Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết về một tác giả văn học theo hướng

viết về một tác giả văn học theo hướng(nghiên cứu văn học;giới thiệu quảng bá)
1 trả lời
Hỏi chi tiết
16
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
## Tác Giả Văn Học Tô Hoài: Một Hành Trình Văn Chương Đầy Sâu Sắc

### Giới thiệu tổng quan

Tô Hoài, một trong những tác giả văn học nổi bật nhất của Việt Nam, không chỉ là một nhà văn mà còn là một nhà nghiên cứu sâu sắc về văn hóa và cuộc sống con người. Sinh năm 1920 tại Hà Nội, ông đã có một sự nghiệp văn học kéo dài gần một thế kỷ, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả và nền văn học dân tộc.

### Cuộc đời và sự nghiệp

Tô Hoài bắt đầu sự nghiệp viết lách từ những năm 1941 với tác phẩm đầu tay "Đường vào Nghĩa Đô". Tuy nhiên, tên tuổi của ông chỉ thực sự nổi bật với tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký" (1941), một tác phẩm văn học thiếu nhi được yêu thích không chỉ bởi trẻ em mà còn bởi người lớn. Qua câu chuyện về hành trình phiêu lưu của chú Dế Mèn, Tô Hoài đã khéo léo lồng ghép các giá trị nhân văn, lòng yêu thương và sự kiên cường trong cuộc sống.

### Đặc điểm sáng tác

Sáng tác của Tô Hoài nổi bật với phong cách kể chuyện linh hoạt, giàu hình ảnh và chất thơ. Ông có khả năng khắc họa sâu sắc tâm lý nhân vật, cùng với việc sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh khiến cho tác phẩm trở nên gần gũi và đầy cảm xúc. Tô Hoài thường dành nhiều thời gian để nghiên cứu và khám phá bản sắc văn hóa dân tộc, điều này thể hiện rõ trong các tác phẩm như "Chuyện cũ Hà Nội", nơi ông tái hiện nét đẹp của Thủ đô qua các góc nhìn đời thường.

### Tác phẩm tiêu biểu

Ngoài "Dế Mèn phiêu lưu ký", Tô Hoài còn có nhiều tác phẩm nổi bật khác như "Người ăn xin", "Mảnh đất tình yêu", và "Dế Mèn phiêu lưu ký". Những tác phẩm này không chỉ mang lại giá trị nghệ thuật mà còn chứa đựng nhiều bài học sâu sắc về cuộc sống, con người và đất nước.

### Di sản văn học

Tô Hoài không chỉ để lại cho độc giả những tác phẩm giá trị mà còn là một tấm gương sáng về nghị lực và đam mê sáng tạo. Ông là người tiên phong trong việc phát triển văn học thiếu nhi ở Việt Nam, góp phần xây dựng một nền văn học đa dạng và phong phú. Di sản văn học của Tô Hoài vẫn tiếp tục được nghiên cứu, giảng dạy và yêu thích qua các thế hệ.

### Kết luận

Tô Hoài là một tác giả có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn học Việt Nam, không chỉ nhờ vào tài năng sáng tác mà còn bởi những đóng góp của ông cho nền văn hóa dân tộc. Việc nghiên cứu và quảng bá về Tô Hoài sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa và nhân văn của các tác phẩm ông để lại, đồng thời góp phần khẳng định vị thế của ông trong lòng bạn đọc hôm nay và mai sau.
2
0
Quỳnh Anh
20/08 18:04:23
+5đ tặng

Chingiz Ajmatov; sinh 1928, nhà văn. Viết bằng tiếng Kiaghizơ và tiếng Nga. Tác phẩm: "Jamilia" (1958), "Truyện núi đồi và thảo nguyên" (1961), "Cánh đồng mẹ" (1963), "Vĩnh biệt, Gunxarư!" (1966), "Con tàu trắng" (1970)... phản ánh cuộc sống, phong tục tập quán và cuộc đấu tranh của nhân dân Kiaghixtan, thấm nhuần tinh thần nhân đạo, tính triết lí sâu sắc; có các yếu tố dân gian, huyền thoại kết hợp với phân tích tâm lí. Tiểu thuyết "Một ngày dài hơn thế kỉ" (1980) nêu bật những vấn đề đạo đức và xã hội của thời đại. Giải thưởng Lênin (1963), giải thưởng Nhà nước Liên Xô (1968, 1977, 1983). Nhà văn lớn Trin-ghít Ai-matốp đã qua đời hôm 10-6-2008. Nhà văn Trin-ghít Ai-ma-tốp - Giải thưởng Lê-nin (1963), 3 lần được trao tặng Giải thưởng Quốc gia (Liên Xô) vào các năm 1968, 1980, 1983, bị đột quỵ do suy thận nặng hôm 16-5-2008 được đưa đến điều trị ở bệnh viện đa khoa Nu-rem-béc (Đức) đã qua đời ngày 10-6-2008. Ngày 11-6, chiếc chuyên cơ của Tổng thống Kiếc-gưstan đã chở gia đình và phái đoàn của chính phủ do Phó Thủ tướng Ai-đa-ra-li-ép dẫn đầu đã bay từ thủ đô Bíc-skết sang Nuyn-béc để đón thi thể nhà văn về Kiếc-gư-stan.

Tác phẩm của Trin-ghít Ai-ma-tốp đã được dịch và xuất bản ra hơn 170 thứ tiếng trên thế giới. Ông là một trong các nhà văn được người đọc trên thế giới biết đến nhiều nhất. Những tác phẩm được giới phê bình văn học đánh giá rất cao là "Một ngày dài hơn thế kỷ" xuất bản năm 1980 và "Đoạn đầu đài" - 1988. Độc giả Việt Nam cũng đã có dịp làm quen với các tác phẩm nổi tiếng của nhà văn được mệnh danh là "người của núi đồi và thảo nguyên" này. Được tin Trin-ghít Ai-ma-tốp qua đời, Thủ tướng Nga Vla-đi-mia Pu-tin đã gửi ngay điện chia buồn đến gia quyến nhà văn.

Nội dung bức điện có đoạn "Đây là một tổn thất không gì bù đắp được. Trin-ghít Ai-ma tốp sống mãi trong ký ức chúng ta với đầy đủ ý nghĩa của một nhà văn, nhà tư tưởng, nhà trí thức và nhà nhân đạo vĩ đại". Chính phủ Kiếc-gư-stan đã quyết định lấy năm 2009 làm Năm Ai-ma-tốp ở Kiếc-gư-stan và sẽ tổ chức Lễ tang cấp nhà nước để tưởng nhớ Danh nhân văn hoá Trin-ghít Ai-ma-tốp vào thứ bảy 14-6-2008 tại khu tưởng niệm A-ta Bây-ít ở thủ đô Bít-skết với sự tham gia của đại diện các quốc gia SNG và các tổ chức văn hóa thế giới.

Người thầy đầu tiên là tác phẩm văn học rất nổi tiếng của nhà văn Ai-ma-tốp người Cư-rơ-gư-stan.

Mở đầu tác phẩm là hình ảnh hai cây phong cao lớn được trồng cạnh nhau trên một ngọn đồi lộng gió. Không ai biết rõ về nguồn gốc của hai cây phong đó. Mãi sau nay, khi làng Cu-cu-rêu đón bà An-tư-nai một người hoạ sĩ nổi tiếng cũng là người dân làng về mở trường, bí mật về hai cây phong mới được hé lộ.

Antưnai năm 15 tuổi đã có một tuổi thơ vô cùng bất hạnh. Cô bé phải sống với người thím độc ác luôn đánh đập cô bé. Vào một ngày nọ, thầy giáo Đuy-sen một người thanh niên cộng sản được cử về mở trường dạy học ở làng Cu-cu-rêu, hai người đã gặp nhau. Thầy Đuy-sen vô cùng quý mến An-tư-nai và cầu xin gia đình bà thím cho An-tư-nai đi học. Sau bao nhiêu vất vả, cuối cùng thầy đã thành công.

Thầy Đuy-sen và An-tư-nai cùng lũ học trò đã trải qua rất nhiều khó khăn, trong thời tiết khắc nghiệt với cái rét lạnh cóng nhưng họ vẫn có một nghị lực phi thường. Nhưng không may mắn, bà thím An-tư-nai đã quyết gả cô cho một tên quý tộc to lớn và thô thiển để lấy tiền. Thầy Đuy-sen đã ra sức bảo vệ An-tư-nai. Hai thầy trò đã cùng nhau trồng hai cây phong bé nhỏ trên ngọn đồi và thầy Đuy-sen nói với An-tư-nai rằng giờ đây An-tư-nai như hai cây phong này vậy, nhưng sau này, khi lớn lên, An-tư-nai chắc chắn sẽ thành công.

Nhưng sự thật quá phũ phàng, An-tư-nai vẫn bị bắt đi làm vợ lẽ mặc sức thầy Đuy-sen đã ra sức chống cự bọn quý tộc đến nỗi bị chúng đánh gãy tay và máu chảy đầm đìa.

Sau ba ngày sống trong địa ngục, cuối cùng An-tư-nai đã được thầy Đuy-sen cùng công an giải cứu và đưa lên tỉnh học. Lúc này, An-tư-nai đã biết mình có tình cảm với thầy Đuy-sen. Cô viết thư cho thầy nhưng Đuy-sen không muốn làm ảnh hưởng tới việc học của An-tư-nai, anh đã không trả lời. Đã mấy lần An-tư-nai nhìn lần người khác thành Đuy-sen nhưng dường như điều đó gần như vô vọng vì Đuy-sen đã đi bộ đội và bị báo tin mất tích... Năm 1946, An-tư-nai trở về quê hương xưa, nơi cô đã lớn lên, đã sống những ngày tháng cùng với người thầy Đuy-sen của mình, đặt tên cho ngôi trường mà cô đỡ đầu là: "Trường Đuy-sen" - ngôi trường mang tên người cộng sản đầu tiên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo