Xác định phong cách ngôn ngữ và đặc trưng của nhật ký được thể hiện trong văn bản
TÂM HỒN NGƯỜI LÍNH TRẺ (*) (Nhật ký Nguyễn Văn Thạc) 2.10.1971 Nhiều lúc mình cũng không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá. Thế là thế nào? Cách đây ít lâu, mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thấy Đường, thầy Đạo... Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền. 28 ngày trong quân ngũ mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa: Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình. Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71, tháng ba của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu và hoa bằng lăng nước. Những người bạn thân yêu của mình đã lần lượt đi học xa hết cả rồi. Mỗi người một phương. Các bạn đã đi lên phương Bắc. Còn mình, sẽ đi về phương Nam... Đêm Hà Bắc thật thanh bình. Thèm quá, nghe một tiếng thì thào của cảnh giỏ trên đồi bạch đàn... Mình đã sống trên 20 ngày bên hồ cá Yên Duyên, Yên Sở. Ở đó có những đường cây đẹp tuyệt. Mình đã chụp tấm ảnh bộ đội đầu tiên dưới một gốc dừa, sau lưng là hồ cá. Hoàng hôn thong thả thay màu nước. Và ngôi sao Hôm trầm tư, kiêu hãnh đã mọc trên trời. Cuộc đời bộ đội đâu dễ dàng như thế. Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khi trong lành trên trường Tổng hợp. Bản nhạc này đây, bao lần mình đã nghe, đã cúi đầu suy nghĩ Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta! Khóc, không phải vì hèn yếu, không phải vì buồn bã, mà vì xúc động. Vì buổi chia tay này thiêng liêng quá. Những người bạn thân yêu nhất của mình không thể tiễn mình đi được. Và bàn tay ấy, và đôi mắt ấy, giọng nói ấy... Lên xe rồi, xe nổ máy. Xe Việt Nam sản xuất, tiếng động cơ như tiếng tim mình vậy. Nghẹn thắt vì một cảm giác khó tả, mình ngước nhìn Mãi mãi tuổi hai mươi- Nhật ký thời chiến Việt Nam 2 lần cuối cùng cảnh cửa sổ, nơi hàng ngày mình bỏ ra, nhìn xuống lòng đường. Khoảng trời nhỏ của riêng mình đó. Một hôm nào, những hôm nào mình mong chờ nhìn thấy bạn của mình đạp xe qua, để mình gọi... Bây giờ, là chia tay, xe lăn bánh, êm ru, xe đi êm, mà bọn mình xô vào nhau, chen nhau thò tay ra cửa. Ngoài kia, là những khuôn mặt gần gũi, tuy có người chẳng bao giờ mình trò chuyện,chẳng bao giờ mình nghĩ rằng có họ sống ở trên đời... ở đâu, khuôn mặt thân yêu ấy? Bạn đi, mình không gặp được. Đêm 26.7 chỉ là những gương mặt xa lạ, đầy vẻ hào hức và tự mãn. Rối loạn, và thoảng một thứ mùi khó chịu. Mình không dám đứng lâu và đành chịu giữ một nỗi ân hận giày vò... Mình đi, khi bạn đang bước vào năm học mới. Bước lên giảng đường, bạn có nhớ tới mình không?... Đừng, hãy để tâm hồn trọn vẹn thanh thản, mà đón một mùa xuân của lòng mình. Trang đầu của cuộc đời sinh viên, đừng để rơi một giọt mực, đừng để loang lỗ một vết ố vàng... Xe ơi, lao nhanh hơn, cho ta chóng tới gia đình lớn. Nơi ta gửi gắm cả thời thanh xuân của mình... Hơn cả khi trên tay phập phồng tờ quyết định. Vui sướng, tự hào, cảm động làm sao khi trên người ta là bộ quân phục xanh màu là. Anh sinh viên quen màu trắng áo của cảnh cò, quen màu xanh da trời thảng năng... Mình trút bỏ không thương tiếc, và trìu mến khoác lên mình màu xanh ấy. Màu xanh của núi đồi và thảo nguyên, của ước mơ và hy vọng. Màu xanh bất diệt của sự sống. Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là sao Hôm yêu dấu ... Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu... Ta như thấy trong màu kỳ diệu ấy, có cả hồng cầu của trái tim ta... Ai ra đi cũng với lòng say lý tưởng, và nhẹ nhẹ bên trong là chút ước mơ. Buổi gác đầu tiên là đêm trăng sáng, là bài thơ, là một trang nhật ký... Sung sướng và hãnh diện biết bao, ơi xóm làng yêu quí, ngủ yên, ngủ yên, có anh bộ đội thức canh trời. Những mái nhà nghiêng như mi mắt thân thương, nhắm ngủ ngon lành... Ta bước nhẹ, lâng lâng một mùi hương quen thuộc. Bưởi đã cuối mùa, ổi đã cuối mùa... Cây lá đang dồn nhựa để trổ ra một mùa quả chín... (trích nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc, NXB Thanh niên, 2023) Chú thích: (*) tên do nhóm biên soạn đặt. Nguyễn Văn Thạc (14.10.1952-30.7.1972), là liệt sĩ QĐND Việt Nam, tác giả cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi. Sau 6 tháng huấn luyện, tháng 4 năm 1972 anh bắt đầu hành quân vào chiến trường. Anh viết cuốn nhật ký “Chuyện đời” hay còn gọi là “Mãi mãi tuổi hai mươi” từ ngày 2.10.1971 đến ngày 3.6.1972; trước khi hành quân vào chiến trường Quảng Trị, anh gửi cuốn nhật ký cùng nhiều lá thư về cho anh trai từ ngã ba Đồng Lộc. Trả lời các câu hỏi: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và đặc trưng của nhật ký được thể hiện trong văn bản. Câu 2. Hiện thực khách quan nào được phản ánh trong văn bản? Câu 3. Hãy phân tích 2 trăn trở, suy ngẫm của tác giả mà em cho là tiêu biểu. Những trăn trở đó cho ta biết điều gì về tác giả? Câu 4. Hãy chọn và phân tích 1 đoạn trong văn bản thể hiện rõ đặc điểm nghệ thuật của nhật ký (tự sự - trần thuật, trữ tình, miêu tả; thông tin, sự kiện hiện thực và trải nghiệm, yếu tố chủ quan của người viết). Câu 5. Nhận xét về giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ của văn bản. Từ đó, cho biết văn bản đã tác động như thế nào tới nhận thức và cảm xúc của anh/chị?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ và đặc trưng của nhật ký được thể hiện trong văn bản.
Phong cách ngôn ngữ: Phong cách tự sự, với những đặc điểm của thể loại văn học nhật ký, thể hiện tâm tư, suy nghĩ và cảm xúc một cách riêng tư và chân thực.
Đặc trưng:
Tính chủ quan: Tác giả thể hiện những cảm xúc, tư tưởng cá nhân một cách sâu sắc.
Ngôn ngữ biểu cảm: Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu đạt những cảm xúc mãnh liệt, từ sự tự hào đến nỗi buồn, từ niềm vui đến nỗi lo lắng.
Phản ánh thời gian và không gian: Những ký ức và suy ngẫm trong khoảnh khắc cụ thể, làm nổi bật sự chuyển giao từ cuộc sống sinh viên sang chiến trường.
Đối thoại với chính mình: Tác giả thường tự vấn, thể hiện sự trăn trở về cuộc sống, lý tưởng và trách nhiệm.
Câu 2: Hiện thực khách quan nào được phản ánh trong văn bản?
Hiện thực khách quan: Văn bản phản ánh bối cảnh lịch sử xã hội của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là những khó khăn gian khổ của các thanh niên khi phải rời bỏ cuộc sống bình thường, học hành để tham gia vào quân đội.
Câu 3: Hãy phân tích 2 trăn trở, suy ngẫm của tác giả mà em cho là tiêu biểu. Những trăn trở đó cho ta biết điều gì về tác giả?
Sự ra đi của bạn bè: Tác giả trăn trở về việc những người bạn thân yêu đã ra đi, phải học tập xa xôi, trong khi bản thân lại phải đi chiến đấu. Điều này cho thấy tác giả yêu quý bạn bè, gắn bó với cuộc sống học tập, và cảm thấy hoài niệm về những khoảng thời gian đẹp đẽ đó.
Tìm kiếm sự chịu trách nhiệm
Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời
(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi. Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ