Dàn ý:
I. Mở bài:
* Giới thiệu chung về mạng xã hội và tầm ảnh hưởng của nó đến giới trẻ hiện nay.
* Nêu vấn đề cần bàn luận: Hiện tượng sử dụng mạng xã hội của giới trẻ có những mặt tích cực và tiêu cực gì?
II. Thân bài:
* Mặt tích cực của việc sử dụng mạng xã hội:
* Mở rộng mối quan hệ: Kết nối bạn bè, người thân ở xa, tạo ra cộng đồng.
* Tìm kiếm thông tin: Truy cập nguồn kiến thức khổng lồ, học hỏi và cập nhật thông tin nhanh chóng.
* Giải trí: Xem phim, nghe nhạc, chơi game, thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng.
* Phát triển bản thân: Chia sẻ sở thích, tài năng, tạo dựng hình ảnh cá nhân.
* Mặt tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội:
* Nghiện mạng xã hội: Ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập, công việc.
* Lan truyền thông tin sai lệch, tiêu cực: Gây hiểu lầm, chia rẽ, ảnh hưởng đến xã hội.
* Tội phạm mạng: Lừa đảo, xâm phạm thông tin cá nhân.
* So sánh bản thân với người khác: Gây ra áp lực, tự ti, trầm cảm.
* Nguyên nhân của những mặt tiêu cực:
* Thiếu sự kiểm soát bản thân.
* Cha mẹ, nhà trường chưa quan tâm đúng mức.
* Nội dung trên mạng xã hội chưa được kiểm soát chặt chẽ.
III. Kết bài:
* Đánh giá tổng quan về vấn đề.
* Đưa ra lời khuyên:
* Sử dụng mạng xã hội một cách có chừng mực.
* Lựa chọn thông tin một cách cẩn thận.
* Bảo vệ thông tin cá nhân.
* Cha mẹ, nhà trường cần quan tâm, giáo dục con em.
Gợi ý mở rộng:
* Dẫn chứng: Lấy ví dụ thực tế từ cuộc sống, các nghiên cứu để làm rõ vấn đề.
* So sánh: So sánh tình hình sử dụng mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam với các nước khác.
* Bàn luận sâu hơn: Đề xuất các giải pháp để hạn chế những tác hại của mạng xã hội và phát huy tối đa những lợi ích.
* Liên hệ bản thân: Chia sẻ quan điểm cá nhân của em về vấn đề này.
Ví dụ mở đầu:
* Mở bài: Trong thời đại công nghệ số phát triển như vũ bão, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ. Với những tiện ích mà nó mang lại, mạng xã hội đã tạo ra những thay đổi lớn trong cách chúng ta giao tiếp, học tập và giải trí. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, việc sử dụng mạng xã hội cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại. Vậy, hiện tượng sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay có những mặt nào đáng quan tâm?
Internet là một phương tiện tuyệt vời. Nó là một thành tựu khoa học công nghệ hữu ích đối với con người. Internet có rất nhiều mặt tích cực. ví dụ như nó là một công cụ để con người cập nhật tin tức, thông tin liên quan đến công việc cũng như cuộc sống của họ. Không chỉ là cập nhật thông tin mà nhờ có Internet con người có thể liên lạc với nhau mà không cần lo ngại khoảng cách cũng như điều kiện khí hậu. Mọi người có thể nhìn thấy nhau, nói chuyện, chia sẻ với nhau mà không cần lo lắng những điều kiện khách quan không cho phép. Internet còn rất nhiều điểm mạnh. Tuy nhiên cũng chính vì những điểm mạnh ấy mà đã dẫn đến hiện tượng nghiện Internet đặc biệt là trong giới trẻ. Nghiện Internet là hiện tượng con người dành quá nhiều thời gian sử dụng Internet. Nghiêm trọng hơn, họ còn coi Internet là thứ không thể thiếu, là quan trọng nhất hơn cả những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như ăn, ngủ, nghỉ,… Tại sao nghiện Internet lại là một hiện tượng xấu? Một ngày mỗi người có 24 giờ để làm việc và sinh hoạt. Nhưng 24 giờ đó, chúng ta đã mất 12 giờ để ăn, ngủ, sinh hoạt. Còn 12 giờ còn lại để làm việc. Tuy nhiên nếu bạn nghiện Internet thì thời gian bạn làm việc thực sự rất ít có thể là bằng 0. Điều đáng nói là đa số người nghiện Internet là học sinh sinh viên. Thời gian học tập ở trường thường là cả ngày rồi, vì vậy nếu nghiện, họ sẽ không có thời gian để tập trung vào việc học của mình. Ai cũng biết chỉ học ở trường thôi thì không đủ để bạn lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ.
Theo một nghiên cứu cho rằng, việc học trên lớp chỉ có thể giúp học sinh tiếp thu được tối đa 5% kiến thức, còn lại là nhờ vào việc học tập ở nhà. Nếu nghiện Internet, tôi dám chắc bạn sẽ không bao giờ có thể học tốt được. Không chỉ ảnh hưởng lớn đến việc học, nghiện Internet còn có hại cho sức khỏe của người sử dụng. Dành quá nhiều thời gian cho việc ngồi trước màn hình máy tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Theo một nghiên cứu cho rằng 45% stress là do ngồi trước màn hình máy tính quá lâu. Không chỉ bị căng thẳng, người dùng còn có một số triệu chứng khác như trầm cảm, tự kỷ. Không chỉ thế một số bệnh lý khác cũng có thể xảy ra. Sức khỏe của người nghiện Internet sẽ bị đe dọa nếu tình trạng này diễn ra quá lâu mà không có sự biến chuyển. Ngoài sức khỏe, học tập, công việc, nghiện Internet còn ảnh hưởng đến kinh tế của bạn. Số tiền bạn phải bỏ ra để phục vụ cho nhu cầu sử dụng Internet của mình không phải là nhỏ. Kéo dài sẽ khiến kinh tế bị kiệt quệ một cách nhanh chóng. Bản thân Internet không hề gây nghiện mà là những ứng dụng của nó. Như những trò chơi giải trí, trang mạng xã hội. Việc bỏ ra hàng giờ để lướt facebook, zalo, instagram… là điều thường thấy trong giới trẻ. Việc đắm chìm trong các trang mạng xã hội dẫn tới cụm từ rất quen thuộc: "sống ảo". Vâng, chắc hẳn ai cũng biết cụm từ này. Căn bệnh này đã được đề cập bởi không ít bài báo cũng như truyền hình. căn bệnh sống ảo đang trở thành thực trạng lớn của giới trẻ hiện nay. Việc lạm dụng Internet đã trở thành mối nguy hiểm lớn đối với xã hội. Không chỉ trong bộ phận giới trẻ mà những người lớn tuổi hơn cũng xảy ra hiện tượng này. Nhưng giới trẻ là một lực lượng lao động mới sau này, là bộ phận quyết định phần lớn tới sự phát triển của đất nước sau này. Chính vì vậy, nghiện Internet thực sự là một vấn đề đáng được quan tâm, và việc giảm thiểu tình trạng này cũng là cấp thiết. Trước hết để nghiện Internet được giảm thiểu thì ý thức của giới trẻ về vấn đề này phải được nâng cao. Giới trẻ phải hiểu được thế nào là đủ với Internet, và sử dụng như thế nào là hợp lý. Có được như vậy, những tích cực, lợi ích mà Internet đem lại mới được khai thác một cách tốt nhất. Bởi Internet nếu sử dụng đúng cách, nó sẽ là công cụ hỗ trợ con người phát triển không chỉ trong công việc mà còn là đời sống tinh thần. Để làm được điều đó, việc giáo dục và tuyên truyền về sử dụng Internet không bao giờ là thừa thãi. Không chỉ nhà trường mà gia đình cũng cần có những biện pháp phù hợp để giáo dục thế hệ trẻ. Ý thức tự giác sẽ được hình thành nếu ta biết cách gây dựng nó.Chính vì thế mà những yếu tố khách quan tác động luôn là cần thiết. Những quán nét, quán game cần phải được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Chúng ta cần thắt chặt quản lý và nghiêm túc hơn trong vấn đề này. Bởi lẽ nếu chỉ từ phía chủ quan là ý thức của người dùng thì việc hạn chế, đẩy lùi tình trạng nghiện Internet thực sự quá khó khăn. Những thói xấu rất dễ nhiễm vào tâm trí của con người nhưng ngược lại thói quen tốt, tích cực thì cần thời gian, cần quá trình rèn luyện. Cho nên để đạt được kết quả cao nhất, cần phải có sự kết hợp, phối hợp giữa các bên trong vấn đề này.
Internet không phải là xấu. Nó xấu bởi cách con người sử dụng và khai thác nó. Hãy để nó trở nên tích cực trong mắt mọi người. Giới trẻ hãy thức tỉnh, bớt sống ảo. Hãy rèn luyện cho tương lai sắp tới của bạn. Đừng đắm chìm mãi vào thế giới game, trang mạng xã hội, hãy biết lo cho cuộc sống của bản thân mình. Không đoạn đường nào dẫn tới thành công mà ngọt bùi trong nhung lụa. Cũng không có đoạn đường nào quá gập ghềnh không thể vượt qua. Điều quan trọng là ý chí của bạn, niềm tin của bạn. Đừng để niềm tin chết yểu để đổi lấy những tháng ngày đắm chìm trong những thứ không đáng.