vị của món ăn quê hương như xôi, bánh, gợi nhớ về những bữa cơm đoàn viên và tình cảm gia đình.

3. **Thiên nhiên**: Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, những cánh đồng xanh mướt, tạo nên không gian yên bình và ấm áp.

4. **Ký ức**: Nhắc đến những kỷ niệm, hoài niệm về quá khứ, về dấu ấn thời gian giúp người đọc cảm nhận được sự gắn kết giữa con người với quê hương.

5. **Tình yêu quê hương**: Hình ảnh thể hiện lòng yêu quê hương đất nước, sự trân trọng những giá trị văn hóa dân tộc.

Những hình ảnh này không chỉ thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả mà còn chạm đến trái tim của người đọc, gợi lên những ký ức và tình cảm sâu lắng về quê hương.
2
0
Ng Quynh Nhu
02/08 15:47:02
+5đ tặng
Hinh anh tieu bieu trong bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo, tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Nhân vật trữ tình trong bài là một người chiến sĩ đã xa nhà nhiều năm. Trên đường hành quân, anh tình cờ thấy hình ảnh lá cơm nếp gợi nhắc những kỉ niệm về người mẹ đảm đang, tần tảo. Hình ảnh của mẹ hiện lên với công việc quen thuộc như “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Mạnh Nguyễn Duy
02/08 15:49:01
+4đ tặng

Bài thơ là bức tranh một người lính trên đường hành quân xa quê, bắt gặp hình ảnh quen thuộc. Gạp lá cơm nếp là một nhan đề vô cùng đặc biệt khi đây đều là những đồ vật quen thuộc. Nhưng cũng từ hình ảnh quen thuộc đó, người chiến sĩ xa quê càng thêm nhớ nhung con đường về nhà. Ở nơi đó, có người mẹ già đang mong mỏi đứa con trở về. Chỉ với 4 chữ ngắn gọn, tác giả đã thể hiện rõ tình cảm của người con mong ngóng, thương nhớ mẹ.

Xa nhà đã mấy năm

Thèm bát xôi mùa gặt

Khói bay ngang tầm mắt

Mùi xôi sao lạ lùng

Ngay trong khổ thơ đầu, tác giả đã làm rõ hoàn cảnh của người con. Anh là chiến sĩ, đã xa quê, xa mẹ mấy năm trời. Khi bắt gặp cảnh thổi xôi mùa gặt, anh lại nhớ về hình ảnh tương tự nơi quê nhà. Tuy nhiên câu thơ cuối “Mùi xôi sao lạ lùng” như ám chỉ rằng, với một người xa quê lâu năm, biết bao thứ đã thay đổi. Ở miền đất lạ, với anh cảnh vật quen thuộc biết mấy, nhưng mùi vị kia chẳng được như xưa. Thể hiện sự trái ngược, càng tăng thêm hình ảnh người lính nhớ về quê nhà với mùi xôi độc nhất.

Mẹ ở đâu chiều nay

Nhặt lá về đun bếp

Phải mẹ thổi cơm nếp

Mà thơm suốt đường con

Tuy nhiên những thứ quen thuộc ấy vẫn làm anh nhớ về mẹ. Dường như anh thấy người mẹ hiền xuất hiện ngay tước mắt mình. Nỗi nhớ nhung như biến thành thực thể, khiến anh phải bật thốt lên “Mẹ ở đâu chiều nay”. Rõ ràng ở nơi cách quê hương rất xa, nhưng chàng lính như thấy được hình ảnh người mẹ nhặt lá về thổi cơm nếp. Nhưng nồi xôi mẹ nấu một buổi chiều nào đó vấn vương, thơm lừng cả quãng đường hành quân.

Mùi cơm nếp được coi là một mùi hương quen thuộc, đặc trưng của nhiều địa phương tại Việt Nam. Nó gắn với đặc trưng của làng quê, của con người Việt Nam. Chính nhờ mùi hương đó, người lính lại nghĩ về tình cảm quê hương, với đất nước. Nó gắn với nhiệm vụ của anh, cũng gắn với gánh nặng trên vai những người lính lúc bấy giờ.

Ôi mùi vị quê hương

Con quên làm sao được

Mẹ già và đất nước

Chia đều nỗi nhớ thương

Mùi vị ấy quen thuộc đến mức không ai quên được, đến nỗi chỉ lướt qua thôi mà tâm trí người lính như trở về lại bên mẹ. Hình ảnh mẹ già được gắn với hình ảnh đất nước, là một phép so sánh khập khiễng nhưng lại vô cùng hợp lý. Bởi với người lính, mẹ già và đất nước đều cần được bảo vệ, họ là nơi tình cảm của người con hướng tới. Bởi vậy, ở cuối khổ thơ, anh mới nói: “Chia đều nỗi nhớ thương”. Anh nhớ hình bóng người mẹ, thương đất nước. Vậy nên trên đường đi cứu nước, trong đầu anh mong nhớ mẹ già.

Cây nhỏ lòng Trường Sơn

Hiểu lòng nên thơm mãi…

Hai câu thơ cuối khiến cho người đọc xót lòng làm sao! Không ai không biết dãy Trường Sơn là nơi yên nghỉ của biết bao anh hùng. Mỗi cành cây, ngọn cỏ nơi những người lính trở về đều là hương vị quen thuộc, gúp dẫn lối cho linh hồn trở về quê nhà. Bởi vậy, chúng mới “hiểu lòng”, tỏa ra hương thơm ngào ngạt như một lời thúc giục cho những linh hồn lạc lối.

Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ,... Hơn nữa, những hình ảnh trong bài đều có tính gợi hình, gợi tả cao. Tình cảm của người lính với quê hương, đất nước được thể hiện rõ ràng, mà trên hết chính là tình thương nhớ đối với người mẹ già.

Gặp lá cơm nếp là một bài thơ về đề tài người lính thành công của nhà thơ Thanh Thảo. Thanh Thảo đã nói hộ tiếng lòng của rất nhiều người chiến sĩ lúc bấy giờ. Chỉ qua một bài thơ ngắn gọn, nhưng tình yêu được viết trong đó thì không hề “ngắn”. ( làm đại )

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×