Đọc văn bản sau: THÁNG NĂM CỦA BÀ Tháng năm có đàn chim ngói về ăn hạt trên cánh đồng bà ngoại Trời thì xanh như không thể biếc hơn Cháu đội nón đôi chân trần trên đất Gặt về phơi cả ba tháng nhọc nhằn Ba tháng nhọc nhằn nuôi mày lớn lúa ơi Hoa cỏ đan chéo bàn chân bà tứa máu Mồ hôi xuống như mưa là tháng sáu Lưng bà còng lưng lúa trĩu như nhau Bà ngoại trồng lúa, bà ngoại nhai trầu Suốt một đời không đi ra ngoài mái đình bến nước Nỗi vất và ấy lấy gì mà đo được Như hạt thóc nảy mầm trổ bông Tháng năm này cánh đồng bà có nhiều chim ngói không Lưng bà mỗi ngày lại gần hơn mặt đất Cháu mong lắm được trở về đi gặt Phơi giúp bà hạt giống để mùa sau (Bình Nguyên Trang, Chi em và chiếc bình pha lê biết, NXB Hội nhà văn 2003, tr.87-88) Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định đối tượng trữ tình của văn bản.
Câu 2. Liệt kê những hình ảnh xuất hiện trên cánh đồng bà ngoại vào thời điểm tháng năm.
Câu 3. Chỉ rõ cách gieo vần của tác giả trong đoạn thơ:
Ba tháng nhọc nhằn nuôi mày lớn lúa ơi
Hoa cỏ may đan chéo bàn chân bà tứa máu
Mồ hôi xuống như mưa là tháng sáu
Lưng bà còng lưng lúa trĩu như nhau
Câu 4. Anh chị hiểu nội dung hai câu thơ sau như thế nào?:
Ba tháng nhọc nhằn nuôi mày lớn lúa ơi
Hoa cỏ may đan chéo bàn chân bà tứa máu
Câu 5. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ:
Mồ hôi xuống như mưa là tháng sáu
Lưng bà còng lưng lúa trĩu như nhau
Câu 6. Nội dung hai câu thơ Cháu mong lắm được trở về đi gặt/ Phơi giúp bà hạt giống để mùa sau gọi cho anh/chị những suy nghĩ gì?
Câu 7. Từ bài thơ Tháng năm của bà, em hãy lí giải vì sao hình ảnh người bà luôn gắn liền với kí ức tuổi thơ của con người?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |